Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 5

THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

Câu 1: Nêu tóm tắt tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Tác phẩm nói về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm xuất sắc và các giải thưởng đạt được của tác giả Nguyễn Trãi. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.

Câu 2: Có thể chia bố cục của tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp thành mấy phần ?

Trả lời:

Phần 1

Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc

Phần 2

Nguyễn Trãi – nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất

Câu 3: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp?

Trả lời:

- Lập luận logic, chặt chẽ

- Dẫn chứng sát thực, thuyết phục

Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử thời kỳ Nguyễn Trãi sống có gì đặc biệt ?

Trả lời:

Hoàn cảnh lịch sử nửa đầu thế kỉ XV:

Đất nước độc lập sau chiến thắng Bạch Đằng 938, nhât là từ vương triều Lý hưng thịnh.

Là sự nối tiếp văn minh Văn Lang -  u Lạc.

Chịu ảnh hưởng và tiếp thu nền văn hóa thế giới và khu vực lúc bấy giờ (Trung Quốc, Ấn Độ, Chăm-pa).

Gắn với sự hưng thịnh của chế độ phong kiến, gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm lừng danh trong lịch sử, gắn liền với sự lao động cần cù sáng tạo của nhân dân.

Câu 5: Trước khi đọc văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp hãy nêu những thông tin em biết về Nguyễn Trãi ?

Trả lời:

- Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán

- Là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đồng thời là một nhà chính trị tài ba đóng góp nhiều công lao cho triều đại  thời vua Lê Thái Tông

- Đánh giá những đóng góp xuất sắc, đa dạng của Nguyễn Trãi đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và sự phát triển những giá trị nhân văn nhân loại, năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm Ngày sinh của ông, Nguyễn Trãi đã được UNESCO chính thức công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài.

Câu 6: Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo thuộc thể loại gì ?

Trả lời:

Cáo - một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo ?

Trả lời:

Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây không chỉ là một văn kiện lịch sử mà nó còn là một áng văn chính luận sâu sắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và trữ tình. Trải qua bao nhiêu ngàn năm phát triển lịch sử dân tộc nhưng giá trị, ý nghĩa to lớn của bài cáo này vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay.

Câu 8: Nhan đề tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

- Bình: dẹp yên giặc, bình định xong;

- Ngô: Giặc Ngô (Nhà Minh Trung Quốc).

- Đại: lớn;

- Cáo: báo cáo;

→ Bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

Câu 9: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

+ Không chỉ là lòng yêu thương con người, tôn trọng điều phải

+ Nhân nghĩa là làm cho dân được sống yên lành, hạnh phúc trong một nước độc lập hòa bình

+ Nhân nghĩa là diệt trừ lũ xâm lược bạo ngược, hung tàn

- Bọn giặc Minh dựng chiêu bài Nhân nghĩa diệt nhà Hồ phù nhà Trần để sang xâm lược nước ta. → Nguyễn Trãi nói Nhân nghĩa là chống xâm lược để vạch trần luận điệu xảo trá của giặc. Phân định rạch ròi Ta là chính nghĩa, Địch là phi nghĩa.

- Lời tuyên bố của Nguyễn Trãi: cũng nhấn mạnh vào 2 yếu tố chủ quyền lãnh thổ và ý chí độc lập và nâng cao hơn 1 bước; nhấn mạnh vào sự ngang hàng, bình đẳng giữa hai quốc gia, vào nền văn hiến của dân tộc (phong tục Bắc Nam cũng khác. Hào kiệt đời nào cũng có).

Câu 10: Đâu là những lời tố cáo âm mưu xâm lược của giặc Minh ? Hãy phân tích những câu thơ đó ?

Trả lời:

- Tác giả tố cáo âm mưu thâm độc của giặc Minh:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa”

- Lên án chủ trương cai trị tàn bạo: Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế.

- Liệt kê hàng loạt tội ác mà “quân cuồng Minh”, và “bọn gian tà” gây nên:

+ Tội ác diệt chủng: “nướng dân đen…vùi con đỏ” đây là tội ác man rợ nhất của thời Trung cổ

+ Tội ác bóc lột và vơ vét của cải:

Thuế má: Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Phu phen: Nặng nề những nỗi phu phen, nay xây nhà, mai đắp đất…

Vơ vét của cải: vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen.

Diệt sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi

- Triệt đường sống cả những người yếu đuối, khốn khổ nhất trong xã hội: Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

- Hủy hoại cả môi trường sống: Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ

Câu 11: Có thể chia bố cục của tác phẩm Gương báu khuyên răn thành mấy phần ?

Trả lời:

Phần 1 (6 câu thơ đầu)

bức tranh thiên nhiên ngày hè.

Phần 2 (2 câu thơ cuối)

tấm lòng của Nguyễn Trãi.

Câu 12: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Gương báu khuyên răn?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 13: Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?

Trả lời:

- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”.

- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.

Câu 14: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Gương báu khuyên răn?

Trả lời:

- Bài thơ Gương báu khuyên răn bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm.

- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả.

Câu 15: Tâm tế của nhà thơ trong câu đầu tiên của bài thơ Gương báu khuyên răn là gì ?

Trả lời:

Tâm thế của nhà thơ trong câu “Rồi hóng mát thuở ngày trường “:

+ Rồi: rỗi rãi, không vướng bận.

+ Hành động: hóng mát → thư thái, thảnh thơi.

+ Thời gian: thuở ngày trường → ngày dài, hết ngày này đến ngày khác.

+ Cách ngắt nhịp 1/2/3: nhấn mạnh vào hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Trãi phút giây nghỉ ngơi hiếm hoi của nhà thơ.

→ Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng một tâm trạng yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời với một tâm thế thư thái khi đến với thiên nhiên, rảnh rỗi hóng mát nhưng tâm trạng bất đắc chí. Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên.

Câu 16: Nêu định nghĩa về biện pháp nghệ thuật liệt kê và cho ví dụ?

Trả lời:

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ: Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương,..

Câu 17: Dấu hiệu để nhận biết biện pháp liệt kê ?

Trả lời:

Phép liệt kê có thể tìm thấy trong các văn bản, tác phẩm khác nhau. Đặc điểm phân biệt là sự hiện diện của nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau trong một hàng, thường được tách bằng dấu phẩy "," hoặc dấu chấm phẩy ";" .

Câu 18: Tác dụng của biện pháp liệt kê khi sử dụng trong câu ?

Trả lời:

- Phép liệt kê được sử dụng để làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn, dễ diễn đạt, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

- Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

Câu 19: Tìm 1 câu có chứa biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản : Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp và tác dụng của biện pháp tu từ ?

Trả lời:

- Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng).

. ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

=> Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

Câu 20: Cho đoạn văn sau và phân tích nghệ thuật được sử dụng dưới đây:

“Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.” (Vũ Khoan).

Trả lời:

Biện pháp tu từ liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.

=> Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay