Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7_văn bản 3_một chuyện đùa nho nhỏ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 3_một chuyện đùa nho nhỏ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

VĂN BẢN 3: MỘT CHUYỆN ĐÙA NHO NHỎ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Câu chuyện trong văn bản được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi tác giả

Câu 2: Người kể chuyện ở đây là:

A. Nhân vật phụ chứng kiến

B. Người được nghe kể lại

C. Nhân vật tham gia hành động chính.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nội dung của đoạn từ đầu đến “không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!” là gì?

A. Thử thách trượt tuyết lần đầu tiên trong đời của Nadia.

B. Lời yêu thương chân thành bộc phát của nhân vật “tôi” bất giác trở thành một chuyện đùa song lại nhen lên trong lòng Nadia khát vọng hạnh phúc cùng những băn khoăn.

C. Những lần trượt tuyết đáng sợ nhưng tuyệt vời trong đời của Nadia. Nadia không chỉ được chơi một trò chơi mạo hiểm mà cô còn cảm nhận được tình yêu của thiên nhiên dành cho mình.

D. Cả A và C.

Câu 4: Nội dung của đoạn từ “Sáng hôm sau” đến “không còn khả năng hiểu nữa…” là gì?

A. Câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính ngày càng trở nên nồng thắm qua việc đi chơi trượt ván.

B. Nỗi sợ lấp đầy tâm trí của Nadia, cô sợ một ngày nào đó, tình cảm của cô không còn được trân trọng.

C. Nadia say sưa với khát vọng yêu thương, rồi quyết tâm vượt qua nỗi sợ, truy tìm sự thật một mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nội dung của đoạn từ “Thế rồi những ngày xuân tháng Ba đã tới …” đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc…” là gì?

A. Sự thú nhận tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho Nadia.

B. Nỗi buồn của Nadia khi biết chàng trai kia chỉ đang lừa dối tình cảm của mình, chỉ đang trêu đùa mình.

C. Khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp tại miền nam nước Nga.

D. Cảnh chia tay lúc xuân sang – khoảnh khắc giao cảm một lần nữa bừng lên rồi vụt tắt.

Câu 6: Nội dung của đoạn từ “Chuyện ấy đã qua lâu rồi” cho đến hết là gì?

A. Âm vang trong tâm trí nhân vật “tôi” về bốn tiếng “Nadia, anh yêu em!”

B. Cuộc sống hạnh phúc của Nadia sau này.

C. Những suy tư, nuối tiếc, trăn trở nhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Các cụm từ “qua lâu rồi”, “cũng thế cả thôi” trong phần kết cho thấy điều gì ở giọng điệu của người kể chuyện?

A. Tự tin

B. Lãnh đạm

C. Quyết tâm

D. Day dứt

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Nadia.

A. Chân thành

B. Tôn trọng

C. Đùa nghịch

D. Vớ vẩn, lãng xẹt

Câu 2: Câu nào trong văn bản không thể hiện nỗi “băn khoăn cực điểm” của Nadia ngay sau khi được nghe những lời yêu thương lần đầu?

A. Hình như điều bí ẩn làm nàng thấy trong lòng băn khoăn.

B. Có phải anh nói ra những lời đó không? Có hay không?

C. Đó là một câu hỏi của lòng tự trọng, của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên đời này.

D. Các vàng tôi cũng chịu! Chỉ thiếu chút nữa là tôi chết!

Câu 3: Câu nói “Nadia, anh yêu em!” có ý nghĩa như thế nào đối với Nadia?

A. Câu nói khơi gợi lên trong lòng cô về tình yêu đôi lứa, điều mà luôn tiềm ẩn trong lòng cô.

B. Câu nói khiến cô cảm thấy rằng có ai đó muốn yêu thương, che chở cho cô.

C. Câu nói cho thấy tinh thần chính nghĩa, khao khát tự do trong lòng cô đang lớn dần.

D. Cả A và B.

Câu 4: Vì sao bất chấp nỗi sợ, Nadia vẫn quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm nữa không?

A. Vì cô muốn khám phá năng lực thực sự của mình, biết đâu nhờ thế cô được chọn đi làm vận động viên môn trượt tuyết.

B. Vì cô muốn cho nhân vật “tôi”, anh chàng đã lừa gạt tình cảm của cô, phải khiếp sợ trước sức mạnh thực sự của mình.

C. Vì chính nỗi “băn khoăn cựu điểm” làm cho cô không thoả mãn với cảm giác say sưa do những lời yêu thương mang lại, mà muốt vượt ra khỏi tầm ý thức của nhân vật “tôi”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Bao trùm lên cảnh chia tay lúc xuân sang là:

A. Sự tương phản giữa khát khao giao cảm bừng lên lần cuối rồi tắt đi trong thực tế phũ phàng.

B. Niềm kiêu hãnh của hai nhân vật chính trong truyện vì họ đã được làm những điều mình hằng ao ước.

C. Sự lo lắng của con người nơi miền nam nước Pháp về một tương lai bất định.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đọc đoạn từ “Mặt trời như trở nên dịu dàng … có lẽ là suốt đời”. Ta có thể nhận xét gì về đoạn này?

A. Bức tranh tháng ba ở miền nam nước Nga thật đẹp với ánh nắng và những thảm cỏ trải dài xanh mướt.

B. Cả cảnh vật lẫn con người ở đây đều được miêu tả theo khuynh hướng ấn tượng chung như là một điều gì đó thật đẹp, thật ấm áp nhen nhúm lên, rồi tan biến.

C. Con người nơi đây như hoà chung với sức sống mãnh liệt của thiên nhiên rộng mở, tươi đẹp.

D. Cả B và C.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi này sinh ý đùa với Nadia, hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Nadia nữa?

A. Sau lần trượt tuyết thứ nhất, nhân vật “tôi” quan sát Nadia và có lúc còn như nhập vào tâm trạng “băn khoăn cực điểm” của nàng, song ý đùa xuất hiện ngay: “Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”

B. Trong lần trượt truyết thứ hai, nhân vật đã bắt đầu tính toán (“đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói:”), và sau đó thể hiện “giọng nói thờ ơ lãnh đạm”.

C. Trước khi nhắc lại câu nói trong lần thứ ba, anh ta cần thận “lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếng”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?

A. Vì anh biến tình yêu của Nadia, cũng là của mình thành “một chuyện đùa”. Anh đã bỏ lỡ cơ hội đón nhận hạnh phúc của chính mình.

B. Vì anh là người đã suy tính tất cả kế hoạch nhưng rồi lại bị đối phương chơi lại nên mất hết tất cả.

C. Vì anh không có được ý chí và tinh thần cần có của người dân Nga khi yêu một ai đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Trong trò đùa của mình, nhân vật “tôi” khi sắm vai “lãnh đạm” đã đánh mất sự đồng cảm với khát vọng hạnh phúc của cô gái và chưa ý thức được rằng khát vọng hạnh phúc của cô cũng đồng thời chính là cơ hội hạnh phúc của anh.

Đâu là minh chứng cho sự tiếc nuối của nhân vật “tôi”?

A. Nadia đã đi lấy chồng và người chồng đó đáng nhẽ phải là anh thì nay không như thế nữa.

B. Cuộc sống giàu sang, ngày nào cũng được nghe “Nadia, anh yêu em!”.

C. Nỗi buồn mơ hồ lúc xuân sang, khát vọng nói lời yêu thương thêm một lần nữa và sự trăn trở của nhân vật “tôi” ở câu kết truyện.

D. Nỗi buồn mơ hồ lúc xuân sang, sự xa cách của hai người do cuộc sống gây nên và sự trăn trở về khả năng giải quyết vấn đề của bản thân nhân vật.

Câu 4: Sau khi được nghe những lời yêu thương lần đầu, Nadia không chỉ cảm thấy hạnh được nghe lời tỏ tình, mà còn băn khoăn liệu lời yêu thương đó có tồn tại khách quan không hay chỉ là ……………

A. Tiếng nói vu vơ đâu đó.

B. Tiếng lòng của chính cô.

C. Ảo giác khi mà cô chưa bao giờ được ai yêu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Băn khoăn của Nadia: “Không, gió không thể nói được những lời ấy! Mà mình cũng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!”. Đối với Nadia, “gió” ở đây là gì?

A. Là lời nói của người mà cô cho rằng đã nói ra tiếng “anh yêu em”.

B. Là tiếng lòng, khát vọng được yêu thương tiềm ẩn có lẽ đang vang lên trong lòng cô gái từ lâu.

C. Là nỗi nhớ về lúc nghe thấy những tiếng yêu thương ở giữa lưng chừng đồi khi đang trượt xuống.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đoạn dưới đây chứng minh cho ý kiến “Khi biến những lời yêu thương thành chuyện đùa, nhân vật “tôi” ngày một xa cách với Nadia, mất dần khả năng đồng cảm với nàng”:

“(1) Bắt đầu từ sau lần thứ nhất, nhân vật “tôi” khi kể chuyện đã dịch chuyển điểm nhìn của mình ra ngoài ý thức của Nadia, do vậy mà những phỏng đoán của anh về tâm trạng và hành động của nàng không còn xác đáng nữa. (2) Nhân vật “tôi” cho rằng: “Nadia quen nghe những lời ấy… Ai, gió hay là tôi, đã thổ lộ với nàng những lời yêu đương ấy, nàng không biết được. Nhưng với nàng giờ đây, ai nói, có lẽ, cũng như nhau cả thôi”. Anh vẫn đúng về những suy nghĩ bề ngoài của Nadia nhưng sai hoàn toàn về những suy nghĩ trong sâu thẳm – Nadia vẫn quyết truy tìm sự thật. (3) Anh trở thành nhỏ bé “lẫn trong đám đông” khi quan sát nàng bước lên xe trượt một mình để kiểm chứng sự thật. Chính lúc “lẫn trong đám đông” quan sát Nadia, nhân vật “tôi” bộc lộ khả năng suy tính hợp lí của mình. (4) Như người của “đám đông”, anh ta đã không đủ dũng khí thú nhận tình yêu đích thực với lòng mình, biến nó thành chuyện đùa, để hạnh phúc vốn rất gần, vuột ra ngoài tầm tay với.”

Câu nào trong đoạn trên đây không đúng?

A. (1)

B. (1, 2)

C. (2, 3)

D. (1, 4)

Câu 2: Chi tiết “gửi lời theo gió” ở cảnh chia tay của hai nhân vật có gì đặc biệt?

A. Không có gì đặc biệt lắm, nó chỉ đơn giản là biểu thị sự giao cảm của hai nhân vật với khát vọng hạnh phúc bừng lên trong khoảnh khắc như một cơn gió.

B. Khá đặc, đây là một chi tiết đắt giá, gây hấp dẫn và cũng gây nên một cảm xúc buồn trong tâm tưởng của người đọc.

C. Rất đặc biệt, vì nó đã thể hiện được khát khao cháy hết mình cho lần cuối cùng của hai nhân vật, cùng với đó là khát vọng về một thế giới nơi mà con người có thể dễ dàng bày tỏ cảm xúc, tình yêu.

D. Rất đặc biệt, vì nó có tính chất bổ sung cho những thiếu sót của các phần trước đó.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay