Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 5
THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp ?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp ?
Trả lời:
- Khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi
- Khẳng định tâm huyết tham gia xây dựng đất nước của Nguyễn Trãi
Câu 3: Sự nghiệp làm quan của Nguyễn Trãi có những điều gì ?
Trả lời:
Thời gian |
Sự nghiệp của Nguyễn Trãi |
1400 - 1407 |
Làm quan cho nhà Hồ |
1407 - 1418 |
Mười năm phiêu dạt |
1418 |
Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn |
1427 |
Làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư |
1428 |
Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu |
1434 |
Nguyễn Trãi giữ chức Hành khiển |
1438 |
Về ở Côn Sơn |
1439 |
Lê Thái Tông mời ông ra làm quan |
1442 |
Nguyễn Trãi bị giết cùng người thân 3 họ |
Câu 4: Sự nghiệp văn chương của ông có những tác phẩm điêu biểu gì ?
Trả lời:
- Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều tác phẩm thi ca, chính luận đặc sắc song có một số tác phẩm bị thiêu hủy sau vụ án Lệ Chi Viên
- Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi còn lưu giữ:
-
Ức Trai Thi Tập
-
Quốc Âm Thi Tập
-
Bình Ngô đại cáo
-
Quân trung từ mệnh tập
-
Lam Sơn thực lục
-
Các bài chiếu, cáo khác hay bài về địa lý “Dư Địa Chí”,…
Câu 5: Tư tưởng chủ đạo và lối nghệ thuật của thơ Nguyễn Trãi mang phong cách gì ?
Trả lời:
- Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.
- Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ. Sáng tạo cải biến thể loại:
+ Thơ lục ngôn: 6 tiếng
+ Thơ Đường luật thất ngôn chen 1 số câu 6 tiếng.
Câu 6: Những lý luận nào trong bài cáo chứng minh khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa ?
Trả lời:
- Mở đầu bài cáo: Nguyễn Trãi nói với nhân dân về chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ “Việc nhân nghĩa…trừ bạo” → Nhân nghĩa: là làm cho dân được sống yên lành, hạnh phúc, muốn lo lắng cho dân yên thì phải tiêu diệt được quân tàn bạo.
+ Nước ta là nước văn hiến, bao đời xưng đế ngang hàng với phương Bắc và triều đại nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. Nhưng bọn Ngô luôn xâm lược nước ta cho nên chúng đều phải chịu thất bại, chứng cứ rành rành.
“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
→ Ý tứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Cách viết câu văn biền ngẫu có hai vế đối nhau chạy song song, một vế nói về ta, một vế nói về địch → tăng ý nghĩa bình đẳng, ngang hàng giữa hai quốc gia. (Từ Triệu. Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập /Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.)
Câu 7: Những buổi đầu khởi nghĩa chống giặc Minh diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi |
- Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải "chốn hoang dã nương minh" - Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: "Núi Lam Sơn dấy nghĩa". - Có lòng căm thù giặc sâu sắc đến tột độ: "Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống..." - Có lý tưởng, ước mơ lớn lao, biết trọng dụng người tài: "Tấm lòng cứu nước...dành phía tả". - Có ý chí quyết tâm thực hiện lý tưởng lớn: "Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tính". → Lê Lợi hiện lên với hình ảnh là con người bình dị đời thường, vừa là anh hùng khởi nghĩa. Hình tượng Lê Lợi cũng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi thể hiện tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa. |
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn |
- Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa - Khó khăn cả về quân lực và vật lực: lương hết mấy tuần, quân không một đội - Tinh thân của quân và dân: Quyết chí, đồng lòng, đoàn kết => Giai đoạn đầy khó khăn, thử thách, trông gai nhưng nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết mà đã giúp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn. |
Câu 8: Diễn biến của cuộc phản công dẫn đến thắng lợi dành cho dân tộc ta được miêu tả như thế nào trong tác phẩm ?
Trả lời:
- Giai đoạn mở màn: Cuộc phản công là 2 trận đánh lớn: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay: Đặc điểm nổi bật của 2 trận mở màn này là: Đánh nhanh, thắng nhanh. Địch thua và hoảng sợ không kịp trở tay → Lời văn ngắn gọn sắc sảo, hình ảnh so sánh rất gợi hình, gợi cảm: “sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay” còn quân giặc thì “nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân”
- Giai đoạn áp đảo: Đánh ra hướng Bắc với 2 trận: Tây Kinh quân ta chiếm lại/ Đông Đô đất cũ thu về:
+ Đây là 2 trận diễn ra quyết liệt vì quân ta áp sát sào huyệt của địch, chúng tung lực lượng lớn ra với sự chỉ huy của các danh tướng.
+ Cái khác biệt của cuộc chiến được miêu tả bằng những hình ảnh rất khủng khiếp: Máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm; Thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm; Bao nhiêu danh tướng của giặc đã phải bỏ mạng: Trần Hiệp đã phải bêu đầu/Lý Lượng cũng đành bỏ mạng
- Sau giai đoạn này thì quân giặc đã: trí cùng lực kiệt, bó tay để đợi bại vong: Lê Lợi phát huy chiến thuật “mưu phạt tâm công” nghĩa là phá tan mưu kế của giặc và đánh tan ý chí chiến đấu của địch, không dùng gươm giáo mà quân địch vẫn chịu thua, hàng ngũ tan rã.
Câu 9: Nghệ thuật tiêu biểu được khắc họa như thế nào trong toàn bài cáo ?
Trả lời:
- Các câu văn thuật và kể tả có độ dài ngắn khác nhau, chạy song song từng cặp một, có sự biến hóa linh hoạt.
- Phép đối được dùng để so sánh bên ta, bên địch.
- Những câu văn ngắn gọn, đanh chắc, nhịp mạnh mẽ, diễn tả khí thế phản công mãnh liệt của quân ta: Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông….đê vỡ.
- Những câu văn dài miêu tả thất bại của quân giặc, như sự thất bại còn chưa kể hết (Bị ta chặn ở Lê Hoa….thoát thân).
- Hình ảnh được sử dụng phong phú, đa dạng.
Câu 10: Hai câu thơ 5,6 trong bài thơ Gương báu khuyên răn thể hiện tình cảm gì của tác giả ?
Trả lời:
Tác giả đã mở ra không gian ngày hè đầy màu sắc và âm thanh trong sáu câu thơ trên, từ đó chúng ta đủ thấy được bức tranh ngày hè rất sinh động và tràn đầy sức sống, có sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người. Nguyễn Trãi đã quan sát thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của mình và tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
Câu 11: Khát vọng và ước mơ gì của Nguyễn Trãi được thể hiện ở hai câu cuối cùng ?
Trả lời:
“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
– Điển tích: Ngu cầm đàn của vua Nghiêu Thuấn.
– Ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong để mong đất nước có vị vua anh minh, dân có cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
– Lấy hình ảnh vua Nghiêu, Thuấn làm gương răn mình để bộc lộ chí hướng cao cả, khát khao đem tài trí để phục vụ cho dân, cho nước.
– Câu kết (câu lục ngôn) nhịp 3/3 thể hiện được cảm xúc dồn nén, tấm lòng ưu ái với dân, với nước của tác giả.
– Những điều ước của tác giả nhằm hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước.
Câu 12: Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích sau: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."- Hồ Chí Minh
Trả lời:
Biện pháp tu từ liệt kê : mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
=> Tác dụng: biện pháp liệt kê theo trật tự nguyên nhân và kết quả. Khẳng định tấm lòng yêu nước của dân tộc ta và cái kết cục cho những kẻ cướp nước và bán nước.
Câu 13: Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?
-
a) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.
-
b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.(Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Cả hai phép liệt kê đều sử dụng dấu phẩy để liệt kê các thành phần. Tuy nhiên, phép liệt kê trong câu a sử dụng dấu phẩy để liệt kê các thành phần, trong khi đó phép liệt kê trong câu b sử dụng dấu phẩy, và có sử dụng từ nối "và" để liệt kê các thành phần. Điều này giúp câu b tạo ra sự nhấn mạnh và sự rõ ràng hơn trong cấu trúc câu.
Câu 14: Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau
-
a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng chung một mầm non măng mọc thẳng.( Thép Mới)
-
b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của cả tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. ( Phạm Văn Đồng)
Trả lời:
-
a) Mầm non măng mọc thẳng, tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng chung.
-
b) Phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của cả tập thể lớn là dân tộc, quốc gia, tiếng Việt của chúng ta.
=> Sau khi đảo thứ tự các bộ phận, chúng ta có thể thấy rằng ý nghĩa của các phép liệt kê không thay đổi. Tuy nhiên, thứ tự của các bộ phận có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và ý nghĩa của câu.
Câu 15: Hãy đặt câu có sử dụng biện pháp liệt kê để:
-
a) Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng người cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
-
b) Đồng chí Chính Hữu là bài ca về tình đồng chí, đồng đội với tinh thần cùng cảnh ngộ, ý chí, lý tưởng chiến đấu.
-
c) Bằng tinh thần sục sôi, ý chí chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu vì nền độc lập nước nhà.
Trả lời:
-
a) Trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, hình tượng người cách mạng Phan Bội Châu được mô tả qua sự kiên định, quyết tâm và lòng yêu nước sâu sắc.
-
b) Đồng chí Chính Hữu là bài ca về tình đồng chí, đồng đội, với tinh thần cùng cảnh ngộ, ý chí, và lý tưởng chiến đấu được thể hiện rất rõ ràng.
-
c) Bằng tinh thần sục sôi, ý chí chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu vì nền độc lập nước nhà, tạo nên một bức tranh hùng vĩ của tinh thần yêu nước và sự hy sinh không tiếc của họ.
Câu 16: Viết một đoạn văn thuyết minh về tác gia Nguyễn Trãi , trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê ?
Trả lời:
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ. Ông là một nhà văn hóa, chính trị, và nhà thơ của nền văn minh Việt Nam. .Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt. Nguyễn Trãi định đi theo cha để tỏ lòng trung nước, hiếu phụ nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Sau đó, Nguyễn Trãi tìm đường giúp Lê Lợi khởi nghĩa. Trong quá trình kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi trở thành người quân mưu cho Lê Lợi, thay mặt Lê Lợi giao dịch, trở thành vị quân sư xuất sắc. Nguyễn Trãi nổi tiếng với tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" - một tác phẩm văn xuôi lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, nơi ông đã liệt kê một loạt các lỗi lầm của triều Ngô và đề xuất phương pháp cứu nước. Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài thơ, như "Truyện Kiều" - một trong những tác phẩm văn học lớn của dân tộc. Không chỉ là một nhà văn, Nguyễn Trãi còn là một triết gia, ông đã để lại nhiều tác phẩm triết học có giá trị lâu dài, đặc biệt là về đạo lý và nhân văn. Đó chính là lý do tại sao tác phẩm của ông vẫn được truyền bá và tôn vinh đến ngày nay. Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Năm 1962, nước ta đã tổ chức 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Năm 1980, Việt Nam cùng hiệp hội UNESCO kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được ghi vào danh sách những danh nhân thế giới.
Câu 17: Điều gì trong các tác phẩm chương đã thể hiện Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc ?
Trả lời:
– Thể hiện con người bình thường thống nhất và hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại.
– Lý tưởng nhân nghĩa kết hợp với lòng thương dân, vì dân trừ bạo.
– Ví mình như cây trúc, cây mai, cây tùng, cứng cỏi, thanh cao, trong sáng → những phẩm chất cao quý của người quân tử dành để giúp nước, trợ dân
– Nỗi đau con người
– Khao khát dân giàu nước mạnh, ấm no, hạnh phúc
– Tình yêu thiên nhiên phong phú
Câu 18: Cho đoạn văn sau và phân tích nghệ thuật được sử dụng dưới đây:
“Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.” (Vũ Khoan).
Trả lời:
Biện pháp tu từ liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.
=> Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.
Câu 19: Viết một bài văn phân tích hình ảnh hòa bình của đất nước trong bài Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi ?
Trả lời:
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc m thi tập, Ức Trai thi tập…
Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó hiện lên vẻ đẹp của hình ảnh đất nước hòa bình và nền độc lập trường tồn của Đại Việt :
“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới”
Chỉ với câu thơ 6 chữ ngắn gọn, đanh chắc làm cho lời tuyên bố trở nên dõng dạc, đàng hoàng, toát lên sự vui mừng hả hê của một dân tộc đã phải chịu hai mươi năm khốn khổ, nay đã quét sạch hết quân thù. Tác giả bày tỏ niềm tin vững chắc vào tương lai của dân tộc ở hai phương diện: bên vững và đổi mới (Kiền khôn bĩ…..sạch làu). Nguyễn Trãi cũng không quên tỏ lời biết ơn tổ tông, trời đất. C thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập.Nếu như 400 năm trước, trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Đây chính là điểm sáng tạo cho thấy trí tuệ của Nguyễn Trãi. Ở mỗi một quốc gia, nền văn hiến ngàn năm không ai có thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng, biển cả đều được chia rõ ràng.
Phong tục tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được. Cùng với đó là từng triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu thơ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc , điều đó cho ta thấy, nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy.
Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng lúc khác nhau” song hào kiệt thì đời nào cũng có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào, nước nào muốn thơn tính Đại Việt.
Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ngoài ra , để nhấn mạnh tư cách độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc: về bờ cõi, phong tục - hai nước ngang bằng nhau, về triều đại-bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn triều đại của Trung Quốc cùng nhân tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém chúng.
Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một – cũng như là bài cáo – chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất:
Vậy nên:
“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.”
Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, xác thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới khi nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “cửa Hàm Tử”, “sông Bạch Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm.
Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.
Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình.
Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
Câu 20: Viết một bài văn ngắn (dưới 1000 chữ) nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi ?
Trả lời:
"Danh nhân văn hóa thế giới" Nguyễn Trãi là một trong những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến văn học Việt Nam. Cuộc sống tuy nhiều thăng trầm nhưng sau tất cả, con người ông vẫn sáng ngời phẩm chất, giá trị đạo đức tốt đẹp cùng tài năng "ngàn năm có một". Ông đã trở thành một tượng đài trong lòng người dân đất Việt.
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380 và mất năm 1442, quê ở Nhị Khê (Hà Tây ), phụ thân là Nguyễn Phi Khanh, phụ mẫu là Trần Thị Thái, cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, là người có xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Ông là người thông minh từ nhỏ, rất chịu khó học, năm 1400 ông đỗ Thái học sinh. Cuộc đời của Nguyễn Trãi trải qua rất nhiều thăng trầm, lên 6 tuổi mẹ qua đời, ông đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi. Hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khánh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo chăm sóc cha. Sau đó ông đã trở về và làm nên chiến thắng cho dân tộc vào 10 năm sau đó.
Sau khi đất nước trở lại yên bình, chán ngán với chốn quan trường, ông đã xin về ở ẩn. Đến năm 1440 Lê Thái Tông mời ông ra giao việc lớn. Ông đã giúp vua rất nhiều trong việc trị vì đất nước. Mọi chuyện đang diễn ra rất tốt đẹp thì nhà vua chết đột ngột, bọn gian thần vu cho ông âm mưu giết vua, khép tội chu vi tam tộc 1442. Nguyễn Trãi và dòng tộc đã phải mang nỗi oan nghiệt đó suốt 20 năm và đến năm 1464 Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi, ban chiếu truy tìm hậu duệ còn sót lại của Nguyễn Trãi và ban cho chức quan.
Không chỉ có vậy, Nguyễn Trãi còn để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm có giá trị. Sau khi bị dính vào nghi án giết vua, nhiều tác phẩm tác phẩm của ông từng bị ra lệnh tiêu hủy. Sau nhiều năm, những tác phẩm giá trị ấy mới được sưu tầm. Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị: về quân sự và chính trị, Nguyễn Trãi có ”Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ và giấy tờ giao thiệp với giặc Minh và triều đình nhà Lê.
“Bình ngô đại cáo” là áng ”thiên cổ hùng văn” trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà … Về lịch sử có ”Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và ”Dư địa chí” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ. Về văn học, Nguyễn Trãi có "Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập”. ”Quốc Âm thi tập” được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt.
Thơ văn Nguyễn Trãi luôn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên, nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Ông luôn một lòng suy nghĩ, tìm cách để đem lại sự yên bình cho dân. Ông yêu thiên nhiên và coi thiên nhiên là bầu bạn của mình.
Ông để lại nhiều tác phẩm thơ chữ Hán với thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong và để lại những bài thơ giàu trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.
Nói về Nguyễn Trãi, Xuân Diệu đã từng nhận xét: "Trán thi sĩ vượt mây nhưng trong ruột thơ vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ấm". Câu nói ấy là lời khẳng định cho cái cao cả, bao la của thơ văn Nguyễn Trãi, đánh thức bao cảm xúc mãnh liệt ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người. Những tác phẩm của ông đã, đang và sẽ còn nguyên giá trị đối với mọi thế hệ sau này.
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp