Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 29: luyện tập: tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29: luyện tập: tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI THỔ, NHÔM

BÀI 29: LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Để thu được Fe tinh khiết từ hỗn hợp của Fe và Al, có thể dùng lượng dư dung dịch

A. HCl

B. MgCl2

C. FeSO4

D. HNO3 đặc, nguội

Câu 2: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl

B. NaOH

C. BaCl2

D. Ba(OH)2

Câu 3: Hợp chất nào dưới đây không có tính lưỡng tính?  

A. AlCl3

B. Al2O3

C. Zn(OH)2

D. NaHCO3

Câu 4: Dung dịch AlCl3 không tác dụng với

A. Dung dịch NH3

B. Dung dịch KOH

C. Dung dịch AgNO3

D. Dung dịch HNO3

Câu 5: Nhôm hiđroxit không bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HNO3

B. Dung dịch NH3

C. Dung dịch Ca(OH)2

D. Dung dịch H2SO4 đặc nguội

Câu 6: Al2O3, Al(OH)3 bền trong

A. Dung dịch HCl

B. H2O

C. Dung dịch Ca(OH)2

D. Dung dịch Ba(OH)2

Câu 7: Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 8: Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ có tên gọi là phèn chua khi M là

A. Na

B. N

C. Li

D. K

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau

Al X Y

X và Y lần lượt là

A. AlCl3 và Al2(CO3)3

B. AlCl3 và Al2O3

C. AlCl3 và Al(OH)3

D. AlCl3 và NaAlO

Câu 10: Cho phản ứng:

Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2 H2

Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hoá là chất nào?

A. NaOH

B. Al

C. H2O

D. NaAlO2

Câu 11: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác?

A. Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.

B. Là kim loại nhẹ.

C. Màu trắng bạc.

D. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.

Câu 12: Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3

B. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.

C. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hoá.

D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện

Câu 13: Cho các chất: NaHSO3; NaHCO3; KHS; NH4Cl; AlCl3; CH3COONH4, Al2O3, Zn, ZnO, NaHSO4. Số chất lưỡng tính là:

A. 6

B. 5

C. 7

D. 8

Câu 14: Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3

B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu

C. Cho CaO vào nước dư

D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2

Câu 15: Cho bột Al vào dung dịch NaOH dư, thấy hiện tượng là

A. sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu

B. sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam

C. sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu

D. sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch màu xanh lam

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho dãy các chất Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, NaHCO3, NH4HCO3. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là

A. 4

B. 3

c. 2

D. 5

Câu 2: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?

A. Na

B. K

C. Li

D. Ca

Câu 3: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH loãng là

A. H2SO4, SO2, CuSO4, CO2, FeCl3, Al.

B. CuSO4, CuO, FeCl3, SO2.

C. SO2, FeCl3, NaHCO3, CuO.

D. H2SO4, CaCO3, CuSO4, CO2.

Câu 4: Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải:

(1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch.

(2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn.

(3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng.

(4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu.

Các làm đúng là:

A. 1 và 2

B. 2 và 4

C. 1 và 3

D. 1 và 4

Câu 5: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:

A. 75 ml

B. 90 ml

C. 50 ml

D. 57 ml

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit 0,5M, thu được 5,32 lít (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

A. 1

B. 6

C. 7

D. 2

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).

Giá trị của m là

A. 11,5

B. 12,3

C. 10,5

D. 15,6

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Fe và 1 kim loại M có hóa trị n không đổi. Khối lượng X là 7,22 gam. Chia X ra làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 với dung dịch HCl dư cho ra 2,128 lít (đktc).

- Phần 2 với dung dịch HNO3 dư cho ra khí duy nhất là NO có thể tích là 1,792 lít (đktc).

Kim loại khối lượng M và % khối lượng của M trong hỗn hợp X là:

A. Al, 22,4%

B. Al, 53,68%

C. Cu, 25,87%

D. Cu, 48,12%

Câu 2: Chia 6,68 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và kim loại M hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tan hoàn trong trong HCl thu 1,792 lit khí.

- Phần hai tan trong H2SO4 đặc nóng dư thu 2,352 lit (đktc). Kim loại M là:

A. Mg

B. Al

C. Zn

D. Na

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 38,34 gam

B. 106,38 gam

C. 34,08 gam

D. 97,98 gam

Câu 4: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch loãng, thu được 940,8 ml khí (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là:

A. NO và Mg

B. NO2 và Al

C. N2O và Al

D. N2O và Fe

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.

A. 1,9 mol

B. 1,5 mol

C. 1,4 mol

D. 0,4 mol

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là

A. 23,4

B. 54,5

C. 10,4

D. 27,3

Câu 2: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào H2O dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl x M vào Y, được kết quả biểu diễn theo hình vẽ sau. Gía trị của x gần với giá trị nào sau đây?

 

A. 2,2

B. 2,4

C. 1,6

C. 1,8

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,065 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, được 10,1 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng của Na trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 27,78%

B. 13,26%

C. 23,45%

D. 22,34%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay