Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 10_văn bản 1_ghe xuồng Nam Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10_văn bản 1_ghe xuồng Nam Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 1: GHE XUỒNG NAM BỘ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Văn bản thuộc thể loại gì?

A. Văn bản thông tin

B. Truyện ngắn

C. Tản văn

D. Tuỳ bút

Câu 2: Những yếu tố quan trọng của một mục tài liệu tham khảo là gì?

A. Tên tác giả và tên tài liệu trích dẫn

B. Nhà xuất bản

C. Năm xuất bản

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Không có loại xuồng nào sau đây?

A. Xuồng ba lá

B. Xuồng năm lá

C. Xuồng ngàn lá

D. Xuồng tam bản

Câu 4: Không có loại ghe nào sau đây?

A. Ghe búa

B. Ghe ngo

C. Ghe hầu

D. Ghe bầu

Câu 5: Xuồng vỏ gòn có kích thước như thế nào?

A. To

B. Nhỏ

C. Trung bình

D. Không có kích thước cụ thể.

Câu 6: Xuồng độc mộc do người dân tộc nào làm ra?

A. E-đê

B. Gia-rai

C. Kinh

D. Khmer

Câu 7: Ghe xuồng ở Nam Bộ có giá trị gì?

A. Làm phương tiện đi lại

B. Làm công cụ để tính toán tốc độ phát triển.

C. Chứa đựng những giá trị văn hoá.

D. Cả A và C.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nội dung của đoạn số 1 là gì?

A. Dự báo khả năng phát triển trong tương lai của ghe xuồng.

B. Chi phí đầu tư cho ghe xuồng.

C. Giới thiệu chung về ghe xuồng Nam Bộ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung của đoạn 2 là gì?

A. Giới thiệu cụ thể về xuồng.

B. Hệ thống phân bổ xuồng ở Nam Bộ.

C. Chi phí các loại xuồng.

D. Sản lượng chuyên chở của các loại xuồng.

Câu 3: Nội dung của đoạn 3 là gì?

A. Giới thiệu cụ thể về ghe.

B. Hệ thống phân bổ ghe ở Nam Bộ.

C. Chi phí các loại ghe.

D. Sản lượng chuyên chở của các loại ghe.

Câu 4: Nội dung của đoạn 4 là gì?

A. Nêu lên nỗi lo sợ của tác giả về vấn đề môi trường do ghe xuồng máy tạo ra.

B. Các số liệu có liên quan.

C. Khái quát giá trị của ghe xuồng Nam Bộ.

D. Dự báo về tương lai của ghe xuồng Nam Bộ.

Câu 5: Ghe xuồng ở Nam Bộ ………………….

A. Là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế.

B. Có kích thước to lớn.

C. Có sống lượng hạn chế, thường là ghe xuồng nhỏ, bé dùng để đi lại.

D. Rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau.

Câu 6: Tác giả phân loại xuồng trong bài trên căn cứ nào?

A. Giá thành, tính năng, kiểu dáng.

B. Đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động.

C. Đặc điểm, cấu trúc, công nghệ hiện đại được tích hợp.

D. Văn bản không nói đến.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Xác định bố cục của văn bản?

A. Đoạn 1 – đoạn 2 – đoạn 3 – đoạn 4.

B. Đoạn 1 – đoạn 2 và 3 – đoạn 4.

C. Đoạn 1 và 2 – đoạn 3 và 4.

D. Bố cục của văn bản không rõ ràng.

Câu 2: Mục đích của văn bản là gì?

A. Cung cấp cho người đọc những kinh nghiệm khi mua bán xuồng, ghe ở Nam Bộ: giá bán, cách trả giá, khu vực mua bán, cách tìm người mua.

B. Cung cấp cho người đọc những thông tin về thị trường ghe, xuồng ở Nam Bộ.

C. Giúp người đọc nhận thức được các vấn đề đang trực tiếp đe doạ đến việc đi lại trên sông nước ở Nam Bộ.

D. Cung cấp cho người đọc những thông tin chính về ghe xuồng Nam Bộ: phân loại, đặc điểm, chức năng, phạm vi sử dụng của từng loại và tiểu loại, giá trị.

Câu 3: Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản?

A. Theo trình tự thời gian.

B. Theo trình tự không gian (đoạn 1, 2, 3)

C. Theo hướng phân loại đối tượng (đoạn 2 và 3).

D. Cả A và B.

Câu 4: Dựa vào câu trả lời ở câu 3 phần Vận dụng. Cách triển khai này có hiệu quả gì?

A. Tạo được mối liên kết với các cấu trúc phổ biến khi được trích dẫn vào các văn bản khác.

B. Giúp người đọc có được thông tin đầy đủ về từng đối tượng được thuyết minh, đồng thời, làm cho bài viết được rõ ràng, mạch lạc.

C. Giúp người đọc cảm nhận được nhịp điệu của văn bản, từ đó người đọc sẽ có thể nhớ nhanh các nội dung chính.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Nghị luận.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Các cước chú và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì?

A. Giúp cho người đọc hiểu được xuất xứ và nghĩa của các từ ngữ này.

B. Giúp người đọc xác định được nội dung của văn bản.

C. Giúp người đọc làm chủ được văn bản.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Có cần chú thích thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

A. Có. Càng nhiều thì càng dễ đọc.

B. Không. Văn bản hầu như chỉ có các từ quen thuộc, không có từ khó, ít dùng hay từ địa phượng.

C. Cần sửa đổi các chú thích đang có thì hợp lí hơn.

D. Điều đó tuỳ thuộc vào đối tượng đọc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay