Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 17: vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI 17: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Nhóm nào trong bảng tuần hoàn hiện nay chứa toàn bộ là các nguyên tố kim loại?

A. IA

B. IIA

C. IVA

D. VIIIA

Câu 2: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do

A. lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm

B. sự nhường cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử này cho nguyên tử kia để tạo thành liên kết giữa 2 nguyên tử

C. sự tham gia của các electron tự do giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể.
D. các đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tố

Câu 3: Mg có cấu tạo mạng tinh thể

A. bát diện

B. lập phương tâm khối

C. phương tâm diện

D. lục phương

Câu 4: Na có cấu trúc mạng tinh thể

A. lập phương tâm khối

B. lập phương tâm diện

C. lục phương

D. bát diện

Câu 5: Al có cấu trúc mạng tinh thể

A. lập phương tâm diện

B. lục phương

C. lập phương tâm khối

D. bát diện

Câu 6: Những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện, ánh kim) gây ra do

A. tính khử của kim loại

B. khối lượng nguyên tử kim loại

C. các electron tự do trong kim loại

D. cấu trúc mạng tinh thể kim loại mạnh

Câu 7: Nhóm A bao gồm các nguyên tố

A. nguyên tố s và nguyên tố p

B. nguyên tố d và nguyên tố f

C. nguyên tố p

D. nguyên tố

Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A. 1s22s22p43s1

B. 1s22s22p63s1

C. 1s22s22p53s2

D. 1s22s22p63s2

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần

B. Đa số các kim loại đều có cấu tạo tinh thể

C. Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng

D. Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim trong cùng chu kì.

Câu 10: Cho  nguyên tố có kí hiệu là 12X. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn

A. Nhóm IA, chu kì 3

B. Nhóm IA, chu kì 2

C. Nhóm IIA, chu kì 3

D. Nhóm IIIA, chu kì 2

Câu 11: Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do

A. Có sự dùng chung các cặp electron.

B. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.

C. Lực hút Vanđevan giữa các tinh thể kim loại.

D. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.

Câu 12: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p63d63s23p63d6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

A. ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB

B. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA

C. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA

D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIB

Câu 13: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

A. 2s22p6

B. 3s23p3

C. 3s1

D. 4s24p5

Câu 14: Những kim loại nào dưới đây có cấu trúc lập phương tâm diện?

A. Be, Mg, Ag

B. Cu, Ag, Au

C. K, V, Mo

D. Li, Be, Cu

Câu 15: Tính chất hóa học đặc trung của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa thành ion dương) vì

A. nguyên tử kim loại thường có 5,6,7 electron lớp ngoài cùng

B. nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ

C. nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn

D. kim loại có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho các kim loại: Na, Ca, Fe, Zn, Cu, Ag. Những kim loại không khử được H2O, dù ở nhiệt độ cao là

A. Cu, Ag

B. Fe, Zn, Cu, Ag

C. Na, Ca, Cu, Ag

D. Fe, Cu, Ag

Câu 2: So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại

A. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.

B. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học

C. Thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học

D. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn

Câu 3: Hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hóa học trong hợp kim là

A. liên kết kim loại

B. liên kết ion và cộng hóa trị

C. liên kết cộng hóa trị

D. Liên kết ion

Câu 4: Cho viên kẽm tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy có khí sinh ra. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là

A. 23

B. 26

C. 24

D. 22

Câu 5: Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên

A. Na+, F, Ne

B. Na+, Cl, Ar

C. K+, Cl, Al

D. Li+, Br, Ne

Câu 6: Sắp xếp bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B theo chiều tăng dần là

A. Be < Li < Na < B

B. B < Be < Li < Na

C. Li < Be < B < Na

D. Na < Li < Be < B

Câu 7: Nguyên tố X ở ô số 24 của bảng tuần hoàn. Một học sinh đã đưa ra các nhận xét về nguyên tố X như sau :

(1) X có 6 e hoá trị và là nguyên tố kim loại.

(2) X là một nguyên tố nhóm d.

(3) X nằm ở chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

(4)  Ở trạng thái cơ bản, X có 6 e ở phân lớp s.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan?

A. 37,3 gam

B. 36,7 gam

C. 26,35 gam

D. 26,05 gam

Câu 2: Cho 2,4 g kim loại M hóa trị II tan hết vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Kim loại M là

A. Zn

B. Fe

C. Cu

D. Mg

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

A. 32,00 gam

B. 24,32 gam

C. 16,00 gam

D. 22,80 gam

Câu 4: Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam  hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là

A. 4,90 gam

B. 5,15 gam

C. 5,13 gam

D. 5,71 gam

Câu 5: Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là ls22s22p63s2, ls22s22p63s23p64s1, ls22s22p63s1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng

A. X < Z < Y.

B. Y < Z < X.

C. X ≤ Y ≤ Z.

D. Z < X < Y.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: R là một kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. Lấy 17,55 gam R tác dụng với 25 gam dung dịch HCl 29,2%. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cho bốc hơi cẩn thận dung dịch tạo thành trong điều kiện không có không khí thì thu được 28,9 gam hỗn hợp rắn gồm hai chất. Kim loại R là

A. K

B. Na

C. Rb

D. Cs

Câu 2: Chia m gam Fe làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng với oxi dư thu được X. Phần hai tác dụng với khí clo dư thu được Y. X, Y hơn kém nhau 8,25g. Trong X, Y sắt có cùng hóa trị. Giá trị của m là

A. 8,96

B. 10,08

C. 22,4

D. 11,2

Câu 3: Một viên bi sắt có đường kính 2 cm ngập trong một cốc chứa 100 ml axit có pH = 0, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bán kính viên bi sắt sau phản ứng (coi rằng viên bi bị mòn đều từ mọi phía, khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3) là

A. 0,56 cm

B. 0,84 cm

C. 0,97 cm

D. 0,78 cm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay