Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 28: luyện tập: tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: luyện tập: tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI THỔ, NHÔM

BÀI 28: LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA

A. Cấu hình e hoá trị là ns2

B. Tinh thể có cấu trúc lục phương

C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba

D. Mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +2

Câu 2: Theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần các kim loại nhóm IIA có

A. bán kính nguyên tử tăng dần.

B. năng lượng ion hoá tăng dần.

C. tính khử của kim loại tăng dần.

D. Độ âm điện giảm dần.

Câu 3: Dung dịch nào dưới đây có pH > 7?

A. Na2CO3

B. K2SO4

C. Al2(SO4)3

D. FeCl3

Câu 4: Cho từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa trắng xuất hiện.

B. đầu tiên không có hiện tượng gì sau sau mới có khí bay ra.

C. không có hiện tượng gì.

D. lập tức có khí thoát ra.

Câu 5: Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh

A. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+.

B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. K có tính khử mạnh hơn Ca.

D. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

Câu 6: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các kim loại kiềm thổ?

A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hoá

B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn

C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hoá

D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện

Câu 7: Các nguyên tố sau X ( Z = 11) , Y (Z = 12), Z (Z = 19) được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần ( từ trái qua phải ) như sau

A. Z, X, Y

B. Y, Z, X

C. Z, Y, X

D. Y, X, Z

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì

B. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ

C. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh

D. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba

Câu 9: Điều nào sau đây không đúng với canxi?

A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với H2O

B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy

C. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2

D. Ion Ca2+ không bị oxi hóa hay bị khử khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl

Câu 10: Ở điều kiện thường, những kim loại phản ứng được với nước là

A. Mg, Sr, Ba

B. Ca, Be, Sr

C. Ba, Mg, Ca

D. Sr, Ca, Ba

Câu 11: Phản ứng nào sau đây giải thích cho hiện tượng “Nước chảy, đá mòn”

A. CaO + H2O  Ca(OH)2

B. CaO + CO2  CaCO3

C. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O

D. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

Câu 12: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây ra bệnh loãng xương?

A. Kẽm

B. Sắt

C. Canxi

D. Photpho

Câu 13: Cho các dung dịch sau: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là

A. NaOH; Na2SO4; Na2CO3

B. NaHSO4; NaHCO3; Na2CO3

C. NaHSO4; NaOH; NaHCO3

D. NaOH; NaHCO3; Na2CO3

Câu 14: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. Có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2

B. Dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng gì

C. Ban đầu dung dịch vẫn trong suốt, sau đó mới có kết tủa trắng

D. Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt

Câu 15: Khi đốt NaCl trên ngọn lửa đèn cồn thu được ngọn lửa màu gì?

A. da cam

B. tím hồng

C. da cam

D. vàng tươi

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho một mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là:

A. 75 ml

B. 150 ml

C. 30 ml

D. 60 ml

Câu 2: Cho 3,9 gam K tác dụng với H O thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH thu được là

A. 0,1M

B. 0,5M

C. 1M

D. 0,75M

Câu 3: Một học sinh nghiên cứu dung dịch X và thu được kết quả như sau:

Dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2, sinh ra kết tủa trắng

Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra khí không làm mất màu dung dịch KMnO4.

Dung dịch X tác dụng với dung dịch natri panmitat, sinh ra kết tủa

Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NaHSO3

B. Dung dịch NaHCO3

C. Dung dịch Ca(HCO3)2

D. Dung dịch Ca(HSO3)2

Câu 4: Cho 2 kim loại kiềm A và B nằm trong 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hoà tan 2 kim loại này vào nước thu được 0,336 lít khí (đktc) và dung dịch C. Cho HCl dư vào dung dịch C thu được 2,075 gam muối. Hai kim loại đó là

A. Li và Na

B. Na và K

C. K và Rb

D. Li và K

Câu 5: Người ta thực hiện các phản ứng sa

(1) Điện phân NaOH nóng chảy

(2) Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn

(3) Điện phân NaCl nóng chảy

(4) Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl

(5) Cho dung dịch NaOH tác dụng với kim loại K

Phản ứng chuyển ion Na+ thành Na là

A. (1)

B. (1), (2)

C. (3), (4)

D. (1), (3)

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí ở (đktc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M để trung hoà vừa đủ dung dịch A là

A. 0,4 lít

B. 0,2 lít

C. 0,3 lít

D. 0,1 lít

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau

(1) Fe + X1  FeSO4 + X2 + H2

(2) X1 + X3  X2 + H2O

Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Chất X2

A. Na2SO3

B. Na2SO4

C. NaOH

D. NaHSO4

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa E. Các chất C, E lần lượt có thể là

A. H2, Al(OH)3

B. H2, BaCO3

C. Cả A và B đều đúng

D. CO2, Al(OH)3

Câu 2: Cho 4 dung dịch riêng biệt đựng một trong bốn muối sau BaCl2, KHCO3, K2CO3 và NaHSO4. Được ký hiệu (không theo thứ tự) là X, Y, Z, T. Hiện tượng khi trộn lần lượt 4 dung dịch được cho dưới bảng sau

 

X

Y

Z

T

X

Không hiện tượng

Có khí

Có khí

Có kết tủa

Y

Có khí

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Có kết tủa

Z

Có khí

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Không hiện tượng

T

Có kết tủa

Có kết tủa

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Vậy Z là

A. BaCl2

B. KHCO3

C. K2CO3

D. NaHSO4

Câu 3: X là dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Y là dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M. Trộn V1 lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 lít dung dịch Z có pH = 13. Khi cô cạn toàn bộ dung dịch Z thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 100,37

B. 68,16

C. 75,31

D. 90,11

Câu 4: Trộn lẫn 3 dd H2SO4 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được ddA. Lấy 300 ml ddA cho phản ứng với V lít dd B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được ddC có pH = 2. Gía trị V là

A. 0,134 lít

B. 0,214 lít

C. 0,414 lít

D. 0,424 lít

Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg; 0,35 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch B, hỗn hợp G gồm 0,05 mol N2O; 0,1 mol NO và còn 2,8 gam kim loại. Gía trị V là

A. 0,90

B. 1,40

C. 1,10

D. 1,15

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm 6,12 gam kim loại M và 3,6 gam oxit của nó (M có hóa trị không đổi) tác dụng với 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 1M và KNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,47 gam hỗn hợp khí T gồm N2, N2O, H2. Cho dung dịch NaOH 1M dư vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì có 705 ml dung dịch NaOH phản ứng, lượng kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 13,8 gam chất rắn khan. Xác định % theo số mol từng khí trong T?    

A. 20,4%; 20,4%; 59,2%

B. 38,38%; 38,38%; 23,24%

C. 36,6%; 36,36; 27,28%

D. 25%; 25%; 50%

Câu 2: Cho 30,24 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó, nguyên tố oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Gía trị gần nhất của a là

A. 7,0

B. 7,5

C. 8,0

D. 6,5

Câu 3: Cho 9,6 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 1,12 lít khí Z (đktc). Lọc bỏ kết tủa, cô cạn Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 67,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của m là

A. 4,4

B. 7,6

C. 6,8

D. 5,8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay