Câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 7-10 (PHẦN 2)

Câu 1: Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình được thể hiện dưới những hình thức nào?

Trả lời:

- Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

- Hình thức thể hiện của bạo lực gia đình:

+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.

+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.

+ Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động...)

+ Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Câu 2: Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

Các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu là:

  • Bước 1. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
  • Bước 2. Xác định các khoản cần chi.
  • Bước 3. Thiết lập quy tắc thu chi.
  • Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
  • Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

 

Câu 3: Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, liên quan đến các chất độc hại.

Trả lời:

Pháp luật Việt Nam quy định:

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác.

- Chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ các phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

Câu 4: Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Trả lời:

- Lao động là quyền của công dân: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Lao động là nghĩa vụ của công dân:

+ Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.

+ Mọi người đều phải tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì với phát triển đất nước.

+ Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.

Câu 5: Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình?

Trả lời:

- Thiếu hiểu biết về pháp luật và bình đẳng giới.

- Đói nghèo, áp lực kinh tế, thất nghiệp.

- Lạm dụng rượu và chất gây nghiện.

- Mất cân đối về quyền lực.

- Mối quan hệ không lành mạnh: ngoại tình, ghen tuông...

- Chứng kiến hoặc là nạn nhân bạo lực gia đình từ nhỏ.

Câu 6: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
  2. Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.
  3. Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
  4. Chỉ những người có ít tiền mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

  1. Không tán thành. Lập kế hoạch chi tiêu không chỉ để thực hiện mục tiêu tiết kiệm, kế hoạch chi tiêu chủ yếu giúp chúng ta có thể cân bằng được tài chính.
  2. Tán thành. Vì mục tiêu tài chính là để chi cho các khoản chi tiêu thiết yếu tránh lãng phí vào các khoản không cần thiết.
  3. Không tán thành. Tất cả mọi người đều cần phải lập kế hoạch chi tiêu, đối với những người có thói quen chi tiêu tùy tiện thì cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
  4. Không tán thành. Vì bất kì ai cũng cần phải thực hiện kế hoạch chi tiêu.

Câu 7: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào?

Trả lời:

Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại chúng ta cần ủng hộ các việc làm:

- Tìm hiểu nghiêm chỉnh về các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tố giác các hành vi tàng trữ, buôn bán trái phép pháo hoa.

- Xúi giục, dụ dỗ người khác tham gia vào việc mua bán, tàng trữ các chất gây cháy, nổ, chất độc hại.

- Báo cho các cơ quan chức năng để xử lí kịp thời khi phát hiện ra các vật thể lạ. 

Câu 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Kích động người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
  2. b) Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền im lặng khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nói ra sự thật.
  3. c) Cần lên án, tố cáo hành vi bạo lực gia đình dù mình không liên quan tới nạn nhân.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng ý. Vì: khoản 2 Điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã nghiêm cấm hành vi: cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: khi cơ quan thẩm quyền tiến hành điều tra, nạn nhân bị bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin.

- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mọi công dân.

 

Câu 9: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?

Trả lời:

- Người trong gia đình có nhận thức kém, không đủ tinh tế xử lí các tình huống trong gia đình dẫn đến xảy ra xung đột.

- Gia đình có kinh tế eo hẹp, áp lực về kinh tế có thể làm cho các thành viên trong gia đình trở nên nóng nảy, không giữ được bình tĩnh và gây ra các hành động bạo lực.

- Do tệ nạn xã hội, người bố hoặc người mẹ trong gia đình nghiện ngập, cờ bạc.

- Do trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền phổ biến luật chưa được hiệu quả.

Câu 10: Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

Trả lời:

Để mua được những món đồ dùng học tập cần thiết em có thể làm như sau:

- Lên danh sách các món đồ dùng cần thiết phải mua, giá tiền của từng món và ước tính số tiền cần sử dụng.

- Thực hiện tiết kiệm tiền mỗi ngày, từ số tiền tiêu vặt mà em có được, từ các khoản được bố mẹ cho thêm.

- Có thể hỏi sự giúp đỡ của bố mẹ nếu số tiền em còn thiếu quá nhiều. 

 

Câu 11: Nhà H ở cạnh đường biên giới, dạo gần đây H phát hiện có một nhóm đối tượng lợi dụng địa hình để thực hiện các hành vi buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, vào tiêu thụ tại thị trường của Việt Nam. Em nên làm gì khi phát hiện hành vi phạm tội của nhóm người trên?

Trả lời:

H nên quan sát nhóm đối tượng một cách cẩn trọng, có thể hãy ghi lại các bằng chứng phạm tội, trình báo sự việc lên các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lí hiệu quả.

Câu 12: Thói quen chi tiêu dưới đây hợp lí hay chưa hợp lí? Vì sao?

  1. a) Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
  2. b) Xác định giá tiền những thứ cần mua.
  3. c) Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
  4. d) Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

Trả lời:

Thói quen chi tiêu

Đánh giá

Giải thích

a) Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

Hợp lí

- Giúp chúng ta:

+ Mua đúng những mặt hàng thiết yếu; đáp ứng được đúng nhu cầu của bản thân

+ Tránh mua những hàng hóa không cần thiết, không phù hợp.

b) Xác định giá tiền những thứ cần mua.

Hợp lí

- Giúp chúng ta:

+ Chi tiêu phù hợp với mức tiền hiện có.

+ Tránh rơi vào tình trạng chi tiêu vượt kế hoạch, nợ nần.

c) Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

Hợp lí

- Giúp chúng ta: mua đúng mặt hàng cần thiết; tránh lãng phí.

d) Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

Hợp lí

- Giúp chúng ta mua được những mặt hàng có chất lượng và giá cả phù hợp, từ đó có thể tiết kiệm thêm một khoản tiền.

 

Câu 13: Em hãy sắp xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào các hình thức bạo lực tương ứng:

Hình thức bạo lực gia đình

Bạo lực về thể chất

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục

  1. Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh.
  2. Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.
  3. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.
  4. Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.
  5. Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.
  6. Anh T ép buộc vợ phải sinh bằng được con trai để lấy người nối dõi.
  7. Chị H bắt chồng phải giao nộp hết tiền lương hằng tháng.

Trả lời:

Bạo lực về thể chất

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục

a, d

b, c, e

h

g

 

Câu 14: Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?

Trả lời:

Để khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh có thể áp dụng các mẹo sau đây:

- Hạn chế xem các trang thông tin mua sắm trực tuyến, để tránh mua sắm quá độ.

- Cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một sản phẩm nào đó, chỉ mua các sản phẩm thực sự cần thiết để tránh lãng phí.

- Không lựa mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi mua.

Câu 15: Bà M là một thành viên trong Hợp tác xã Nông nghiệp sạch, các hoạt động nuôi trồng trong Hợp tác xã đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Trong một lần về quê thăm bà con, bà M chứng kiến cảnh nông dân phun tưới số lượng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, vứt bừa bãi các vỏ chai, lọ ở bờ mương. Theo em, để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch tới bà con nơi đây, bà M có thể làm gì?

Trả lời:

Để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch, bà M có thể thử các cách sau đây:

  • Tìm đến cán bộ phụ trách về nông nghiệp tại địa phương, trao đổi về vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.
  • Nêu các tác hại của việc sử dụng nhiều các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật.
  • Giới thiệu về mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp sạch cho bà con nơi đây áp dụng và thực hiện.

 

Câu 16: Cho tình huống: “Lên lớp 8, bạn Phương được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ, mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình. Mẹ đưa một khoản tiền để chi tiêu trong một tuần và hướng dẫn bạn lên kế hoạch cụ thể khi mua sắm, tránh chi tiêu tùy tiện. Những ngày đầu, bạn nghĩ mỗi ngày chỉ mua vài thứ, không cần phải lập kế hoạch nên thích gì mua nấy, khiến sinh hoạt gia đình đảo lộn vì những thứ thiết yếu như rau, quả, thịt, trứng thì thiếu nhưng nước ngọt, bánh kem, khoai tây chiên thì lại nhiều. Mới năm ngày mà Phương đã tiêu hết tiền, phải xin mẹ thêm để đi chợ.”

Từ đó trả lời câu hỏi sau: Việc bạn Phương chi tiêu tùy tiện đã dẫn đến khó khăn gì trong cuộc sống gia đình? Nếu mẹ không có đủ tiền để đưa thêm thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

- Việc bạn Phương chi tiêu tùy tiện đã dẫn đến việc:

+ Sinh hoạt gia đình bị đảo lộn vì những thứ thiết yếu như rau, quả, thịt, trứng thì thiếu nhưng nước ngọt, bánh kem, khoai tây chiên thì lại nhiều.

+ Trong vòng 5 ngày, Phương đã tiêu hết số tiền mẹ đưa và phải xin thêm tiền để đi chợ.

- Nếu mẹ Phương không có đủ tiền để đưa thì trong 2 ngày còn lại, gia đình Phương sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu các loại thực phẩm thiết yếu.

Câu 17: Do nghi ngờ vợ ngoại tình với một đồng nghiệp ở cơ quan, trong những lần cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con xung quanh nghe thấy. Không chịu được hành động của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Không những thế, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cơ nơi vợ chồng anh sống để nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị.

Theo em, hành vi này của a A có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không? Vì sao?

Trả lời:

Hành vi của anh A là bạo lực gia đình dưới hình thức bạo lực về tinh thần của vợ. Hành vi nói xấu vợ với những người xung quanh, phát tờ rơi nói xấu bôi nhọ danh dự vợ của anh A là hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

Câu 18: Sắp tới là sinh nhật mẹ H, bản thân có tiết kiệm được một 500.000 đồng từ phần thưởng học bổng của học kì trước. H muốn mua bánh sinh nhật và quà tặng mẹ. Em hãy giúp H lập kế hoạch chi tiêu để vừa có thể tặng quà sinh nhật cho mẹ mà vẫn đảm bảo được các khoản chi tiêu có thể phát sinh trong những ngày trước sinh nhật của mẹ?

Trả lời:

H có thể cân đối chi tiêu cho dịp sinh nhật của mẹ với số tiền hiện có như sau:

- Tham khảo các mẫu bánh sinh nhật trong tầm giá 250.000 đồng để mua tặng mẹ.

- Dựa vào sở thích của mẹ H có thể mua thêm một món quà trong tầm 100.000 đồng làm quà tặng.

- Số tiền còn lại H có thể dùng để dự trù cho các khoản chi phí phát sinh.

 

Câu 19: P năm nay 15 tuổi nhưng do nhà hoàn cảnh khó khăn nên em có xin vào một xưởng làm đồ thủ công mĩ nghệ để làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể rèn luyện được tay nghề. Chủ xưởng thường xuyên yêu cầu P làm các công việc như cắt, dập sợi mây bằng máy dập. Theo em, hành động của chủ xưởng đó đã thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động chưa thành niên của nhà nước không?

Trả lời:

- Hành động của chủ nhà xưởng mà P đang theo làm chưa làm đúng theo những điều mà Nhà nước đã quy định về việc sử dụng lao động thành niên.

- Theo quy định của Nhà nước lao động tuổi thành niên:

  1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
  2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
  3. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
  4. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

Câu 20: Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội.

STT

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị gia đình chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

 

Trả lời:

STT

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

Bạo lực về kinh tế

- Gây mất bình đẳng hôn nhân.

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

Bạo lực tinh thần

- Gây tổn hại đến cuộc sống của các con (danh dự, sức khỏe, tâm lý...)

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

Bạo lực tinh thần, bạo lực về tình dục

- Gây tổn thương đến cuộc sống của c T.

- Làm các con khiếp sợ.

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

Bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất

- Gây tan vỡ gia đình.

- Tổn hại đến sức khỏe, danh sự... của anh em T.

- Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay