Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 8 - Tuần 30 - Nhiệm vụ 3, 4 - Hợp tác và phát triển
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8 - Tuần 30 - Nhiệm vụ 3, 4 - Hợp tác và phát triển. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 8: HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
Tuần 30 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 3, 4 chủ đề 8
Nhiệm vụ3: Xác định những nguy hiểm, rủi ro mà người lao động có thể gặp hay khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu những quy tắc giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương.
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đâu là nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản?
A. Thời tiết khắc nghiệt.
B. Thiếu thốn lương thực.
C. Quá gần bờ.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Đâu là nguy hiểm của nghề thợ điện?
A. Té ngã
B. Giật điện
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 3: Đâu là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề đóng tàu, đi biển?
A. Đau mắt
B. Bị bắn
C.Chấn thương tay, chân.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Khi sử dụng và tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, lập trình viên có thể gặp những rủi ro hay nguy hiểm nào?
A. Bị bỏng.
B.Bị gãy tay, gãy chân.
C. Té ngã.
D. Có thể gây hội chứng thị giác màn hình.
Câu 5: Đâu là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề cảnh sát hình sự?
A. Bị bắn.
B. Bị tội phạm đả thương.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong lao động, chúng ta cần làm gì?
A. Sử dụng đồ bảo hộ lao động.
B. Tuân thủ quy trình làm việc
C.Hiểu biết về những sự cố trong công việc.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Đâu là cách để giữ an toàn tránh nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề cảnh sát hình sự?
A. Luyện võ.
B. Mặc áo chống đạn.
C. Rèn luyện khả năng ứng biến và xử lý tình huống nhanh.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Đâu là cách để giữ an toàn tránh nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề mộc?
A. Đặt biển báo chú ý khu vực xây dựng.
B. Đeo kính bảo hộ và đeo khẩu trang.
C. Chớp mắt thường xuyên.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Đâu là những quy tắc an toàn lao động trong nghề ngư dân?
A.Mặc áo phao khi tham gia đánh bắt cá và trang bị đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn
B. Hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển, nhất là lúc hoạt động vào ban đêm.
C. Ghi nhớ đầy đủ các thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn để liên lạc khi có sự cố.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Đâu là cách để giữ an toàn, tránh nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề xây dựng?
A. Luôn đội mũ bảo hiểm.
B. Mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định.
C.Đặt biển báo chú ý khu vực xây dựng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu là lí do khiến những người làm nghề thợ lặn dễ gặp những rủi ro, nguy hiểm như tụt huyết áp, tiếu không khí để thở,…?
A. Thiếu hoặc không mặc đồ lặn biển.
B. Ngồi sai tư thế, quá gần màn hình.
C. Không sử dụng găng tay bảo hộ.
D. B và C đúng.
Câu 2:Đâu không phải là cách giữ an toàn cho những người làm nghề ngư dân?
A. Mặc áo phao khi đánh bắt.
B. Hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển.
C. Chớp mắt thường xuyên.
D. Trang bị đủ phao cứu sinh và thiết bị an toàn.
Câu 3: Đâu không phải là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề xây dựng?
A. Ngã từ trên cao
B. Nhiễm hoá chất độc hại.
C. Rơi nguyên vật liệu từ trên cao.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là lí do khiến những người làm nghề thợ hàn dễ gặp những rủi ro, nguy hiểm như giảm thị lực, tổn thương da,…?
A. Không sử dụng mặt nạ hàn.
B.Không sử dụng găng tay bảo hộ.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 5:Đâu là quy tắc sai trong các quy tắc an toàn lao động trong nghề cơ khí dưới đây?
A. Tự ngắt hoặc bật nguồn điện của xưởng
B. Tháo tất cả các vật không cần thiết khi lam việc tại xưởng như đồng hồ, trang sức.
C.Mang theo các loại kính an toàn hoặc các thiết bị bảo vệ mắt trong xưởng sản xuất.
D. Mặc quần áo đồng phục của phân xưởng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Chú M. làm nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản nhưng không bao giờ đeo khẩu trang khi làm việc. Em nghĩ gì về hành động này?
A. Hành động này đúng vì đeo khẩu trang bí, không thở được.
B. Hành động này chưa đúng vì nếu không đeo khẩu trang khi tham gia nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản rất dễ bị nhiễm hóa chất độc hại.
C. Không có suy nghĩ gì.
D. Đáp án khác.
Câu 2:Cô K. là một kĩ sư xây dựng, cô đang giám sát công trình ở công trường nhưng lại không mặc đồ bảo hộ. Theo em, đâu là những rủi ro, nguy hiểm cô K. có thể gặp?
A. Nguyên liệu xây dựng rơi vào người
B. Dễ bị thương khi sập giàn ở công trường.
C. Không có nguy hiểm hay rủi ro gì cả.
D.A và B đúng.
Câu 3:Nếu bố em là một lập trình viên và thường xuyên phải sử dụng điện thoại, tiếp xúc với màn hình máy tính thì em sẽ đề xuất cách sử dụng an toàn nào cho bố?
A. Chớp mắt thường xuyên.
B. Làm khoảng 20 phút thì cho mắt nghỉ khoảng 20 giây bằng cách nhìn ra xa khỏi màn hình.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1:Theo em, nghề nào không cần giữ an toàn khi làm nghề?
A. Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
B. Nghề mộc.
C. Nghề xây dựng.
D. Nghề nào cũng cần giữ an toàn khi làm nghề vì người lao động trong nghề nào cũng có thể gặp những nguy hiểm, rủi ro.
Câu 2:Là một học sinh, em có thể làm gì để giúp người dân địa phương giữ an toàn khi làm nghề?
A. Không làm được gì cả vì mình còn nhỏ.
B. Cùng các bạn tham gia vào các hoạt động trường lớp, địa phương về chủ đề “Những quy tắc giữ an toàn khi làm nghề cho người dân địa phương” để tuyên truyền cho mọi người.
C. Nhắc nhở hoặc đề xuất quy tắc an toàn khi gặp bất kì người lao động địa phương nào chưa đảm bảo độ an toàn khi làm việc.
D.B và C đúng.