Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 17: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC VẬT NUÔI

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Thế nào là nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi? 

Trả lời:

- Nuôi dưỡng: là cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng.

- Chăm sóc: là quá trình con người thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, … để vật nuôi được sống thoải mái, khỏe mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất.

Câu 2: Theo em quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng gồm những yếu tố nào? 

Trả lời:

Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng gồm các yếu tố:

  • Chuồng nuôi và mật độ nuôi.
  • Thức ăn và cho ăn: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà.
  • Cách chăm sóc gà đẻ trứng: làm sạch vệ sinh chuồng trại, đảm bảo nhiệt độ phù hợp, quan sát gà thường xuyên.

Câu 3: Theo em quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt gồm những yếu tố nào?

Trả lời:

Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng gồm các yếu tố:

Chuồng nuôi và mật độ nuôi.

Thức ăn và cho ăn: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà.

Cách chăm sóc gà đẻ trứng: làm sạch vệ sinh chuồng trại, đảm bảo nhiệt độ phù hợp, quan sát gà thường xuyên.

Câu 4: Hãy nêu các quy định nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa.    

Trả lời:

Chuồng nuôi và phương thức nuôi: Bò sữa thường được nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên (chuồng hở) theo hai phương thức: bán công nghiệp hoặc công nghiệp.

Thức ăn và cho ăn:

Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

Thức ăn thô: bao gồm thức ăn xanh (cỏ tự nhiên, cỏ trồng), thức được ăn ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí,...).

Thức ăn tinh: bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, gạo), bột và khô dầu đậu tương, hạt các loại cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.

Thức ăn bổ sung: gồm urea và hỗn hợp khoảng – vitamin.

Chăm sóc cho bò: chống nóng cho bò sữa , chiếu sáng hợp lí, giảm thiết tối đa các stress, vệ sinh và bảo quản lí sức khỏe, khai thác sữa.

Câu 5: Mục đích của việc làm bánh dinh dưỡng bổ sung khoáng chất cho trâu, bò. 

Trả lời:

Làm bánh dinh dưỡng nhằm cung cấp một số muối khoáng cần thiết, thường bị thiếu trong thức ăn của trâu, bò. Bánh dinh dưỡng cần hợp khẩu vị của trâu, bò, dễ sử dụng, độ cứng thích hợp, không bị vỡ khi vận chuyển và sử dụng.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Theo em, nếu chuồng nuôi không yên tĩnh sẽ ảnh hưởng thế nào tới gà đẻ trứng?

Trả lời:

Nếu chuồng nuôi không yên tĩnh sẽ ảnh hưởng đến gà đẻ trứng vì:

  • Gà thường nhút nhát, dễ bị hoảng sợ bởi tiếng động.
  • Khi bị kích động bởi tiếng động của khu vực xung quanh như: mưa, gió, sấm chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật.. thì chúng chạy dồn về góc chuồng và kêu ầm ĩ.

Câu 2: Tại sao nên cho gà đẻ trứng ăn tự do bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến nghiền nhỏ? 

Trả lời:

Nên cho gà đẻ trứng ăn tự do bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến nghiền nhỏ để bổ sung thêm canxi.

Câu 3: Ánh sáng cung cấp cho gà đẻ trứng thế nào là phù hợp?        

Trả lời:

Duy trì nhiệt độ trong chuồng nuôi từ 18 °C đến 25 °C, độ ẩm từ 65% đến 80%, cần chú ý đảm bảo cường độ ánh sáng phù hợp (ánh sáng yếu), thời gian chiếu sáng từ 14 đến 16h/ngày.

Câu 4: Vì sao khẩu phần ăn cho lợn ở các giai đoạn lại khác nhau?

Trả lời:

Khẩu phần ăn của lợn ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau do sự phát triển mỗi giai đoạn là khác nhau và đặc điểm sinh lí ở các giai đoạn cũng khác nhau. Ví dụ, lợn ở giai đoạn nhỏ cần thức ăn có hàm lượng protein cao hơn so với các giai đoạn sau.

Câu 5: Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đối với khả năng sản xuất sữa của bò sữa?         

Trả lời:

Đối với các loại gia súc nuôi, đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu và đứng hàng đầu trong nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Chất đạm có giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc cơ thể của bò như là chất cấu tạo của các tế bào cơ thể,  tham gia vào quá trình vận động của cơ, hỗ trợ vận chuyển và dự trữ,…

Nhu cầu đạm ở bò thường được tính như sau: Nhu cầu đạm cho bò = nhu cầu sản xuất + nhu cầu duy trì

Trong đó:

  • Nhu cầu duy trì là nhu cầu đạm cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống của một con bò. Để tính nhu cầu duy trì của bò, bà con lấy trong lượng của bò mũ 0.75 nhân với 3,25 nhân.
  • Nhu cầu sản xuất của bò sữa là nhu cầu đạm cần thiết cho bò tiết sữa (48 gPDI/1kg sữa)

Cung cấp đầy đủ nhu cầu đạm của bò sẽ giúp bò sinh trưởng tốt, cho sản lượng, chất lượng sữa cao.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết các cách để áp dụng cho lợn ăn.  

Trả lời:

Có thể cho lợn ăn theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể của lợn. Cụ thể, lượng thức ăn hằng ngày cho mỗi con lợn trung bình khoảng 5%, sau đó giảm xuống khoảng 4% và 3% khối lượng cơ thể.

Cách 2: Cho lợn ăn tự động.

Câu 2: Các nguyên liệu và vật dụng cần thiết để làm bánh dinh dưỡng cho vật nuôi.    

Trả lời:

- Dụng cụ: khuôn bánh (có thể bằng nhựa, inox,...), cân (chính xác đến gram), xô, chậu

nhựa, thùng đựng nước, thìa trộn, chày nén,...

- Nguyên liệu: Có nhiều loại nguyên liệu, công thức phối trộn khác nhau để làm bánh dinh dưỡng bổ sung khoáng cho trâu, bò. Công thức sử dụng các nguyên liệu đơn giản để sản xuất bánh dinh dưỡng (1 kg) bổ sung khoáng cho trâu, bò

Câu 3: Nêu các bước tiến hành để làm bánh dinh dưỡng cho vật nuôi.

Trả lời:

Các bước tiến hành làm bánh dinh dưỡng:

  • Bước 1. Tạo hỗn hợp 1: Cân xi măng trắng và đất sét, trộn đều
  • Bước 2. Tạo hỗn hợp 2: Cân calcium hydrogen phosphate và calcium carbonate, trộn đều
  • Bước 3. Tạo hỗn hợp 3: Cân muối ăn và magnesium sulfate, trộn đều
  • Bước 4. Tạo hỗn hợp 4: Đổ hỗn hợp 1 vào hỗn hợp 2, trộn đều
  • Bước 5. Tạo hỗn hợp 5: Đổ hỗn hợp 3 vào hỗn hợp 4, trộn đều
  • Bước 6. Trộn hỗn hợp 5 với nước. Sau khi trộn, cho một ít hỗn hợp vào lòng bàn tay nắm lại, nếu thấy tạo được hình trong lòng bàn tay, khi buông tay ra hỗn hợp không bị rạn, vỡ là phù hợp.
  • Bước 7. Tạo bánh dinh dưỡng
  • Bước 8. Làm khô: Phơi nắng từ 2 đến 3 ngày cho đá khô và rắn lại, đem sử dụng hoặc bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Câu 4: Nêu các bước tiến hành để bổ sung khoáng chất cho gia cầm và chim cảnh.

Trả lời:

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu

Thu gom vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao, sỏi,... rồi rửa sạch, phơi khô tự nhiên.

Bước 2. Xử lí nguyên liệu

– Đối với vỏ trứng cho vào luộc sôi khoảng 10 phút để loại bỏ các mầm bệnh (nếu có), sau đó vớt ra, để cho ráo nước. Cho vào trong lò nướng ở nhiệt độ từ 90 °C đến 100 °C trong khoảng 10 phút hoặc rang trên bếp lửa khoảng 15 phút để làm khô hoàn toàn vỏ trứng.

–Đối với vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao: sấy trong lò nướng ở nhiệt độ khoảng 150 °C trong khoảng 20 phút (có thể dùng trấu, rơm rạ để hun).

Bước 3. Nghiền nguyên liệu

Dùng máy xay sinh tố hoặc chày, cối phù hợp để nghiền vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao thành dạng bột. Bảo quản bột trong các hộp kín nắp, để nơi khô ráo và thoáng mát.

Bước 4. Phối trộn nguyên liệu

Các nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ.

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Quan sát quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc một loại vật nuôi ở gia đình, địa phương em và đề xuất những việc cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi và bảo vệ môi trường.   

Trả lời:

Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trâu cái sinh sản:

* Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

- Yêu cầu vị trí xây dựng: Chuồng nuôi phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền phải chắc chắn, mái lợp đảm bảo. Chuồng nuôi phải cách xa nhà ở và khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt và có nơi thu gom phân chuồng, có hố chứa nước thải.

Nền chuồng: Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài 20-30cm, có thể sử dụng nền láng xi măng hoặc nền đất nện. Với nền chuồng bằng xi măng cần phải đảm bảo chắc chắn và có độ nhám thích hợp, tránh làm quá trơn trâu sẽ khó đi lại và dễ bị té ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý khoảng 2 - 3% hướng về rãnh thoát nước.

Mái lợp: Mái lợp có thể dùng tôn lạnh hoặc tôn fibro xi măng. Nóc chuồng cao so mặt đất khoảng 3m, đuôi mái cách mặt đất khoảng 1,8 - 2m. Có thể làm kiểu chuồng 2 mái hoặc 4 mái, mái lợp phải rộng hơn khung chuồng để tránh mưa tạt.

* Kỹ thuật nuôi trâu cái sinh sản

- Giai đoạn trâu cái chửa: Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn thô xanh. Trước khi đẻ 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn thức ăn tinh (cám, bắp, lúa nghiền ...) từ 0,5 - 1,5 kg/con/ngày.

Ở tháng tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kỳ, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều... tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.

Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoảng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cho trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.

- Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và  sản xuất sữa để nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng.  Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn để chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khỏi bị lạnh. Hàng ngày dọn chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.

* Đề xuất những việc cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi và bảo vệ môi trường:

+ Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.

+ Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.

+ Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống). Định kỳ tiêm phòng các loại vaccine Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay