Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

BÀI 29: ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

(21 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại trên thế giới?

Trả lời:

- Các quốc gia có sản lượng than lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga,…

- Các quốc gia khai thác dầu chủ yếu là Hoa Kì, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, I-rắc,..

- Các quốc gia khai thác khí tự nhiên chủ yếu là Hoa Kì, Liên bang Nga, I-ran, Ca-ta,..

- Các quốc gia khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn:

+ Sắt: Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,…

+ Đồng: Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kì, Ca-na-da,…

+…

 

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp điện lực trên thế giới?

Trả lời:

Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,..

 

 

 

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trên thế giới?

Trả lời:

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phân bố rộng rãi ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, các nước EU, Nhật Bản,… và gần đây là Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Pa-ki-xtan,…

 

 

Câu 4: Phân tích vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học?

Trả lời:

- Vai trò:

+ Công nghiệp điện tử – tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử - tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Công nghiệp điện từ – tin học không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình triển, vốn đầu tư nhiều. độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát

+ Sản phẩm của ngành này rất phong phú và đa dạng: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,

 

Câu 5: Phân tích đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Trả lời:

- Đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

+ Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải, vốn đầu tư không nhiều, sử dụng nhiều lao động,

phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

+ Gồm nhiều ngành khác nhau như: Dệt – may, da giày, sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy,...

+ Phân bố rộng khắp thế giới; những nước có các ngành này phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,...

 

Câu 6: Phân tích đặc điểm của công nghiệp thực phẩm?

Trả lời:

- Đặc điểm của công nghiệp thực phẩm:

+ Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trinh sản xuất không phức tạp.

+ Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng như: bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, thịt cá hộp, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau quả sấy và đóng hộp,

+ Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản.

+ Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân tích sự phân bố của công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại?

Trả lời:

- Phân bố gắn với cơ sở tài nguyên:

+ Khai thác nhiên liệu ở nơi có tài nguyên. Ví dụ: Ngành khai thác than tập trung ở các nước có trữ lượng lớn như Trung Quốc, Hoa Kì, Nga, Ba Lan,...; ngành khai thác dầu khí tập trung tại Trung Đông, Mĩ Latinh, Bắc Phi,...

+ Nhiệt điện phân bố gần nguồn nhiên liệu (ví dụ ở Việt Nam các nhà máy nhiệt điện phân bố ở Đông Bắc gắn với than, ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long gắn với nguồn khí...).

+ Thuỷ điện phân bố ở khu vực đồi núi nơi có trữ năng thuỷ điện (ví dụ: Miền Tây Hoa Kì, Tây Trung Quốc, miền núi phía Bắc nước ta,...).

+Điện gió phát triển nơi nhiều gió, điện mặt trời phát triển ở nơi nguồn năng lượng mặt trời dồi dào...

- Phân bố gắn với nhu cầu sử dụng và sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, trình độ phát triển kinh tế:

+Các nước phát triển có ngành điện lực phát triển do nhu cầu sử dụng lớn, khả năng đáp ứng kĩ thuật cho nghiên cứu xây dựng cơ sở vật chất. Các nước có sản lượng điện lớn là: Nhật Bản, Hoa Kì. Các nước có sản lượng bình quân đầu người cao: Hoa Kì, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, EU,... Đồng thời cơ cấu ngành được mở rộng hơn với các ngành điện nguyên tử, ngành điện địa nhiệt, phong điện,...

+Các nước đang phát triển có cơ cấu ngành kém phát triển, chủ yếu là ngành khai thác nhiên liệu, cơ cấu ngành điện đơn điệu hơn. Ví dụ: Nhiều nước ở châu Phi có sản lượng điện không đáng kể, bình quân sản lượng điện bình quân đầu người thấp.

 

Câu 2: Điện trên thế giới sản xuất từ những nguồn nào?

Trả lời:

Điện năng được sản xuất từ các nguồn:

- Nhiệt điện (than, dầu khí).

– Thủy điện.

- Điện nguyên tử.

- Năng lượng mới: gió, Mặt Trời, thủy triều, địa nhiệt,...

 

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa công nghiệp khai thác quặng kim loại đen và quặng kim loại màu?

Trả lời:

 

Luyện kim đen

Luyện kim màu

Vai trò

Luyện kim đen là cơ sở phát triển công nghiệp chế tạo máy, tạo ra nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại

Luyện kim màu sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất và cả trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thông, thương mại

Nguyên liệu

Quặng sắt là chủ yếu

Quặng kim loại màu

Quy trình công nghệ

Từ quặng sắt và than cốc phải nấu thành gang trong lò cao, rồi từ gang mới luyện ra thành thép, thép được cán thành thỏi, dát thành tấm

Phức tạp và khó khăn hơn gồm 2 giai đoạn: Làm giàu quặng (tuyển quặng) và chế biến quặng

Sản phẩm

Gang, thép

Kim loại không có sắt

 

Câu 4: Sản xuất nông, lâm, thủy sản có tác động như thế nào tới công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

Trả lời:

Tác động của sản xuất nông, lâm, thủy sản tới công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:

- Tích cực:

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào.

+ Nguyên liệu có ở khắp nơi.

- Tiêu cực:

+Nguồn nguyên liệu thiếu ổn định do sản xuất nông nghiệp bấp bênh, mang tính mùa vụ, chất lượng chưa đảm bảo.

+ Nguồn lao động bổ sung từ ngành nông nghiệp còn hạn chế về tác phong sản xuất và trình độ.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao dầu khí chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay?

Trả lời:

Dầu khí chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay:

+ Dầu khí có nhiều thuộc tính quý báu: khả năng sinh nhiệt lớn; thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển; dễ dàng cơ khí hoá việc nạp nhiên liệu vào động cơ; nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Sau khi chế biến, dầu khí tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dầu ma-dút... sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất và đời sống.

+ Dầu khí không chỉ là nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải, mà còn là nguyên liệu quý giá cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm,... để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như: thuốc nhuộm, va-dơ-lin, chất sát trùng, các chất thơm, rượu, cao su tổng hợp,...

+Các máy móc và ngành sản xuất cần dầu mỏ phát triển mạnh: động cơ đốt trong, ngành hoá dầu...; nhu cầu dầu mỏ rất lớn.

+ Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới lớn, việc khai thác được đẩy mạnh.

 

Câu 2: Tại sao than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống?

Trả lời:

Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống:

+ Than được phân ra thành nhiều loại tuỳ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cacbon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,...

+ Than là nhiên liệu quan trọng cho nhiệt điện, điện khí, luyện kim (sau khi cốc hoá),... là nguyên liệu để sản xuất nhiều hoá phẩm, dược phẩm,...

 

Câu 3: Tài nguyên và môi trường chịu những ảnh hưởng tiêu cực nào từ công nghiệp điện lực và công nghiệp khai thác quặng kim loại?

Trả lời:

- Công nghiệp điện lực:

+Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, tạo ra mưa axit và hiện tượng nóng lên toàn cầu.

+ Một vài nhà máy điện nguyên tử đã có những sự cô xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khoẻ con người.

- Công nghiệp khai thác quặng kim loại: Việc khai thác quặng kim loại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường tác động đến nguồn nước mặt, nước ngầm.

 

Câu 4: Tại sao phát triển công nghiệp thực phẩm sẽ phát triển nông nghiệp?

Trả lời:

- Phát triển công nghiệp thực phẩm sẽ góp phần phát triển nông nghiệp, vì:

+ Nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh là điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từ đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm làm tăng thêm giá trị của sản phẩm nông nghiệp, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện đời sống.

4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)

Câu 1: Công nghiệp khai thác than và dầu khí ảnh hưởng như nào đến vấn đề môi trường? Cần làm gì để khắc phục hiện trạng trên?

Trả lời:

- Than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được; quá trình khai thác và sử dụng đã làm cạn kiệt trữ lượng than, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

- Quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí. Do mức độ khai thác quá lớn gắn với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hoá chất, đặc biệt là hoá dầu đã dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên dầu mỏ, đòi hỏi phải tìm nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.

- Hướng khắc phục: Đây mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế dần than và dầu mỏ như: năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió, sức thuỷ triều, địa nhiệt,...

 

Câu 2: Công nghiệp điện lực phát triển rất nhanh, sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa; sản lượng điện của các nước đang phát triển chỉ chiếm một phần nhỏ. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Các nguyên nhân làm cho công nghiệp điện lực trên thế giới phát triển rất nhanh:

+ Tiến bộ của khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng.

+ Kinh tế tăng trưởng nhanh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần nhiều điện.

+ Nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng điện của dân cư.

- Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá:

+ Các nước này có nhiều khả năng để phát triển ngành điện; do đây là ngành đòi hỏi vốn lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

+ Công nghiệp rất phát triển, nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn.

+ Nhu câu điện của dân cư cao do chất lượng cuộc sống cao, đời sống văn hoá — văn minh phát triển. Sản lượng điện của các nước đang phát triển chi chiếm một phần nhỏ bé:

+Các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

+ Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp còn có vị trí nhỏ. Nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hoá nhưng sản xuất công nghiệp vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu về điện chưa cao.

+ Đời sống của phần đông dân cư còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp.

 

Câu 3: Tại sao ở những nơi có mỏ than, mỏ quặng sắt thường là nơi phân bố của các nhà máy luyện kim đen? Các xí nghiệp luyện kim màu vừa được xây dựng ngay tại mỏ kim loại màu vừa được phân bố gần nơi tiêu thụ?

Trả lời:

- Các nhà máy luyện kim đen thường phân bố ở gần nơi có mỏ than, sắt:

+ Luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn quặng sắt, than cốc, đá vôi,...

+ Những loại nguyên, nhiên liệu và động lực này đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn vì khối lượng rất lớn (trung bình muốn có 1 tấn gang thành phẩm, cần 3 - 3,5 tấn nguyên nhiên liệu) và nặng... nên các xí nghiệp luyện kim phân bố gần các mỏ than, sắt tạo thuận lợi và giảm chi phí sản xuất.

- Các xí nghiệp luyện kim màu vừa được xây dựng ngay tại mỏ kim loại, vừa được phân bố gần no tiêu thụ.

+ Do hàm lượng kim loại trong quặng kim loại rất thấp (trung bình khoảng 1 - 3%), nên luyện kim màu cần một khối lượng lớn quặng kim loại màu để sản xuất ra 1 tấn kim loại tinh. Vì vậy, trước khi luyện kim màu, nhất thiết phải qua quy trình tuyển quặng (làm giàu sơ bộ). Các xí nghiệp tuyển quặng bao giờ cũng được xây dựng ngay tại mỏ kim loại để giảm chi phí vận chuyển một khối lượng rất lớn quặng.

+Các xí nghiệp tinh luyện kim loại được phân bố gần nơi tiêu thụ vì việc chế luyện đòi hỏi kĩ thuật

 

Câu 4: Tại sao ngành công nghiệp điện tử - tin học thường tập trung ở những thành phố lớn?

Trả lời:

- Công nghiệp điện tử - tin học thường tập trung ở các thành phố lớn, do:

+ Đặc điểm sản xuất: Không gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; nhưng lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều.

- Đặc điểm sản phẩm (máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông): Được tiêu thụ nhiều ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng chất lương cao,..

 

Câu 5: Chứng minh rằng nước ta có đủ tiềm năng về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực?

Trả lời:

Nước ta có đầy đủ tiềm năng về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực:

- Việc sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở các tài nguyên (than, dầu khí, nguồn thủy năng).

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7,000 – 8,000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu.

- Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. nhất

- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 t kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).

- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt.. ở nước ta rất dồi dào.

 

Câu 6: Ở những nước phát triển, sản lượng điện bình quân cao. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Ở nhóm nước phát triển có sản lượng điện bình quân đầu người cao vì:

Có nhiều thế mạnh về nguồn điện năng (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng mới,...).

– Có trình độ khoa học – kĩ thuật và công nghệ cao.

- Có nhu cầu lớn trong sản xuất và sinh hoạt.

– Có vốn đầu tư lớn và đội ngũ chuyên môn kĩ thuật cao.

Câu 7: Vì sao công nghiệp điện tử - tin học được coi là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia?

Trả lời:

Công nghiệp điện tử – tin học được coi là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, vì:

– Các nước muốn đưa xã hội thông tin phát triển lên một trình độ cao mới. – Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

– Công nghiệp điện tử – tin học ít gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, nhưng lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và điều này phù hợp với hoàn cảnh của nhiều nước.

– Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học đáp ứng được nhu cầu đa dạng - của sản xuất và đời sống.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay