Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Giáo án bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 12: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU
 SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học, sưu tầm tư liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng lòng khâm phục, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

  • Nhân ái: Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

  • Trách nhiệm: Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác và chia sẻ các hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Tranh, ảnh về tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bình dân học vụ, Tuần lễ Vàng, Ngày Đồng tâm, Nam Bộ kháng chiến, đoàn quân Nam Tiến,…); các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc,…

  • Bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946); Video kỉ niệm 76 năm ngày Nam Bộ kháng chiến.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Việt Nam trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về “Tuần lễ vàng” được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội, năm 1945) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về biện pháp nhằm góp phần giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?

c. Sản phẩm: Ý nghĩa của biện pháp “Tuần lễ vàng” trong giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem hình ảnh, video kết hợp dẫn dắt: Ngày 16/9/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, “Tuần lễ vàng” đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ Vàng”, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: “Muốn củng cố nền tự do độc lập, chúng ta cần sức hy sinh, phấn đấu của toàn quốc đồng bào, cần sức quyên góp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có”.

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Nhân dân Thủ đô Hà Nội mít tinh ủng hộ “Tuần lễ vàng” năm 1945

https://www.youtube.com/watch?v=Ak8WmsvwtrM

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về biện pháp nhằm góp phần giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của biện pháp “Tuần lễ vàng”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Ý nghĩa của biện pháp “Tuần lễ vàng” trong giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công:

+ Đối tượng hướng tới của Đảng và Chính phủ cách mạng trong “Tuần lễ vàng” là đồng bào toàn quốc, những người thực sự có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, người giàu có, các nhà tư sản dân tộc yêu nước, điền chủ có tinh thần cách mạng… Đây là sự cụ thể hoá quan điểm về lực lượng cách mạng của Đảng ta trong bối cảnh lịch sử đặc biệt khó khăn. 

+ Có ý nghĩa quan trọng trong khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân lao động, chung sức đoàn kết cùng chính quyền cách mạng non trẻ khắc phục khó khăn. 

+ Đảng ta  đã tạo điều kiện để các nhà tư sản dân tộc yêu nước và những người giàu có trong xã hội có thể ủng hộ, giúp đỡ cách mạng. Tạo cho họ niềm tin vào chính quyền mới, đập tan những luận điệu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực phản động, tay sai.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trước những khó khăn chồng chất của tình thế cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận động nhân dân cả nước tham gia “Tuần lễ vàng”. Sự kiện này không chỉ giúp Chính phủ cách mạng non trẻ vượt qua những thiếu thốn về tài chính mà còn là minh chứng rõ nét cho sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân. Vậy trước tình thế đó, ngoài biện pháp “Tuần lễ vàng”, Chính phủ cách mạng đã đề ra những chủ trương, biện pháp gì để giải quyết khó khăn, bảo vệ thành quả cách mạng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Việt Nam trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 12.2, Tư liệu, thông tin mục I SGK tr.56, 57 và trả lời câu hỏi: Nêu các biện pháp của Chính phủ để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I SGK tr.56, 57 để tìm hiểu về các biện pháp của Chính phủ để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân sau: Điền vào chỗ chấm “…” cụm từ thích hợp trong các đoạn thông tin dưới đây.

- Ngày 6/1/1946: lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được thực hiện …..(1)….. khi bỏ phiếu bầu …..(2)…..

- Tháng 3/1946: …..(3)….. được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

- Tháng 11/1946, Quốc hội ban hành …..(4)….. đầu tiên của

Việt Nam, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành …..(5)….., đến tháng 5/1946, đổi thành …..(6)…..

Gợi ý:

1. quyền công dân

2. đại biểu Quốc hội

3. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến

4. Hiến pháp

5. Vệ quốc đoàn

6. Quân đội Quốc gia Việt Nam.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 12.2, Tư liệu, tổng hợp bài tập nhanh vừa thực hiện, thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu các biện pháp của Chính phủ để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.  

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Hình 12.2. Nhân dân Hà Nội bầu cử Quốc hội 

ngày 6/1/1946

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

+ Vì sao phải thực hiện nhiệm vụ đó?

+ Nêu các biện pháp của Chính phủ để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Ngày 9/11/1946, sự kiện Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa như thế nào?

- GV cho HS xem thêm:

+ Video Hiến pháp 1946 - Chỗ dựa vững chắc để kháng chiến, kiến quốc.

https://www.youtube.com/watch?v=n7JwUEPMLGA

+ Video Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp khuôn mẫu của lịch sử lập hiến Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=FkZwJNQZqq8 (GV cho HS xem thêm nếu còn thời gian). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Ý nghĩa của sự kiện sự kiện Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và là một trong những hiến pháp tiến bộ bậc nhất châu Á lúc bấy giờ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Việc giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn. Vì vậy, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhiệm vụ xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng mới, non trẻ là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu. 

+ Các biện pháp củng cố chính quyền giúp cho hệ thống chính quyền hợp pháp được kiện toàn, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đặt nền móng cơ sở vững chắc cho cách mạng. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

* Tình thế “hiểm nghèo” mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: 

- Chính quyền cách mạng mới, non trẻ. 

- Lực lượng vũ trang yếu.

* Các biện pháp của Chính phủ để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:

Về chính trị:

+ Ngày 6/1/1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên diễn ra trong cả nước.

+ Ngày 2/3/1946: thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. 

+ Tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân, lập Ủy ban hành chính các cấp. 

+ Tháng 5/1946: thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. 

+ Ngày 9/11/1946: Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

- Về quân sự: 

+ Tháng 9/1945: Việt Nam Giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn.

+ Tháng 6/1946: đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. 

+ Dân quân, tự vệ có mặt ở khắp nơi trên cả nước. 

Tư liệu 1. Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

     1.1. “Hậu quả của chính sách bóc lột tàn bạo của bọn phát xít Pháp, Nhật, cùng với nạn lũ lụt nghiêm trọng ở chín tỉnh Bắc Bộ đã cướp đi sinh mệnh hơn 2 triệu đồng bào từ Quảng Trị trở ra vào cuối năm 1944 đầu năm 1945”. 

(Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng 

(1945 - 1954), tập II, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, trang 16)

     1.2. “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946... Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. 

(Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, báo Cứu Quốc, số 134, ngày 5/1/1946)

     1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”.

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Số đặc biệt của báo Quốc hội ra ngày Tổng tuyển cử, 6/1/1946

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Video: Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên.

https://www.youtube.com/watch?v=nwYrnAY8GGY

Video: Ngày tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946.

https://www.youtube.com/watch?v=vXIydQnLYPg

Video: 75 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I.

https://www.youtube.com/watch?v=VIGz3LHfT-0

Hoạt động 2. Tìm hiểu về giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những biện pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 12.2, Tư liệu, mục Góc mở rộng, Góc khám phá, thông tin mục II SGK tr.57 – 59 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu các biện pháp của Chính phủ để giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những biện pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: 

Khai thác Hình 12.2, Tư liệu, mục Góc mở rộng, Góc khám phá, thông tin mục II SGK tr.57 – 59 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu các biện pháp của Đảng, Chính phủ nhằm giải quyết khó khăn về kinh tế (bối cảnh, biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài, kết quả).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu các biện pháp của Đảng, Chính phủ nhằm giải quyết khó khăn về tài chính (bối cảnh, biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài, kết quả).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu các biện pháp của Đảng, Chính phủ nhằm giải quyết khó khăn về văn hóa, giáo dục (bối cảnh, biện pháp trước mắt, biện pháp lâu dài, kết quả).

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Hình 12.3. Nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo 

giúp đồng bào Bắc Bộ, năm 1945

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Hình 12.4. Một lớp Bình dân học vụ năm 1945

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ KINH TẾ, TÀI CHÍNH, VĂN HÓA, GIÁO DỤC

Biện pháp trước mắt

Khó khăn

Biện pháp lâu dài

…………..…………..

Kinh tế

…………..…………..

…………..…………..

Tài chính

…………..…………..

…………..…………..

Văn hóa, giáo dục

…………..…………..

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV giới thiệu thêm cho HS về nhà tư sản yêu nước có nhiều đóng góp nhất về tài chính cho quốc gia - Trịnh Văn Bô (1914 – 1918):

Trịnh Văn Bô là nhà tư sản yêu nước. Tại nhà của ông ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập những ngày cuối tháng 8. Trong “Tuần

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

lễ vàng; ông đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5 147 lạng vàng. Hiện nay, tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.

Video: Ký ức đẹp về vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - doanh nhân hiến hơn 5.000 cây vàng cho cách mạng.

https://www.youtube.com/watch?v=Q6QeosriyxA (từ 0s11 – 6p11). 

Việc làm của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Từ câu nói của Hồ Chủ tịch “Đói, dốt, ngoại xâm là ba thứ giặc nguy hiểm nhất”, em hãy xác định khó khăn nào là nghiêm trọng nhất với nhân dân, khó khăn nào là nguy hiểm nhất với nền độc lập dân tộc, khó khăn nào là ảnh hưởng đến quyền làm chủ đất nước, suy yếu sức mạnh dân tộc.

- GV mở rộng kiến thức, tổng kết HD2, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, những biện pháp trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt nêu những biện pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục theo Phiếu học tập số 1. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Các khó khăn mà đất nước phải đối mặt từ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 

  • Khó khăn nghiệm trọng nhất với nhân dân: nạn đói.

  • Khó khăn nguy hiểm nhất với nền độc lập: âm mưu xâm lược của Pháp với Trung Hoa Dân quốc.

  • Khó khăn ảnh hưởng đến quyền làm chủ đất nước, suy yếu sức mạnh dân tộc: nạn dốt.  

+ Ý nghĩa của những biện pháp trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

  • Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

  • Vì quyền lợi của nhân dân, xây dựng được khối liên minh công – nông vững chắc.

  • Tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Chính phủ đã đề ra các biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở. 

+ Những biện pháp trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những biện pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay