Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 21: điều chế kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: điều chế kim loại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI 21: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Mg

B. Ag

C. Cu

D. Fe

Câu 2: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. nhận proton

B. khử

C. bị khử

D. cho proton

Câu 3: Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 4: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Ca

B. Fe

C. Al

D. Na

Câu 5: Kim loại kiềm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây?

A. Nhiệt luyện

B. Thủy luyện

C. Điện phân nóng chảy

D. Điện phân dung dịch

Câu 6: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân nóng chảy

B. Điện phân dung dịch

C. Thủy luyện

D. Nhiệt luyện

Câu 7: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Mg và Zn

B. Fe và Cu

C. Ca và Fe

D. Na và Cu

Câu 8: Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối

B. Dùng CO khử Al2O3

C. Điện phân nóng chảy Al2O3

D. Điện phân dung dịch AlCl3

Câu 9: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Cu

B. Ag

C. Fe

D. Na

Câu 10: Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là

A. Phương pháp nhiệt luyện

B. Phương pháp thủy phân

C. Phương pháp điện phân

D. Phương pháp thủy luyện

Câu 11: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2 

B. Điện phân dung dịch MgSO4

C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2

D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về bản chất quá trình hóa học ở điện cực trong quá trình điện phân?

A. Anion nhường electron ở anot

B. Cation nhận electron ở catot

C. Sự oxi hóa xảy ra ở anot

D. Sự oxi hóa xảy ra ở catot

Câu 13: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Khi điện phân dung dịch Zn(NO3)2 sẽ thu được Zn ở catot.

B. Có thể điều chế Ag bằng cách nhiệt phân AgNO3 khan.

C. Cho một luồng H2 dư qua bột Al2O3 nung nóng sẽ thu được Al.

D. Có thể điều chế đồng bằng cách dùng kẽm để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối

Câu 14: Cho các chất sau đây: NaOH, Na2CO3, NaCl, NaNO3 và Na2SO4. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ bằng 1 phản ứng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả hai điện cực (ngay từ lúc mới bắt đầu điện phân)

A. K2SO4

B. FeSO4

C. FeCl2

D. Cu(NO3)2

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp các oxi Al2O3, CuO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn gồm

A. Al, Cu, Mg

B. Al2O3, Cu, Mg

C. Al2O3, Cu, MgO

D. Al, Cu, MgO

Câu 2: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại

A. Cu, Fe, Zn, Mg

B. Cu, Fe, Zn, MgO

C. Cu, FeO, ZnO, MgO

D. Cu, Fe, ZnO, MgO

Câu 3: Sản xuất Al trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, ngoài quặn bôxít người ta còn phải dùng thêm 1 loại quặng nào khác để làm tăng tính dẫn điện, giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp điện phân và tránh cho Al mới sinh ra khỏi bị O2 oxy hóa?

A. criolit

B. xiđêrit

C. đôlômít

D. hematit

Câu 4: Khi điện phân có vách ngăn dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và HCl có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Màu của quỳ tím sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân?

A. Không đổi màu

B. xanh  tím  đỏ

C. tím  đỏ  xanh

D. đỏ tím  xanh

Câu 5: Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau

(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.

(2) Điện phân dung dịch AgNO3.

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.

(4) Nhiệt phân AgNO3.

Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 6: Điện phân một dung dịch chứa đồng thời các cation Mg2+, Fe2+,  Zn2+, Pb2+, Ag+. Thứ tự các kim loại sinh ra ở catot lần lượt là

A. Ag, Fe, Pb, Zn.

B. Ag, Pb, Fe, Zn.

C. Ag, Fe, Pb, Zn, Mg.

D. Ag, Pb, Fe, Zn, Mg.

Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy

(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư

(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3

(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9g muối clorua của kim loại M được 0,48g kim loại M ở catot. Kim loại M là

A. Zn

B. Ca

C. Mg

D. Ba

Câu 2: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3,Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 26g

B. 24g

C. 22g

D. 28g

Câu 3: Điện phân dung dịch chứa 23,4 gam muối ăn (với điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được 2,5 lít dung dịch có pH = 13. Phần trăm muối ăn bị điện phân là

A. 70%

B. 65%

C. 62,5%

D. 80%

Câu 4: Tiến hành điện phân V lít dung dịch NaCl 1M và CuSO4 1,8M bằng điện cực trơ tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa 8,84 gam Al2O3. Gía trị của m là

A. 34,5

B. 34,8

C. 34,6

D. 34,3

Câu 5: Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,1M và AlCl3 0,3M có màng ngăn, điện cực trơ tới khi ở anot bắt đầu xuất hiện khí thứ 2 thì ngừng điện phân. Sau điện phân, lọc lấy kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi đươc m gam chất rắn. Gía trị của m là

A. 5,10

B. 7,65

C. 15,30

D. 10,20

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3 860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Gía trị lớn nhất của m là

A. 1,35

B. 2,70

C. 4,05

D. 5,4

Câu 2: Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 a mol/l và NaCl 2M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong 193 phút. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu. Gía trị của a là

A. 0,40

B. 0,50

C. 0,45

D. 0,60

Câu 3: Điện phân 150 ml dd AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dd Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Gía trị của t là

A. 1,0

B. 0,3

C. 0,8

D. 1,2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay