Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 21 - Câu lệnh lặp while
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21 - Câu lệnh lặp while. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
BÀI 21: CÂU LỆNH LẶP WHILE
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Câu lệnh sau giải bài toán nào:
while M != N:
if M > N:
M = M – N
else:
N = N – M
A. Tìm UCLN của M và N.
B. Tìm BCNN của M và N.
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N.
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N.
Câu 2: Vòng lặp while - do kết thúc khi nào?
A. Khi một số điều kiện cho trước thoả mãn.
B. Khi đủ số vòng lặp.
C. Khi tìm được output.
D. Tất cả các phương án.
Câu 3: Các khối lệnh trong cấu trúc tuần tự sẽ được thực hiện như thế nào?
A. Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.
B. Khối lệnh này tương ứng với cấu trúc rẽ nhánh và được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện if.
C. Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.
D. Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
Câu 4: Cho đoạn chương trình python sau:
Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 5: Cấu trúc rẽ nhánh có các khối lệnh thực hiện lệnh ra sao?
A. Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.
B. Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
C. Khối này tương ứng với cấu trúc tuần tự trong chương trình và được thể hiện bằng các câu lệnh như: gán giá trị, nhập/xuất dữ liệu,...
D. Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.
Câu 6: Kết quả của chương trình sau là gì?
x = 8
y = 2
while y < x:
x = x - 2
print(x, end = " ")
A. 8, 6, 4, 2.
B. 8, 6, 4.
C. 6, 4, 2.
D. 8, 6, 4, 2, 0.
Câu 7: Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + 4 +… + n + … cho đến khi S>10000. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng
A. while S >= 10000.
B. while S < 10000.
C. while S <= 10000.
D. While S >10000.
Câu 8: Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai thuộc dạng cấu trúc nào?
A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc lặp.
C. Cấu trúc rẽ nhánh.
D. Đáp án khác.
Câu 9: Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là
A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc rẽ nhánh.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cả ba cấu trúc.
Câu 10: Điều kiện trong câu lệnh while là biểu thức dạng dữ liệu gì?
A. str.
B. int.
C. bool.
D. float.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Có ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ lập trình.
B. Cấu trúc tuần tự gồm các khối lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
C. Khối lệnh chỉ được thực hiện tuỳ thuộc điều kiện nào đó được thể hiện bằng câu lệnh for, while.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 2: Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh sau:
x = 1
while (x <= 5):
print(“python”)
x = x + 1
A. 5 từ python.
B. 4 từ python.
C. 3 từ python.
D. Không có kết quả.
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất
i = 0; x = 0
while i < 10:
if i%2 == 0:
x += 1
i += 1
print(x)
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?
A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.
Câu 5: Ngôn ngữ lập trình bậc cao gồm bao nhiêu cấu trúc?
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác?
A. While là lệnh lặp với số lần không biết trước.
B. For là lệnh lặp với số lần xác định trước.
C. Khối lệnh lặp while được thực hiện cho đến khi <điều kiện> = False.
D. Số lần lặp của lệnh lặp for luôn được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range().
Câu 7: Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?
A. while < điều kiện >: < câu lệnh >.
B. while < điều kiện > < câu lệnh >.
C. while < điều kiện >:.
D. while < điều kiện > do < câu lệnh >.
Câu 8: Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước
A. while <điều kiện> to <câu lệnh>.
B. while <điều kiện> to <câu lệnh1> do<câu lệnh 2>.
C. while <điều kiện> do: <câu lệnh>.
D. while <điều kiện>: <câu lệnh>.
Câu 9: Cho đoạn chương trình sau:
n = int(input("Nhập n<=1000: "))
k=0
n=abs(n)
while n!=0:
n=n//10
k=k+1
print(k)
Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. k là số chữ số có nghĩa của n.
B. k là chữ số hàng đơn vị của n.
C. k là chữ số khác 0 lớn nhất của n.
D. k là số chữ số khác 0 của n.
Câu 10: Kết quả của chương trình sau:
x = 1
y = 5
while x < y:
print(x, end = " ")
x = x + 1
A. 1 2 3 4.
B. 2 3 4 5.
C. 1 2 3 4 5.
D. 2 3 4.
Câu 11: Cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:
a = 10
while a < 11: print(a)
A. Trên màn hình xuất hiện một số 10.
B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a.
C. Trên màn hình xuất hiện một số 11.
D. Chương trình bị lặp vô tận.
Câu 12: Trong câu lệnh while khối lệnh sẽ thục hiện khi nào?
A. Điều kiện sai.
B. Điều kiện đúng.
C. Khi tìm được output.
D. Khi đủ số vòng lặp.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:
n = int(input("Nhập n<=1000: "))
k=0
n=abs(n)
while n!=0:
n=n//10
k=k+1
print(k)
Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. k là số chữ số có nghĩa của n.
B. k là chữ số hàng đơn vị của n.
C. k là chữ số khác 0 lớn nhất của n.
D. k là số chữ số khác 0 của n.
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:
i=1
s=0
while <điều kiện>:
s=s+i
i=i+1
Đoạn chương trình trên tính tổng s=1+2+3+...+10, <điều kiện> là:
A. i<=10
B. i==10
C. i>=10
D. i>10
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>109. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while là đúng:
A. While S>=109:
B. While S =109:
C. While S <109:
D. While S !=109:
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 21: Câu lệnh lặp while (2 tiết)