Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 18: tính chất của kim loại – dãy điện hóa của kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: tính chất của kim loại – dãy điện hóa của kim loại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

A. Ánh kim

B. Tính dẫn điện và nhiệt

C. Tính dẻo

D. Tính cứng

Câu 2: Cho Mg đến dư vào dung dịch chứa đồng thời Cu2+, Fe3+ và Ag+. Số phản ứng xảy ra là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 3: Cho dãy kim loại Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Al

B. Fe

C. Au

D. Cu

Câu 4: Ở điều kiện thường kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A. Be

B. Ba

C. Na

D. K

Câu 5: Kết luận nào sau đây là sai?

A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

B. Kim loại dẻo nhất là natri.

C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.

D. Kim loại nhẹ nhất là liti.

Câu 6: Trong các ion sau Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất

A. Ag+

B. Au3+

C. Cu2+

D. Fe2+

Câu 7: Kim loại Al không tan trong dung dịch

A. HNOđặc, nguội

B. NaOH đặc

C. HNO3 loãng

D. HCl đặc

Câu 8: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?

A. Natri

B. Kali

C. Liti

D. Xesi

Câu 9: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?

A. Sắt

B. Đồng

C. Vonfram

D. Kẽm

Câu 10: Kim loại duy nhất là chất lỏng ở điều kiện thường là

A. Hg

B. Be

C. Cs

D. Sn

Câu 11: Cho dãy các chất Mg, Zn, Fe, Cu và Al. Số kim loại phản ứng với dung dịch HCl là

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 12: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

A. HCl

B. H2SO4 loãng

C. HNO3 loãng

D. KOH

Câu 13: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?

A. Ag

B. Al

C. Fe

D. Cr

Câu 14: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại?

A. Natri

B. Liti

C. Kali

D. Rubiđi

Câu 15: Trong các kim loại Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Mg

B. Cu

C. Fe

D. Al

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1:  Cho các phát biểu sau:

1. Lưu huỳnh có thể phản ứng với thủy ngân ở ngay nhiệt độ thường.

2. Có thể dùng thùng bằng kẽm để vận chuyển HNO3 đặc, nguội.

3. Ngay cả ở nhiệt độ cao, magie không tác dụng với nước.

4. Bạc để lâu trong không khí có thể bị hoá đen do chuyển thành Ag2S.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3

B. 2

C. 2

D. 4

Câu 2: Một học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :

(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.

(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.

(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.

Kết luận không đúng là

A. (II)

B. (I)

C. (III)

D. (I), (II)

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

A.  6,72

B. 4,48

C. 2,24

D. 3,36

Câu 4: Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48

B. 13,44

C. 6,72

D. 8,96

Câu 5: Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng lên. Dung dịch X là

A. Cu(NO3)2

B. AgNO3

C. KNO3

D. AgNO3

Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). 2 muối trong X là

A. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2

B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

C. AgNO3 và Mg(NO3)2

D. Fe(NO3)2 và AgNO3

Câu 7: Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe vào dung dịch CuSO4, phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 loại ion. Nhận xét nào sau đây là đúng:

A. Zn chưa phản ứng hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 đã phản ứng hết

B. Zn đã phản ứng hết, Fe phản ứng hết, CuSO4 còn dư

C. Zn đã phản ứng hết, Fe còn dư, CuSO4 đã phản ứng hết

D. Zn đã phản ứng hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 đã phản ứng hết

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ngâm một lá Zn trong dung dịch hòa tan 1,6 gam CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn giảm 0,05%. Khối lượng Zn trước khi tham gia phản ứng là

A. 10 g

B. 20 g

C. 13 g

D. 6,5 g

Câu 2: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Mg vào dung dịch HC1 dư thu được dung dịch Y. Thêm tiếp KNO3 dư vào dung dịch Y thì thu được 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng sắt có trong hỗn hợp X là

A. 5,6%

B. 16,8%

C. 50,4%

D. 33,6%

Câu 3: Cho 2,8 gam bột Fe và 0,81 gam bột Al vào 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Khuấy kĩ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn B gồm 3 kim loại có khối lượng 8,12 gam. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 là

A. 0,3M

B. 1M

C. 0,6M

D. 0,5M

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,64 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp trộn vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được m + 0,72 gam kim loại. Giá trị của m là

A.  6,96

B. 5,79

C. 8,34

D. 9,84

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là

A. 64a < 116b

B. 64a > 116b

C. 64a < 232b

D. 64a > 232b

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Cho m gam X vào dung dịch KOH dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Biết m gam X phản ứng tối đa với 0,45 mol Cl2. Cho m gam X vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2 thu được x gam chất không tan. Các phản ứng hoàn toàn. Gía trị tương ứng của m và x là

A. 14,2 và 55,6

B. 11 và 55,6

C. 13,7 và 47,2

D. 11 và 47,2

Câu 2: Cho 11,04 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 150 ml dung dịch chứa AgNO3 a mol/lít và Cu(NO3)2 2a mol/lít, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,56 lít SO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Cho Z tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,8 gam hỗn hợp rắn E. Gía trị của a là

A. 0,4

B. 0,5

C. 0,7

D. 0,6

Câu 3: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe cho vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 được chất rắn Y gồ 3 kim loại và dung dịch Y. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,384 lít SO2 (đktc) – sản phẩm khử duy nhất. Cho NaOH dư vào Z thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % khối lượng Fe ban đầu là

A. 57,23%

B. 65,24%

C. 62,35%

D. 60,87%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay