Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 26: kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 26: kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Hóa học 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI THỔ, NHÔMBÀI 26: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns1
B. ns2
C. ns2np2
D. ns2np1
Câu 2: Thành phần chính của đá vôi canxi cacbonat là
A. CaSO3
B. CaCl2
C. CaCO3
D. Ca(HCO3)2.
Câu 3: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn
B. Nước vôi
C. Muối ăn
D. Cồn 70˚
Câu 4: Trước khi thi đấu các môn thể thao, các vận động viên thường xoa một ít chất X dưới dạng bột mịn màu trắng làm tăng ma sát và hút ẩm. X là
A. Tinh bột.
B. MgCO3.
C. CaOCl2.
D. CaO.
Câu 5: Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của thạch cao nung là
A. CaSO4
B. CaSO4.H2O
C. CaSO4.5H2O
D. CaSO4.2H2O
Câu 6: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao khan
B. đá vôi
C. thạch cao nung
D. thạch cao sống
Câu 7: Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng?
A. Mg(NO3)2
B. CaCO3
C. CaSO4
D. Mg(OH)2
Câu 8: Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử giảm dần
B. tính khử giảm dần
C. khả năng tác dụng với nước giảm dần
D. năng lượng ion hóa giảm dần
Câu 9: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. Ca(HCO3)2
B. BaCl2
C. CaCO3
D. AlCl3
Câu 10: Không gặp kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ở dạng tự do trong tự nhiên vì
A. đây là những kim loại nhẹ.
B. thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ.
C. đây là những kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.
D. đây là những kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân.
Câu 11: Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca?
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
B. Điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2
D. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao
Câu 12: Canxi cacbonat phản ứng được với dung dịch
A. KNO3
B. NaNO3
C. KCl
D. HCl
Câu 13: Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng, phương pháp nào chỉ khử được nước cứng tạm thời?
A. Phương pháp cất nước
B. Phương pháp trao đổi ion
C. Phương pháp hóa học
D. Phương pháp đun sôi nước
Câu 14: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. H2SO4
B. HCl
C. NaOH
D. Ca(OH)2
Câu 15: Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra?
A. Dung dịch AlCl3
B. Dung dịch NaHCO3
C. Dung dịch NaAlO2
D. Dung dịch Na2CrO4
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cho các phản ứng biểu thị các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng (dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+)
1. M2+ + C MCO3
2. M2+ + HC + OH- MCO3 + H2O
3. 3M2+ + 2P M3(PO4)2
4. M(HCO3)2 MCO3 + CO2 + H2O (đun nóng)
Số phương pháp chỉ dùng để làm mềm nước cứng tạm thời là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 2: Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước: nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Để xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hóa học ta có thể sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Đun sôi, dùng Na2SO4
B. Đun sôi, dùng Na2CO3
C. Qùy tím, Na2CO3
D. Qùy tím, Na2SO4
Câu 3: Hòa tan hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800 ml dung dịch A và 0,896 lít H2 (đktc). Giá trị pH của dung dịch A bằng
A. 13
B. 12
C. 10
D. 11
Câu 4: Trong một cốc có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d là
A. a + b = c + d
B. 2a + b = c + d
C. 3a + 3b = c + d
D. 2a + 2b = c + d
Câu 5: Cho lần lượt các kim loại. Be; Na, K, Ba, Ca, Fe, Ag vào nước. Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 6: Cho 3,36 lít CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là
A. 1,97 gam
B. 14,775 gam
C. 19,7 gam
D. 9,85 gam
Câu 7: Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa (a mol) vào số mol CO2 khi tham gia phản ứng (b mol) được biểu diễn như đồ thị sau
Tỉ lệ y : x là
A. 2,5
B. 3,5
C. 3,0
D. 2,0
Câu 2: Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HC (0,10 mol) và S (0,01 mol). Đun sôi các nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc
A. có tính cứng tạm thời
B. có tính cứng toàn phần
C. có tính vĩnh cửu
D. là nước mềm
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Câu 4: Cho m gam Ca vào 500 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và CaCl2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa. Gía trị của m là
A. 10
B. 6
C. 16
D. 8
Câu 5: Hấp thụ hết 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4 gam NaOH vào bình này, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được số gam kết tủa là
A. 1,5
B. 3,0
C. 2,5
D. 2,0
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,8M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00M. Gía trị của V là
A. 230,00
B. 173,75
C. 156,25
D. 167,50
Câu 2: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 143,0
B. 135,0
C. 150,0
D. 154,0
Câu 3: Cho 3,64 gam hỗn hợp R gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,867% (khối lượng riêng là 1,093 gam/ml); nồng độ mol là 0,545 M. Xác định kim loại M và tính % khối lượng hiđroxit của kim loại M có trong hỗn hợp R.
A. Mg; 21,98%
B. Ca; 46,15%
C. Mg; 31,87%
D. Ca; 24,55%