Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 25: kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI THỔ, NHÔM

BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1:  Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Na

B. Al

C. Ca

D. Fe

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm

A. IVA

B. IIA

C. IIIA

D. IA

Câu 3: Natri hiđroxit (còn gọi là xút ăn da) có công thức hóa học là

A. NaOH

B. NaHCO3.

C. Na2CO3.

D. Na2CO3.

Câu 4: Kim loại nào sau đây được dùng chế tạo tế bào quang điện?

A. Na.

B. Cs.

C. Li.

D. K.

Câu 5: Để bảo quản kim loại kiềm người ta làm bằng cách nào?

A. Để trong lọ thủy tinh

B.  Ngâm trong nước

C.  Ngâm trong dầu hỏa  

D.  Để trong lọ kín

Câu 6: Muối được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit trong dạ dày là

A. NH4HCO3.

B. Na2CO3.

C. NaHCO3.

D. NaF.

Câu 7: Cấu hình electron lớp ngoài cũng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns2

B. ns1

C. ns2np1

D. ns2np2

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

A. số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất

B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

C. cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất

D. bán kinh nguyên tử

Câu 9: Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là

A. Cs

B. Na

C. Li

D. K

Câu 10: Nguyên tử của các kim loại trong nhóm IA khác nhau về

A. cấu hình electron nguyên tử

B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

C. số oxi hóa của nguyên tử trong hợp chất

D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.

B. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.

C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.

D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li dến Cs.

Câu 12: Những nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của

A. nhiệt độ sôi

B. khối lượng riêng

C. điện tích hạt nhân nguyên tử

D. số oxi hóa

Câu 13: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?

A. Na2CO3 và CaCl2.

B. Na2CO3 và NaHSO4.

C. NaHCO3 và KOH.

D. KNO3 và BaCl2.

Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

A. Na.

B. Na2O.

C. NaOH.

D. NaNO2.

Câu 15: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là

A. Na2O, CO2, H2O

B. Na2CO3, CO2, H2O

C. NaOH, CO2, H2O

D. NaOH, CO2, H2

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100

B. 300

C. 200

D. 400

Câu 2: Cho dãy các chất CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 3: Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

A. Bột kẽm

B. Na2CO3

C. Qùy tím hoặ Zn và Na2CO3

D. Qùy tím

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl  X  NaHCO3  Y  NaNO3. X và Y có thể là

A. NaClO3 và Na2CO3

B. NaOH và NaClO

C. Na2CO3 và NaClO

D. NaOH và Na2CO3

Câu 5: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là

A. 40 ml.

B. 20 ml.

C. 10 ml.

D. 30 ml.

Câu 6: Có các chất Na2O, NaCl, Na2CO3, NaNO3, Na2SO4. Có bao nhiêu chất mà bằng một phản ứng có thể tạo ra NaOH?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 7: X, Y, Z, T là một trong các dung dịch (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm để nhận xét chúng và có được kết quả như sau

Chất

X

Z

T

Y

dd Ba(OH)2, to

Có kết tủa xuất hiện

Không hiện tượng

Kết tủa và khí thoát ra

Có khí thoát ra

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. K2SO4, (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3

B. K2SO4, NH4NO3, KOH, (NH4)2SO4

C. KOH, NH4NO3, K2SO4, (NH4)2SO4

D. (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3, K2SO4

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Để thu được dung dịch NaOH 16% thì cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaOH 20%?

A. 200 gam.

B. 100 gam.

C. 250 gam.

D. 50 gam.

Câu 2: Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là

A. 21% và 79%.

B. 42% và 58%.

C. 63% và 37%.

D. 16% và 84%.

Câu 3: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là?

A. V = 22,4(a – b)

B. V = 11,2(a – b)

C. V = 11,2(a + b)

D. V = 22,4( a + b)

Câu 4: Cho 24,4 g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Vậy m có giá trị là

A. 63,8 g.

B. 22,6 g.

C. 26,6g.

D. 15,0 g.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

(II) Cho dung dịch Na2COvào dung dịch Ca(OH)2.

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn.

(IV) Cho Cu(OH)vào dung dịch NaNO3.

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệm điều chế được NaOH là

A. I, II và III 

B. II, III và VI

C. I, IV và V

D. II, V và VI

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịCh X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 g kết tủa. Gía trị của x là

A. 0,05

B. 0,10

C. 0,30

D. 0,20

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là

A. 2 : 3

B. 1 : 2

C. 2 : 5

D. 2 : 1

Câu 3: Hấp thụ hết một lượng khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết lượng X vào 140 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, nếu cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 24,625 gam kết tủa. Gía trị của a là

A. 0,300

B. 0,350

C. 0,175

D. 0,150

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay