Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 4: THVT. Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4:THVT. Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. SỬ DỤNG TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ VÀ CÁCH ĐÁNH DẤU PHẦN BỊ TỈNH LƯỢC TRONG VĂN BẢN

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Khi muốn trích dẫn một câu danh ngôn hay lời nói của nhân vật vào bài viết của mình, em sẽ làm thế nào?

Trả lời:

Khi trích dẫn một câu danh ngôn hay lời văn từ một văn bản, chúng ta đang cần tôn trọng  tác giả bằng cách sử dụng trích dẫn sao cho đúng. Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các em Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Trích dẫn là gì? Cước chú là gì?

Trả lời:

- Trích dẫn là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình… của bản gốc vào bài viết. 

- Cước chú là là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Cước chú thường được ghi một con số nằm phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.

Câu 3: Trích dẫn được chia thành mấy loại? Đó là những loại trích dẫn nào?

Trả lời:

- Phân loại:

+ Trích dẫn trực tiếp lả đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... cùa bàn gốc vào bài viết và toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép.

+ Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của minh nhưng phải đảm bảo trung thành với ý tưởng được trích dẫn. Phần trích dẫn gián tiếp không phải đặt trong dấu ngoặc kép

Câu 4: Theo em, có những lưu ý khi sử dụng trích dẫn?

Trả lời:

- Lưu ý:

+ Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến tình trạng ỳ kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính chất phụ hoạ.

+ Để việc trích dẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, các phần trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, tên và bản gốc, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.

Câu 5: Phần bị tỉnh lược là gì? Phần bị tỉnh lược thường được chú thích như thế nào trong văn bản?

Trả lời:

+ Là phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được lược bò, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.

+ Phần bị tình lược thường được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu ba chấm [...].

2.    THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.

Trả lời:

Một số cước chú, tỉnh lược trong các văn bản đã học:

  • a. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới:
  • b. Tê-dê:
  • c. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

Câu 2: Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương , lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chia thờ Phật (chia Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trần Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nổi tiếp ông làm vua, xung là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

Các chú thích trong đoạn văn trên là?

Trả lời:

 Các chú thích trong đoạn văn trên là: Thành Tô Lịch, chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc, con Phật, con Trời.

 

Câu 3: Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong đoạn văn sau đây:

Cùng với màu sắc là "hình", "bóng". Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều "hình bóng". Bài "Bà má Hậu Giang" được khép lại bằng "bóng má": "Nước non muôn quý ngàn yêu/ CÒn in bóng má sớm chiều Hậu Giang". Trong bài "Lên Tây Bắc" có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: "Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/ Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo" ("Thơ Tố Hữu", trang 149). Về quê mẹ Tơm, "bâng khuâng chuyện cũ", Tố Hữu không quên: "Đêm đêm chó sủa...làng bên động/ Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn", "Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non",... Ông xót xa: "Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi/ Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi" ("Thơ Tố Hữu, trang 268).

Trả lời:

Trích dẫn trực tiếp - chú thích chính văn.

=> Tác dụng: mang tính xác thực, rõ ràng, phong phú và thuyết phục người đọc về nội dung có trong văn bản.

 

Câu 4: Để một ngày kia, thấy chàng trở về từ trận chiến, người ta phải thốt lên: “Chà, chàng đã vượt xa thân phụ của mình”.

Câu văn trên sử dụng cách trích dẫn nào? Nêu tác dụng của cách trích dẫn đó

Trả lời:

Câu văn trên sử dụng cách trích dẫn trực tiếp

ð Tác dụng: Lời dẫn trực tiếp giúp truyền tải thông tin một cách chính xác và trung thực. Ngoài ra lời dẫn trực tiếp giúp tăng tính chân thật và sống động. Thay vì chỉ nghe về ý kiến của người nói, lời dẫn trực tiếp cho phép người đọc hoặc người nghe trải nghiệm trực tiếp cảm xúc, giọng điệu và phong cách của người nói.

 

Câu 5: Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng những cách thức nào để đánh dấu phần bị tỉnh lược?

Trả lời:

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […]

- Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,…

- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược

 

3.    VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng: 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

Trả lời:

Các câu 1, 3, 4 là những câu trích dẫn trực tiếp và gián tiếp. Trong đó:

+ Câu 1, 3 là câu dẫn trực tiếp

+ Câu 4 là câu dẫn gián tiếp

Câu 2: Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một). Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có thể thay thế bằng cách đánh dấu nào?

Trả lời:

– Chú ý đến đoạn lược dẫn ở đầu văn bản và cuộc chú (2) cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời.

– Suy nghĩ phương án thay thế các đoạn lược dẫn bằng dấu ba chấm trong móc vuông [...] và đặt kí hiệu tỉnh lược này ở vị trí phù hợp. – Với cuộc chú (2) ở cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời, bạn có thể dùng một móc vuông [...] đặt ở cuối văn bản và như thế văn bản không cần cuộc chú (2) như hiện có nữa.

4.    VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) có sử dụng trích dẫn hoặc đánh dấu phần bị tỉnh lược

Trả lời:

Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương – tình cảm thiêng liêng luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự gắn bó của con người với quê hương như khoảnh khắc quây quần bên gia đình. Những người con, người cháu xa quê luôn ngóng chờ ngày quay trở về thăm gia đình, họ hàng. Họ luôn nhớ về những món ăn ông nấu mang đậm đặc sản của quê nhà. Hay là những tre hè oi bức ngồi nghe các câu chuyện cổ mà bà kể. Hay những giây phút tinh nghịch bạn bè cùng nhau vui đùa dưới gốc cây đa sân đình… Dù có đi thật xa, trải qua nhiều khung cảnh tươi đẹp thì chúng ta không bao giờ quên được cánh đồng lúa chín bát ngát, vàng rực một vùng. Những lũy tre xanh mướt từng khóm to mọc đầu làng đã trở thành dấu hiệu nhận biết khi trở về quê nhà.

Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người là rất to lớn. Nó giúp con người sống tốt hơn, lạc quan hơn, yêu thương hơn với những con người, cảnh vật xung quanh mình. Đó còn là động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân. Chúng ta ra sức học tập, rèn luyện bản thân để phát triển. Và từ đó tạo ra động lực đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước. Từng hành động tốt đẹp nhỏ đều góp phần khiến cho vùng đất yêu thương của chúng ta trở nên lớn mạnh hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay