Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 23: luyện tập: điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: luyện tập: điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI 23: LUYỆN TẬP: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất có khả năng gây ra hiện tượng trên là

A. Dây nhôm

B. Dầu hỏa

C. Axit clohiđric

D. Ancol etylic

Câu 2: Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

A. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

B. sự khử ở cực âm

C. sự oxi hóa ở cực dương

D. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

Câu 3: Trong quá trình điện phân, các anion di chuyển về

A. anot, ở đây chúng bị khử.

B. catot, ở đây chúng bị oxi hóa.

C. catot, ở đây chúng bị khử.

D. anot, ở đây chúng bị oxi hóa.

Câu 4: Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ thì

A. ion Cu2+ nhận electon ở catot.

B. ion Cl- nhường electron ở catot.

C. ion Cl- nhận electron ở catot.

D. ion Cu2+ nhường electron ở anot.

Câu 5: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng Cu, nhận thấy

A. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.

B. nồng độ Cu2+trong dung dịch không thay đổi.

C. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần.

D. chỉ có nồng độ ion S  là thay đổi

Câu 6: Sự khác nhau trong bản chất của 2 hiện tượng ăn mòn kim loại là

A. sự phát sinh dòng điện

B. quá trình oxi hóa khử

C. sự phá hủy kim loại

D. kim loại mất electron tạo ra ion dương

Câu 7: Để vật bằng gang trong không khí ẩm, vật bị ăn mòn theo kiểu

A. Ăn mòn điện hoá: Fe là cực âm, C là cực dương

B. Ăn mòn điện hoá: Fe là cực dương, C là cực âm

C. Ăn mòn hóa học

D. Ăn mòn điện hoá: Al là cực dương, Fe là cực âm

Câu 8: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng graphit, nhận thấy

A. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần.

B. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.

C. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch không thay đổi.

D. chỉ có nồng độ ion S  là thay đổi

Câu 9: Một vật bằng hợp kim Fe - Cu để trong môi trường điện hóa thì vật bị ăn mòn điện hóa. Tại cực dương xảy ra quá trình

A. Oxi hóa Fe  Fe2+ + 2e

B. Khử Cu2+ + 2e  Cu

C. Oxi hóa 2H+ + 2e  H2

D. Khử 2H+ + 2e → H2

Câu 10: Cho bột sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát thấy là

A. Bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.

B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

C. Khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).

D. Dung dịch không chuyển màu.

Câu 11: Khi điện phân dung dịch KCl và dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ, ở điện cực dương đều xảy ra quá trình đầu tiên là

A. Cu2+ + 2e  Cu

B. 2H2O  O2 + 4H+ + 4e

C. 2Cl-  Cl2 + 2e

D. 2H2O + 2e  H2 + 2OH-

Câu 12: Trong quá trình điện phân dung dịch KCl, quá trình nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)?

A. ion Cl- bị oxi hóa

B. ion Cl- bị khử

C. ion K+ bị khử

D. ion K+ bị oxi hóa

Câu 13: Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình

A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn

B. Electron di chuyển từ Al sang Zn.

C. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al

D. Electron di chuyển từ Zn sang Al

Câu 14: Khi điện phân một dung dịch chứa Na2SO4, Al2(SO4)3 và H2SO4, quá trình đầu tiên xảy ra ở catot là:

A. 2H2O + 2e → H2 + 2OH-

B. 2H+ + 2e → H2

C. Al3+ + 3e → Al

D. Na+ + 1e → Na

Câu 15: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị xây xát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ sắt chậm nhất?

A. Sắt tráng thiếc

B. Sắt tráng niken.

C. Sắt tráng kẽm.

D. Sắt tráng đồng

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Người ta dự định dùng một số phương pháp chống ăn mòn kim loại sau:

1) Cách li kim loại với môi trường xung quanh.

2) Dùng hợp kim chống gỉ.

3) Dùng chất kìm hãm.

4) Ngâm kim loại trong H2O.

5) Dùng phương pháp điện hóa.

Phương pháp đúng là

A. 2, 3, 4, 5

B. 1, 2, 3, 4

C. 1, 2, 3, 5

D. 1, 3, 4, 5

Câu 2: Điện phân một dung dịch chứa aninon N  và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+, Ag+, Pb2+, Zn2+. Trình tự xảy ra sự khử của các cation này trên bề mặt catot là

A. Cu2+, Ag+, Pb2+, Zn2+

B. Ag+, Cu2+, Pb2+, Zn2+

C. Zn2+, Pb2+, Cu2+, Ag+

D. Pb2+, Ag+, Cu2+, Zn2+

Câu 3: Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là

A. Ag, Cu, Fe, Zn

B. Ag, Fe, Cu, Zn, Na

C. Ag, Fe, Cu, Zn

D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(2) Các kim loại Ag, Fe, Cu và Mg đều được điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.

(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 5: Sơ đồ sau đây mô tả cách điều chế kim loại M

4M(NO3)n + 2nH2O 4M + 4nHNO3 + nO2

Trong số các kim loại Mg, Al, Fe, Ni, Cu, Ag, có bao nhiêu kim loại có thể áp dụng sơ đồ điều chế trên?

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4.

(4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4.

Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 7: Cho các dung dịch sau: KCl, Na2SO4, KNO3, AgNO3, ZnSO4, NaCl, NaOH, CaCl2, H2SO4. Các dung dịch mà khi điện phân thực chất chỉ có nước bị điện phân là

A. KCl, Na2SO4, KNO3

B. Na2SO4, KNO3, H2SO4, NaOH

C. Na2SO4, KNO3, CaCl2, H2SO4, NaOH

D. KNO3, AgNO3, ZnSO4, NaCl, NaOH

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M và FeSO4 0,3M với điện cực trơ và dòng điện I = 5A. Sau 60 phút, khối lượng catot tăng lên là

A. 9,76 gam.

B. 6,40 gam.

C. 3,36 gam

D. 5,97 gam

Câu 2: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 7,2

B. 5,0

C. 10,0

D. 15,0

Câu 3: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3 860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là

A. 2,70

B. 4,05

C. 1,35

D. 5,40

Câu 4: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A trong thời gian t, ta thấy có 224 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Giả thiết rằng điện cực trơ và hiệu suất là 100%. Thời gian điện phân là

A. 3 phút 10 giây

B. 6 phút 26 giây

C. 7 phút 20 giây

D. 5 phút 12 giây

Câu 5: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ bằng dòng điện một chiều I = 9,65 A. Khi thể tích khí thoát ra ở cả hai điện cực đều là 1,12 lít (đktc) thì dừng điện phân. Khối lượng kim loại sinh ra ở catốt và thời gian điện phân là:

A. 1,28 gam và 500s

B. 6,4 gam và 3 000s

C. 3,2 gam và 2 000s

D. 0,64 gam và 1 000s

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h), thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư, thu được 4a mol khí H2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nước bắt đầu điện phân tại anot ở thời điểm 0,75t (h)

B. Tại thời điểm 1,5t (h), Cu2+ chưa điện phân hết

C. Tại thời điểm 2t (h), tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 9a mol

D. Nước bắt đầu điện phân tại anot ở thời điểm 0,75t (h)

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm CuO và NaOH có tỉ lệ mol là 1 : 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y gồm m gam hỗn hợp muối trung hòa. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp cường độ I = 2,68A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,225 gam mất t giây thì dừng lại thu được dung dịch Z. Cho m gam Fe vào Z, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,9675m gam hỗn hợp 2 kim loại. Gía trị của t là

A. 12 124

B. 10 684

C. 11 523

D. 14 024

Câu 3: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Gỉa thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất, hiệu suất điện phân là 100%. Hiệu khối lượng dung dịch X và Y gần nhất là

A. 91 gam

B. 102 gam

C. 91 gam

D. 101 gam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay