Bài tập file word Toán 9 cánh diều Bài 5: Độ dài cung tròn, diện tích hình quạt tròn, diện tích hình vành khuyên
Bộ câu hỏi tự luận Toán 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Độ dài cung tròn, diện tích hình quạt tròn, diện tích hình vành khuyên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án toán 9 cánh diều
BÀI 5: ĐỘ DÀI CUNG TRÒN, DIỆN TÍCH HÌNH QUẠT TRÒN, DIỆN TÍCH HÌNH VÀNH KHUYÊN
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tính chu vi của đường tròn bán kính 5 cm (theo đơn vị centimet và làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Trả lời:
Chu vi của đường tròn là: C = 2π.5 = 10π ≈ 31,4 (cm).
Câu 2: Tính diện tích của hình vành khuyên đó giới hạn bởi hai đường tròn cùng tâm và có bán kính lần lượt là 2,5 cm; 2 cm.
Trả lời:
Hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn cùng tâm O và có bán kính lần lượt là 2,5 cm; 2 cm được tô màu xanh như hình vẽ dưới đây:
Diện tích của hình vành khuyên tô màu xanh là:
Câu 3: Hình quạt tô màu đỏ ở hình vẽ bên dưới có bán kính bằng 2 dm và góc ở tâm bằng 150°.
a) Tính diện tích của hình quạt đó.
b) Tính chiều dài cung tương ứng với hình quạt tròn đó.
Trả lời:
Câu 4: Mặt đĩa CD ở Hình 93 có dạng hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn có bán kính lần lượt là 1,5 cm và 6 cm. Hình vành khuyên đó có diện tích bằng bao nhiêu centimét vuông (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Trả lời:
Câu 5: Hình vẽ bên dưới mô tả mảnh vải có dạng một phần tư hình vành khuyên, trong đó hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn cùng tâm và có bán kính lần lượt là 3 dm và 5 dm. Diện tích của mảnh vải đó bằng bao nhiêu decimét vuông (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Một con lắc di chuyển từ vị trí A đến vị trí B (Hình vẽ). Tính độ dài quãng đường AB mà con lắc đó đã di chuyển, biết rằng sợi dây OA có độ dài bằng và tia OA tạo với phương thẳng đứng góc .
Trả lời:
Ta có là số đo của cung AB.
Độ dài quãng đường AB mà con lắc đó đã di chuyển là:
Câu 2: Bánh xe (khi bơm căng) của một chiếc xe đạp có đường kính 650 mm. Biết rằng khi giò đĩa quay một vòng thì bánh xe đạp quay được khoảng 3,3 vòng (hình vẽ). Hỏi chiếc xe đạp di chuyển được quãng đường dài bao nhiêu mét sau khi người đi xe đạp 10 vòng liên tục?
Trả lời:
Câu 3: Hình vẽ bên dưới mô tả mặt cắt của chiếc đèn led có dạng hình vành khuyên màu trắng với bán kính các đường tròn lần lượt là 15 cm, 18 cm, 21 cm, 24 cm. Tính diện tích hai hình vành khuyên đó.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Hình vẽ bên dưới biểu diễn vùng biển được chiếu sáng bởi một hải đăng có dạng một hình quạt tròn với bán kính 18 dặm, cung AmB có số đo 245°.
a) Hãy tính diện tích vùng biển có thể nhìn thấy ánh sáng từ hải đăng theo đơn vị kilômét vuông (lấy 1 dặm = 1 609 m và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
b) Giả sử một con thuyền di chuyển dọc theo dây cung có độ dài 28 dặm của đường tròn với tâm là tâm của hình quạt tròn, bán kính là 18 dặm. Tính khoảng cách nhỏ nhất từ con thuyền đến hải đăng (theo đơn vị dặm và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Trả lời:
Đổi 1 dặm = 1 609 m = 1,609 km.
a) Diện tích vùng biển có thể nhìn thấy ánh sáng từ hải đăng là:
b) Khoảng cách nhỏ nhất từ con thuyền đến ngọn hải đăng chính là đoạn thẳng vuông góc OH từ ngọn hải đăng (điểm O) đến dây cung CD được mô tả bởi hình vẽ sau:
Xét đường tròn (O) có OH ⊥ CD tại H nên H là trung điểm của CD.
Khi đó (dặm).
Xét ∆OHC vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có: OC2 = OH2 + CH2
Suy ra OH2 = OC2 – CH2 = 182 – 142 = 128.
Do đó (dặm).
Vậy khoảng cách nhỏ nhất từ thuyền đến ngọn hải đăng khoảng 11 dặm.
Câu 2:Khi đóng đáy thuyền cho những con thuyền vượt biển, người Vikings sử dụng hai loại nêm: nêm góc và nêm cong (lần lượt tô màu xanh, màu đỏ trong Hình 1). Mặt cắt ABCD của nêm góc có dạng hai tam giác vuông OAE, ODE bằng nhau với cạnh huyền chung và bỏ đi hình quạt tròn OBC (Hình 2), được làm từ những thân cây mọc thẳng. Mặt cắt MNPQ của nêm cong có dạng một phần của hình vành khuyên (Hình 3), được làm từ những thân cây cong. Kích thước của nêm cong được cho như ở Hình 3.
a) Diện tích của nêm cong là bao nhiêu centimét vuông (lấy 1 ft = 30,48 cm, 1 in = 2,54 cm và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
b) Cần phải biết những kích thước nào của nêm góc để tính được diện tích của nêm đó?
Trả lời:
Đổi 3ft = 91,44 cm; 6 in = 15,24 cm.
a) Bán kính IQ là 91,44 + 15,24 = 106,68 (cm).
Diện tích của nêm cong MNPQ là: S = π(106,682 – 15,242) = 11148,3648π (cm2) ≈ 35 024 (cm2).
b) Diện tích nêm góc ABCD là:
Xét ∆OAE vuông tại A, ta có:
Do đó
Vậy để tính được diện tích của nêm góc ABCD, ta cần biết những kích thước: OB, OA và số đo .
Câu 3: Hình vẽ bên dưới mô tả mặt cắt của một khung gỗ có dạng ghép của năm hình: hai nửa hình tròn đường kính 2 cm; hai hình chữ nhật kích thước 2 cm × 8 cm (Hình b); một phần tư hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn cùng tâm có bán kính lần lượt là 4 cm và 6 cm. Tính diện tích của mặt cắt của khung gỗ đó.
Trả lời:
Câu 4: Cho đường tròn (O; R) và một điểm M sao cho OM = 2R. Từ M vẽ các tiếp tuyến MA và MB với A, B là các tiếp điểm.
a) Tính độ dài cung nhỏ AB.
b) Tính diện tích giới hạn bởi hai tiếp tuyến AM; BM và cung nhỏ AB.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho hình vẽ:
Biết AB = 1cm Tính độ dài đường cong AEFGH.
Trả lời:
Đường cong AE là cung của đường tròn bán kính AB = 1cm.
Độ dài đường cong AE là:
Đường cong EF là cung của đường tròn bán kính CE = CB + BE = 1 + 1 = 2cm.
Độ dài đường cong EF là:
Đường cong FG là cung của đường tròn bán kính DF = DC + CF = 1 + 2 = 3cm.
Độ dài đường cong FG là:
Đường cong GH là cung của đường tròn bán kính AG = AD + DG = 1 + 3 = 4cm
Độ dài đường cong HG là:
Độ dài đường cong AEFGH là:
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------