Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 8: Sinh thái; 9: Sinh quyển (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 8: Sinh thái + Chủ đề 9: Sinh quyển (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8 + 9: SINH THÁI VÀ SINH QUYỂN

(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?

Trả lời:

Vì con người có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hầu hết đời sống của các sinh vật trong môi trường. Con người có thể làm thay đổi môi trường sống, điều kiện sống, các nhân tố vô sinh khác cũng như sự tăng trưởng của các sinh vật khác.

Câu 2: Trình bày khái niệm quần thể? Dựa vào đặc điểm nào để xác định nhóm cá thể là quần thể sinh vật?

Trả lời:

- Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

- Để xác định nhóm cá thể là quần thể sinh vật ta dựa vào: kích thước, mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố.

Câu 3: Quần xã sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? Trình bày các đặc trưng đó?

Trả lời:

- Quần xã sinh vật có hai đặc trưng cơ bản: Độ đa dạng trong quần xã và thành phần các loài trong quần xã.

- Độ đa dạng trong quần xã: thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính ổn định càng lớn.

- Thành phần các loài trong quần xã: gồm có thành phần loài ưu thế và loài đặc trưng.

+ Loài ưu thế ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng cá thể nhiều và sinh khối lớn.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Câu 4: Để hình thành một lưới thức ăn hoàn chỉnh cần có những thành phần chủ yếu nào?

Trả lời:

Để một lưới thức ăn hoàn chỉnh cần có ba thành phần như sau:

+ Sinh vật sản xuất là sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ.

+ Sinh vật tiêu thụ là sinh vật dị dưỡng không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

+ Sinh vật phân giải là sinh vật dị dưỡng, sử dụng xác chết làm nguồn dinh dưỡng, chủ yếu là vi khuẩn nấm và động vật không xương.

Câu 5: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

Trả lời:

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng khi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

- Nguyên nhân:

+ Do các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất, hạn hán, khí hậu thay đổi đột ngột,..

+ Các hoạt động của con người như tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ làm phá vỡ nơi cư trú ổn định của loài, gây ô nhiễm môi trường sống, làm tăng nhanh đột ngột số lượng cá thể của loài nào đó trong hệ sinh thái.

Câu 6: Kể tên một số hệ sinh thái dưới nước? Nêu đặc điểm của chúng?

Trả lời:

Hệ sinh thái nước đứng:

- Vùng nước nông thực vật dễ bám trong bùn, động vật đáy.

- Vùng nước sâu vừa: có động vật phù du

- Vùng nước sâu: có động vật bóng tối.

Hệ sinh thái nước chảy:

- Vùng thượng lưu: động vật bơi giỏi

- Vùng hạ lưu có động thực vật nổi

- Vùng trung lưu: sinh vật pha trộn.

Hệ sinh thái biển:

- Chia theo chiều thẳng đứng: Tầng mặt có nhiều sinh vật, tầng giữa có nhiều động vật tự bơi, tầng đáy có các động vật đáy.

- Chia theo chiều ngang: Ven bờ có nhiều thành phần sinh vật phong phú hơn vùng ngoài khơi.

Câu 7: Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng cho năng suất cao hơn khi trồng nơi đất trống trải?

Trả lời:

Do giới hạn sinh thái của cây thích nghi phù hợp dưới tán rừng nếu thay đổi môi trường cây sẽ cho năng suất thấp hơn khi trồng ở nơi trống trải.

Câu 8: Theo em, môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quần thể sinh vật?

Trả lời:

Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở… thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

Khi môi trường có điều kiện sống thuận lợi thì số lượng cá thể trong quần thể tăng cao làm tăng mật độ cá thể của quần thể. Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng.

Câu 9: Lấy ví dụ về về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.

Trả lời:

Ví dụ: Rừng bị cháy dẫn đến nguồn thức ăn cạn kiệt làm cho số lượng thỏ trong khu rừng đó giảm.

Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để được nội dung đúng:

Cấu trúc của một hệ sinh thái gồm thành phần (1)....... và thành phần (2)…… Thành phần (3)....... bao gồm các nhân tố vô sinh, thành phần (4)....... bao gồm nhiều loài sinh vật trong (5).......

Trả lời:

(1) vô sinh               (2) hữu sinh            (3) vi sinh

(4) hữu sinh             (5) quần xã

Câu 11: Hãy phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sau:

  1. Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
  2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật.

Trả lời:

  1. Ô nhiễm do chất thải hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp nhue CO, SO2, CO2, NO2,.. có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể sinh vật. Bên cạnh đó, chúng là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
  2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật: Sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.. Những hóa chất này góp phần làm tăng năng suất cây trồng nhưng có thể gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách

Câu 12: Tại sao yếu tố nhiệt độ và độ ẩm lại quyết định đến sự hình thành các khu sinh học trên cạn?

Trả lời:

Nhiệt độ và độ ẩm là hai đặc tính của khí hậu các vùng địa lý. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của thực vật. Thực vật là sinh vật sản xuất ,là mắt xích quan trong trong lưới thức ăn nên sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.

Câu 13: Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây vào nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh: sâu rầy, cày xới, đất, độ chua, bón phân, chất mùn, ánh sáng, O2, CO2

Trả lời:

- Nhân tố sinh thái hữu sinh: sâu rầy, cày xới (con người), bón phân (con người).

- Nhân tố sinh thái vô sinh: đất, độ chua, chất mùn, ánh sáng, O2, CO2

Câu 14: Em hãy tính mật độ cá thể của mỗi quần thể trong bảng dữ liệu sau đây:

Quần thể

Số lượng cá thể

Không gian phân bố

Lim xanh

10.000

20 ha

Bắp cải

2.400

600 m2

Cá chép

30.0000

10.000 m3

 

Trả lời:

Mật độ của các cá thể trong quần thể là: 

+ Lim xanh: 10.000:20 =500 cây/ha.

+ Bắp cải: 2.400 :600 = 4 cây/m2.

+ Cá chép: 30.000: 10.000= 3 con/m3

Câu 15: Trong thực tiễn sản xuất cần làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?

Trả lời:

Để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng ta nên:

- Nuôi trồng với mật độ thích hợp.

- Tỉa thưa ở thực vật và tách đàn đối với động vật trong giai đoạn hợp lý.

- Cung cấp đủ thức ăn

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Câu 16: So sánh điểm giống và khác nhau giữa quần xã sinh vật và hệ sinh thái

Trả lời:

 Quần xã sinh vật:

+ Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn.

+ Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh.

+ Đơn vị cấu trúc là quần thể.

+ Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => không thể giao phối hay giao phấn với nhau.

+ Độ đa dạng cao.

Hệ sinh thái:

+ Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã.

+ Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Câu 17: Con người có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?

Trả lời:

- Từ khi xuất hiện trên Trái Đất và cho đến nay, nhiều hoạt động của con người đã và đang ảnh hưởng xấu đến môi trường: gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường. Điều đó đã ảnh hưởng đến chính cuộc sống của con người và con người đã nhận biết rất rõ ràng điều này.

- Ngày nay, với sự hiểu biết ngày càng tăng con người đã và đang nỗ lực chung tay, góp sức khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ và cải tạo môi trường. Điều này thể hiện vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.

Ví dụ: con người có vai trò trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường như :

+ Biết hạn chế phát triển dân số quá nhanh.

+ Biết khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Biết bảo vệ các loài sinh vật để không làm suy giảm đa dạng sinh vật.

+ Biết trồng cây gây rừng, phục hồi và trồng rừng mới, bảo vệ rừng đầu nguồn và vốn rừng hiện có

+ Biết kiểm soát và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

+ Biết triển khai có hiệu quả các hoạt động khoa học tạo ra nhiều giống vật nuôi và cây trồng có năng suất cao, tìm ra các biện pháp xử lý tốt nhất và hiệu quả nhất các chất thải trong sản xuất cũng như các chất thải sinh hoạt.

+ Biết giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

Câu 18: Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.

Trả lời:

Ví dụ: Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo…).

Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.

Câu 19: Hãy vẽ sơ đồ và giải thích vòng tuần hoàn các chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

Trả lời:

Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn rồi trả lại môi trường. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ ánh sáng mặt trời, Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng. Trong đó, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

Câu 20: Em hãy nhận xét sự thay đổi của nhân tố sau:

- Trong 1 ngày (từ sáng tới tối) ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

- Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

- Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Trong 1 ngày, cường độ ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối.

- Mùa hè dài ngày hơn mùa đông

- Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp, mùa xuân ấm áp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay