Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 5 - Tuần 20 - Nhiệm vụ 3, 4 - Chi tiêu có kế hoạch

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5 - Tuần 20 - Nhiệm vụ 3, 4 - Chi tiêu có kế hoạch Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: CHI TIÊU CÓ KẾ HOẠCH

Tuần 20Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 3, 4 chủ đề 5

Nhiệm vụ 3: Thực hành kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.

Nhiệm vụ 4: Xây dựng kế hoạch chi tiêu cho một số sự kiện của gia đình.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền ?

A. Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ.

B. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng.

C. Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Có bao nhiêu bước để thực hiện việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Đâu là thứ tự đúng của các bước thực hiện việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền?

(1): Xác định khoản tiền cần tiết kiệm.

(2): Phân loại các khoản chi và tính mức chi tiêu phù hợp cho từng nhóm.

(3): Xác định các khoản chi ưu tiên.

(4): Xác định một số phương pháp giúp tăng khoản tiền tiết kiệm.

A. 1 – 2 – 3 – 4.

B.2 – 3 – 4 – 1.

C. 4 – 3 – 2 – 1.

D. 1 – 3 – 2 – 4.

Câu 4: Nếu có tiền tiết kiệm, đâu là việc chúng ta có thể làm?

A. Tổ chức sinh nhật.

B. Chi cho sở thích của bản thân.

C. Mua đồ dùng học tập.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5: Có thể làm gì với các món đồ cũ để tiết kiệm?

A. Tái chế, tận dụng đồ dùng.

B. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 6: Đâu không phải là cách tiết kiệm tiền?

A. Lên danh sách những thứ cần phải mua.

B. Không bao giờ tiết kiệm tiền.

C. Cân nhắc, so sánh giá để tìm sản phẩm phù hợp và kinh tế nhất.

D. Tái sử dụng đồ cũ để làm thành những vật dụng hữu ích hơn.

Câu 7: Có bao nhiêu bước thực hiện việc lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 8: Đâu là thứ tự đúng của các bước thực hiện việc lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình?

(1): Xác định mục đích, thời gian và số người tham gia.

(2): Xác định tổng số tiền hiện có.

(3): Lập danh sách các khoản phải chi.

(4): Xác định những khoản có thể tự làm để tiết kiệm chi phí.

(5): Hoàn thành kế hoạch chi tiêu.

A. 5 – 4 – 3 – 2 – 1.

B.1 – 2 – 3 – 4 – 5.

C. 4 – 3 – 2 – 1 – 5.

D. 1 – 3 – 2 – 5 – 4.

Câu 9: Đâu là bước thực hiện quan trọng nhất khi lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình?

A. 2

B.3

C. 4

D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.

Câu 10: Khi lập kế hoạch tổ chức một sự kiện cho gia đình, chúng ta cần tránh điều gì?

A. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện.

B. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi.

C. Không lên kế hoạch tiết kiệm và không lập danh mục chi tiêu

D. Cả A, B và C đều sai.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về việc quản lý chi tiêu?

A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.

B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có

C. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

D. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu.

Câu 2: Đâu không phải bước thực hiện có trong việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền?

A. Xác định khoản tiền cần tiết kiệm.

B. Xác định mục đích, thời gian và số người tham gia.

C. Phân loại các khoản chi và tính mức chi tiêu phù hợp cho từng nhóm.

D. Xác định một số phương pháp giúp tăng khoản tiền tiết kiệm.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình không cần chi tiết, tỉ mỉ.

B. Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình không cần suy nghĩ về vấn đề tiết kiệm.

C. Việc lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình là không quan trọng.

D. Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình cần xem xét đến vấn đề tiết kiệm và chi tiêu hợp lí.

Câu 4: Đâu là sự kiện cần lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lý?

A. Tổ chức sinh nhật của một thành viên trong gia đình.

B. Tổ chức buổi sum họp cùng với họ hàng vào dịp đầu năm/ ngày cúng giỗ.

C. Tổ chức kỉ niệm ngày nghỉ lể truyền thống của gia đình, đất nước.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Tại sao cần lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng cho mỗi sự kiện của gia đình?

A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch.

B. Tránh lãng phí hay chi tiền vào những hoạt động không cần thiết.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Chi tiêu vào hoạt động nào đưới đây thì chưa hợp lí?

A. Mua đồ ăn cho gia đình mỗi ngày.

B. Mua sắm online mỗi ngày.

C. Mua sách vở, đồ dùng học tập.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2:Khi em phải tổ chức tiệc mừng thọ cho ông/bà, đâu là mục chi cần thiết để tổ chức?

A. Mua đồ ăn/ đồ uống.

B. Mua bánh kem.

C. Mua đồ trang trí, quà/thiệp.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3:Sự kiện hay hoạt động nào dưới đây không cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lí?

A. Một nhóm bạn rủ nhau đi ăn vặt ở cổng trường.

B. Tổ chức liên hoan cho một thành viên trong gia đình đỗ đại học.

C. Tổ chức sinh nhật cho bố/mẹ.

D.Tổ chức buổi sum họp họ hàng vào dịp Tết.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối..

B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.

C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.

D. Đáp án khác.

Câu 2: Em hãy đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống dưới đây và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?

Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình như sau:

(1): Liệt kê các khoản cần chi như mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật

(2): Cân nhắc trước khi chi tiết như việc quan trọng, cấp thiết mới chi

(3): Để dành từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi tuần, cho vào hộp tiết kiệm

A. Bạn Khánh có cách tiết kiệm quá mức và không thiết thực.

B. Bạn Khánh có cách tiết kiệm khá hà tiện và chưa phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.

C. Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.

D. Đáp án khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay