Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 7 - Tuần 27 - Nhiệm vụ 3, 4 - Góp phần giảm thiểu hiệu hứng nhà kính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7 - Tuần 27 - Nhiệm vụ 3, 4 - Góp phần giảm thiểu hiệu hứng nhà kính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)

CHỦ ĐỀ 7: GÓP PHẦN GIẢM THIỂU HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Tuần 27Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 3, 4 chủ đề 7

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu và thực hiện các việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại.

Nhiệm vụ 4: Thực hiện tuyên truyền bảo vệ mội trường.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Danh lam thắng cảnh là gì?

A. Là cảnh quan thiên nhiên..

B. Là cảnh quan thiên nhiên có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học..

C.Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc.

D. Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.

Câu 2: Hiện tại, đâu là hiện trạng môi trường ở một số khu vực tham quan ?

A. Rác thải tràn lan do khách tham quan xả rác bừa bãi.

B. Cảnh quan bị xâm phạm do công tác quản lí chưa tốt.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Câu 3: Đâu là những việc nên làm khi đi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh? A. Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, kín đáo.

B. Không thực hiện các quy định của di tích.

C. Sờ vào hiện vật.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 4: Em có thể giới thiệu gì về các di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Tên di tích, danh lam thắng cảnh.

B. Nét đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh.

C.Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đâu là các việc làm để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh xung quanh các di tích.

B.Tham gia vào các chương trình tình nguyện để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

C. Nhắc nhở, tuyên truyền với mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Việc bảo vệ, giữ gìn danh lam thắng cảnh là trách nhiệm của ai?

A. Tất cả mọi người.

B. Chỉ sinh viên, học sinh.

C. Chỉ người cao tuổi.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 7: Đâu là hành động không nên làm khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, kín đáo.

B. Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng trong khuôn viên khu di tích.

C. Đi nhẹ, nói khẽ, không tự ý sờ vào hiện vật.

D. Tự giác thực hiện nội quy chung của khu di tích.

Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Viết, vẽ, khắc tên mình lên tường.

B. Hái hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ.

C. Tự giác thực hiện nội quy của các khu di tích, khu tham quan.

D. A và B đều đúng.

Câu 9: Em có thể tuyên truyền về việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh qua những phương tiện nào?

A.Qua internet.

B. Qua sách báo, tranh vẽ, poster.

C. Qua những buổi tuyên truyên trực tiếp cho mọi người tại địa phương.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Ý nghĩa của việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh là gì?

A. Góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và vun đắp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

B. Góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia với bạn bè quốc tế

C.Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Việc nào dưới đây không phải là việc làm để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Nhắc nhở, tuyên truyền với mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá....

B. Thấy người phá hoại di tích lịch sử tỏ ra không quan tâm.

C. Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di tịch lịch sử- văn hoá.

D. Tổ chức tham gia, tìm hiểu di tích lịch sử.

Câu 2:Tại sao chúng ta nên thực hiện những việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Vì những hành động đó thể hiện sự tôn trọng, có hiểu biết, ý thức giữ gìn những di tích, danh lam thắng cảnh.

B. Vì để ra vẻ với người khác.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Tại sao chúng ta nên tránh xa, loại bỏ những hành vi không mang tính chất bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Vì sợ bị bắt và phạt tiền.

B. Vì đó những hành vi đó thể hiện sự vô lễ, vi phạm pháp luật, thiếu ý thức đối với những di tích, danh lam thắng cảnh.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Hãy chọn đáp án sai?

A. Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, kín đáo.

B.Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên trong khu di tích và khu tham quan.

C. Không viết, vẽ bậy lên tường.

D. Tự ý sờ vào hiện vật của khu di tích hay khu tham quan.

Câu 5:Đâu là hành vi thể hiện em biết bảo vệ danh lam thắng cảnh?

A. Tổ chức tham gia, tìm hiểu di tích lịch sử.

B. Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng trong khuôn viên khu di tích.

C. Hái hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Là một học sinh, bản thân em có thể làm gì dưới đây để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh?

A. Ủng hộ hành vi không bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh.

B. Không vứt rác bừa bãi, giữ vệ siinh xung quanh các di tích.

C. Không tham gia các chương trình tìm hiểu về di tích lịch sử.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2:Để tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề “Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương” thì em cần làm gì nếu em là người chủ trì?

A. Phân công người đóng vai các thành phần tham gia.

B. Cho các thành viên trình bày trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích danh lam thắng cảnh ở địa phương.

C. Điều khiển quá trình thảo luận tổng kết nội dung.

D.Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3:Để vận động, tuyên truyền cho mọi người về việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, bản thân em cần làm gì?

A. Trau dồi kiến thức, kĩ năng để hiểu biết sâu sắc về các di tích, danh lam thắng cảnh.

B. Rèn luyện bản thân hàng ngày để trở thành tấm gương cho mọi người.

C. Nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người, đất nước.

D. Cả A, B và C đều đúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Trong buổi đi tham quan khu Di thích Đền Hùng Phú Thọ cùng cả lớp, có rất nhiều bạn nói chuyện, cười đùa lớn tiếng ở đó, thậm chí còn tự tiện ờ vào các hiện vật. Em sẽ xử lý như thế nào?

A. Thờ ơ, không quan tâm.

B. Nhắc nhở và khuyên nhủ các bạn, nếu các bạn vẫn không nghe thì báo cáo lại cho giáo viên.

C. Đồng tình với các hành vi của các bạn.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 2:Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào. Em đồng tình với quan điểm nào?

A. Đồng tình với bạn Dung.

B. Đồng tình với các bạn còn lại.

C. Không đồng tình với ai cả.

D.Đáp án khác.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay