Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 10: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

NHẬN BIẾT

Câu 1: Dấu ngoặc kép được dùng để làm gì?

Trả lời

Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại, đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu, đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Câu 2: Nên lựa chọn từ ngữ như thế nào để phù hợp với cấu trúc câu?

Trả lời

Sử dụng từ ngữ phù hợp với đề tài của văn bản (về văn hoá, giáo dục hoặc thể thao, kinh tế, môi trường....); phù hợp với tính chất của loại văn bản (vân bản hành chính phải sử dụng từ ngữ trang trọng; thư tử sử dụng từ ngữ thân mật, phù hợp với quan hệ giữa người viết và người đọc; vàn bản giải trí sử đụng từ ngữ vui tươi, giàu hình ảnh, ); phù hợp với bạn đọc (người già hay trẻ, người hâm mộ thể thao hay người quan tâm đến các vấn đề xã hội).

 

THÔNG HIỂU

Câu 3: Tìm  trong bài viết Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng những từ ngữ chuyên dụng trong âm nhạc ?

Trả lời

Các từ : nhạc phẩm, nhạc sĩ, hợp xướng, bài hát, thu thanh, giai điệu.

Câu 4: Tìm  trong bài báo Điều gì giúp bóng đá Liệt Nam chiến thắng?. những từ ngữ chuyên dụng trong thể thao ?

Trả lời

Các từ: bóng đá, cầu thủ, thi đấu, trận đấu, giải đấu, đội bóng, đội tuyển bóng đá, phòng ngự, tấn công, huấn luyện viên, chiến thuật.

Câu 5: Nêu những biện pháp tu từ em đã được học ?

Trả lời

  • Từ láy, từ ghép.
  • Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,...).
  • Thành ngữ.
  • Hoán dụ.
  • Mở rộng chủ ngữ.
  • Từ Hán Việt.
  • Trạng ngữ.
  • Dấu ngoặc kép.
  • Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.

Câu 6: Cho các từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn. Hãy xếp các từ trên vào hai nhóm: Từ ghép  Từ láy.

Trả lời

  1. Từ ghép tổng hợp: bạn bè, san sẻ, gắn bó, giúp đỡ; bạn học, bạn đường, bạn đọc.
  2. b. Từ láy: thật thà, chăm chỉ, khó khăn, ngoan ngoãn.

Câu 7: Đọc kỹ và tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn sau:

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi câu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.(Thạch Sach)

Trả lời

- Cụm danh từ trong đoạn văn: Một túp lều cũ, một lưỡi búa của cha để lại, ...

- Cụm động từ trong đoạn văn: Vừa khôn lớn, dựng dưới gốc đa, ...

VẬN DỤNG

Câu 8: Giải thích các thành ngữ trong truyện Thạch Sanh

+ Tứ cố vô thân.

+ Khỏe như voi.

Trả lời:

+ Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.

+ Voi: con vật rất to, rất khỏe => Người có sức khỏe phi thường.

Câu 9:  Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trả lời

- Phép hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân” ở đây là nói tới Bác Hồ vĩ đại, Bác 79 tuổi và Bác đã dành trọn vẹn cuộc đời mình để chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc.

Câu 10:  Tìm các cụm chủ-vị làm thành phần câu  dưới đây và các em hãy cho biết, cụm chủ vị này mở rộng thành phần nào: “Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại độc lập tự do cho người dân Việt Nam

Trả lời

Cách mạng tháng Tám thành công(CN)/ đem lại độc lập tự do cho dân tộc. (VN)

=>  Cách mạng tháng Tám(C) /thành công (V)

 =>Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ

Câu 11: Giải thích các từ Hán Việt sau đây : Gia đình, phụ mẫu, trưởng nam, gia quy, quốc pháp, bất cẩn , phi trường ?

Trả lời

– Gia đình: nơi mà những người thân thiết, ruột thịt trong nhà đoàn tụ với nhau.

– Phụ mẫu: Cha mẹ.

– Trưởng nam: Con trai đầu lòng.

– Gia quy: quy định của gia đình

– Quốc pháp: quy định của nhà nước

– Phi trường: sân bay

– Bất cẩn: không cẩn thận

Câu 12: Điền thành phần trạng ngữ thích hợp vào ô trống và chỉ ra đó là loại trạng ngữ gì?

…………., các em học sinh được nghỉ học.

…………., thành tích của em luôn đứng thứ nhất.

…………., Nam đụng xe vào hàng rào.

Trả lời

- Vì mưa lũ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Hôm nay là chủ nhật (trạng ngữ chỉ thời gian)

- Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Ở lớp (trạng ngữ chỉ nơi chốn)

- Vì không tập trung (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

Câu 13: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

  1. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

 

  1. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

 

  1. c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời

  1. a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp (lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)
  2. b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng
  1. Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.

Câu 14:  Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì?

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Trả lời

Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của:

  1. a) Lời của Bác Hồ.
  2. b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết đoạn văn suy nghĩ về việc học tập của học sinh hiện nay  trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép ?

Trả lời

Việc học thực chất của học sinh hiện nay là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Nhiều học sinh đã và đang rơi vào tình trạng học vẹt, học tủ, học lấy điểm. Học tập nhưng lại không vì học mà chỉ vì điểm số, vì mong muốn làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Còn bản thân các bạn, các bạn không tiếp thu được tri thức, không biết được kiến thức quan trọng như thế nào. Nếu để lâu dài, học "giả" khiến học sinh đánh mất mình. Các bạn đi học không vui, làm bài tập không thoải mái. Với các bạn, tất cả chỉ là mệt mỏi, bế tắc. Nếu gian dối với bản thân mình thì các bạn mãi mãi không thể thay đổi, tiến bộ trong học tập. Chúng ta học vì bản thân chúng ta chứ không vì một ai khác. Do đó, hãy học thật để có kiến thức thật vào có cho mình một tương lai rộng mở bạn nhé.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay