Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 19: hợp kim
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: hợp kim. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Hóa học 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠIBÀI 19: HỢP KIM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Đồng thau là hợp kim của kim loại nào?
A. Cu-Ag
B. Cu-Al
C. Cu-Zn
D. Cu-Mg
Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim?
A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.
C. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.
D. Thép là hợp kim của Fe và C.
Câu 3: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
A. thép
B. gang xám
C. đuyra
D. gang trắng
Câu 4: Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp kim là
A. liên kết ion và tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác VanderWaals).
B. liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị.
C. tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác VanderWaals) và liên kết kim loại.
D. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion
Câu 5: Để loại bỏ sắt bám trên một tấm kim loại bằng bạc có thể dùng dung dịch
A. CuSO4 dư.
B. FeSO4 dư.
C. ZnSO4 dư
D. FeCl3 dư.
Câu 6: Thép inoc là tên gọi của hợp kim nào?
A. Fe-Mg-Cr
B. Fe-Cr-Mn
C. Fe-Mg-Cu
D. Fe-Zn-Cu
Câu 7: Hợp kim nhẹ, cứng và bền là
A. W-Co
B. Sn-Pb
C. Al-Si
D. Fe-Cr-Mn
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim
B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
C. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa hai kim loại cơ bản
D. Hay bị gỉ, mềm, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt
Câu 9: Có 3 mẫu hợp kim: Fe - Al; K - Na; Cu - Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là
A. dung dịch H2SO4
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaOH
D. dung dịch MgCl2
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp kim có tính dẫn điện
B. Hợp kim có tính dẫn nhiệt
C. Hợp kim có tính dẻo
D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại thành phần
Câu 11: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
A. gang trắng
B. thép
C. gang xám
D. đuyra
Câu 12: Tên gọi nào sau đây không là hợp kim?
A. Đuyra
B. Inox
C. Tecmit
D. Đồng thau
Câu 13: Cho một mẫu hợp kim (Zn – Mg – Ag) vào dung dịch CuCl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại gồm
A. Zn, Mg, Ag
B. Mg, Ag, Cu
C. Zn, Mg, Cu
D. Zn, Ag, Cu
Câu 14: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2% - 5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3 -5% Mn; 0,1 - 2% P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là
A. thép
B. gang
C. đuyra
D. amelec
Câu 15: Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay?
A. Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao.
B. Những hợp kim không gỉ, có tính dẻo cao.
C. Những hợp kim có tính cứng cao.
D. Những hợp kim có tính dẫn điện tốt.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cho các tính chất sau:
(1) Tính chất vật lí;
(2) Tính chất hoá học;
(3) Tính chất cơ học.
Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đó có tính chất nào tương tự?
A. (1)
B. (2) và (3)
C. (2)
D. (l) và (3).
Câu 2: Làm tròn các số 85 384, 86 637, 87 917, 88 782 đến hàng chục nghìn thì ta được số
A. 85 500
B. 80 000
C. 85 000
D. 90 000
Câu 3: Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể của hợp chất hóa học giữa đồng và kẽm. Công thức hóa học của hợp chất là
A. Cu2Zn3
B. Cu3Zn2
C. Cu2Zn
D. CuZn2
Câu 4: Trong hợp kim Al-Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là
A. 80% Al và 20% Mg.
B. 81% Al và 19% Mg.
C. 83% Al và 17% Mg.
D. 91% Al và 9% Mg.
Câu 5: Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào sau đây ?
A. Hg(NO3)2
B. Zn(NO3)2
C. Sn(NO3)2
D. Pb(NO3)2
Câu 6: Nung một mẫu gang có khối lượng 10 gam trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,448 lít CO2 (đktc). Thành phần phẩn trăm khối lượng cacbon trong mẫu gang là
A. 4,8%.
B. 2,2%.
C. 2,4%.
D. 3,6%.
Câu 7: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Thuốc thử nào tốt nhất để nhận biết được cả 5 kim loại trên ?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch NH3.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cho một mẫu hợp kim K-Na tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là
A. 60 ml
B. 75 ml
C. 150 ml
D. 30 ml
Câu 2: Nung một mẫu gang có khối lượng 10 g trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,448 lít CO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu gang là
A. 4,8%
B. 2,2%
C. 2,4%
D. 3,6%
Câu 3: Có 3 mẫu hợp kim: Cu-Ag; Cu-Al; Cu-Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên?
A. HCl và NaOH.
B. HNO3 và NH3.
C. H2SO4 và NaOH.
D. H2SO4 loãng và NH3
Câu 4: Khi cho 7,7 g hợp kim gồm natri và kali vào nước thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim là
A. 25,32% K và 74,68% Na.
B. 26,33% K và 73,67% Na.
C. 27,33% K và 72,67% Na.
D. 28,33% K và 71,67% Na.
Câu 5: Hòa tan 9,14 hợp kim Cu, Mg và Al bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 gam chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là
A. 5,6 lít
B. 5,8 lít
C. 6,2 lít
D. 7,84 lít
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi cho X tác dụng với O2 dư thì khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 g. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với H2 dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Khối lượng của hỗn hợp X là
A. 26,5 g
B. 40,2 g
C. 20,1 g
D. 44,1 g
Câu 2: Khi cho 100 gam hợp kim gồm Fe, Cr và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Lấy phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư (không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định % khối lượng của Cr trong hợp kim
A. 13,2%
B. 12%
C. 7,8%
D. 6%
Câu 3: Cho 2,8 gam bột Fe và 0,81 gam bột Al vào 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Khuấy kĩ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn B gồm 3 kim loại có khối lượng 8,12 gam. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 là
A. 0,5M
B. 0,3M
C. 0,6M
D. 1M