Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 6: Cô bé bán diêm

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Cô bé bán diêm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

TL: CÔ BÉ BÁN DIÊM

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu chung về tác giả Hans Christian Andersen?

Trả lời

- Han Cri-xti-an An-đéc-xen (1805-1875) 

- Quê: nhà văn người Đan Mạch

- Phong cách sáng tác: giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu chuyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

- Nhiều sáng tác cho thiếu nhi được yêu thích như: Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí, Nữ thần băng giá, Chú lính chì dũng cảm, Bầy chim thiên nga,…

Câu 2: Bố cục của văn bản Cô bé bán diêm ?

Trả lời

+ Phần 1: Từ đầu đến “cứng đờ ra”: Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm. 

+ Phần 2: Tiếp theo đến “chầu Thượng đế”: Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

Câu 3: Tóm tắt lại câu chuyện cô bé bán diêm?

Trả lời

Truyện kể về một cô bé mồ côi mẹ, sống với một ông bố khắc nghiệt và phải đi bán diêm để kiếm sống. Vào ngày cuối năm, đã nửa đêm em vẫn không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì quá lạnh nên em đã đốt những que diêm của mình lên để sưởi ấm, mỗi một que đốt lên là một ước mơ của em hiện ra và khi que cuối cùng cháy hết là lúc em lìa đời. Ngày đầu năm, mọi người tìm thấy thi thể một cô bé đã lạnh cóng với nụ cười nở trên môi.

Câu 4: Nêu thể loại của tác phẩm ?

Trả lời

Thể loại: Truyện cổ tích 

Câu 5: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác ?

Trả lời

Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. 

Câu 6: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì ?

Trả lời

Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Trả lời

Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.  

Câu 8: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí.

+ Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

+ Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập

THÔNG HIỂU

Câu 9: Hình ảnh cô bé bán diêm hiện đầu câu chuyện như thế nào?

Trả lời

Cô bé nhỏ đầu trần, chân đi đất, Giày vải rộng mẹ để lại bị làm mất: một bị xe nghiến, một bị thắng bé lượm được, chiếc tạp dề cũ kĩ.

Câu 10: Những lầm quẹt diêm cô bé thấy gì? Đấy là mơ hay thực?

Trả lời

- Lần 1: Lò sưởi bằng sắt → Sưởi ẩm

- Lần 2: Bàn ăn → Ăn no

- Lần 3: Cây thông Nô-en → Tổ ấm

- Lần 4: Bà đang mỉm cưởi → Tình yêu thương

=> Những lần này đều là mơ ước của riêng cô bé

VẬNN DỤNG

Câu 11: Phân tích 4 lần quẹt diêm của cô bé? Mức độ của 4 lần này như thế nào?

Trả lời

+Lần quẹt diêm thứ 1, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”.

+ Quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật hài hước, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơm, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh.

+ Lần thứ 3, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ.

+ Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất.

=> Mức độ hình ảnh dựa theo mong ước của cô bé, càng quẹt diêm các mong ước lớn hơn càng xuất hiện và đem lại hạnh phúc cho cô. Là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cô bé bán diêm bất hạnh chính không phải là vật chất như bữa ăn thịnh soạn, lò sưởi ấn cúng, cây thông noel mà chính là tình yêu thương và được người bà của mình bên cạnh.

Câu 12: Em có cảm nhận thì về tình cảnh của cô bé bán diêm trong đêm đông giao thừa đó?

Trả lời

Em cảm thấy thương cảm và yêu thương, trân trọng dành cho cô bé còn nhỏ, đáng lẽ phải được nhận những sự yêu thương từ gia đình. Thay vì phải đi bán diêm vào đêm giao thừa, đem đoàn viên nhưng em lại chỉ có một mình trong trời đông giá rét

Câu 13: Cái kết của câu chuyện này là gì? Điều gì đã xảy ra với cô bé bán diêm?

Trả lời

- Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ cô bé

+ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo

+ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

Câu 14: Theo em đây là cái kết của câu chuyện (Cô bé bán diêm đã chết trong buổi tối đêm giáng sinh) là cái kết có hậu hay bất hạnh? Vì sao?

Trả lời

Cái kết của câu chuyện "Cô bé bán diêm đã chết trong buổi tối đêm giáng sinh" là một cái kết có phần có hậu. Vì cô bé đã phải trải qua cuộc sống khó khăn. Sự ra đi này cũng là một cách để cô bé trở về với người bà trên trời của cô và được yêu thương như ban đầu. Là cái kết có hậu cho cô bé, nhưng sẽ để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu )nêu cảm nghĩ của em về Cô bé bán diêm

Trả lời

Cô bé bán diêm trong truyện kể cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé nghèo khổ, cô đơn và bất hạnh. Em mồ côi mẹ, người bà mà em yêu thương cũng rời bỏ em đi mãi mãi. Cô bé chỉ còn người cha là điểm tựa duy nhất nhưng ông thường xuyên mắng nhiếc và đánh đập nếu em không bán được que diêm nào. Người đọc không khỏi xót thương cho số phận của em bé bất hạnh, phải sống với tuổi thơ thiếu thốn tình yêu thương. Vì thế mà giữa đêm giao thừa giá lạnh, em vẫn lang thang không dám về nhà. Trời khuya lạnh vắng, em ngồi co ro nơi góc tường và những que diêm đã thắp lên niềm hi vọng, sưởi ấm trái tim giá buốt của em. Cô bé mơ về căn nhà có lò sưởi ấm áp, với bàn ăn dọn sẵn, có cây thông trang hoàng rực rỡ. Ước mơ ấy nhanh chóng vụt tắt theo những que diêm nhỏ bé, xung quanh em chỉ còn lại thực tại phũ phàng. Không một ai để ý đến em, họ vội vàng trở về nhà bên gia đình ấm áp. Vì thế, em nhớ đến bà, em muốn cùng bà đến thiên đường vì chỉ có bà yêu em, quan tâm lo lắng cho em. Thật xót xa cho một tâm hồn trẻ thơ cô độc, một mình em phải đương đầu với cuộc sống khó khăn khi tuổi em còn quá nhỏ. Em đã chết vì giá lạnh trong đêm giao thừa hay chính vì sự vô tâm của những người lớn. Câu chuyện khiến chúng ta không khỏi xót xa cho thân phận những em bé mồ côi tội nghiệp, phải lang thang kiếm sống nơi đường phố. Truyện cũng gửi đi thông điệp đầy tính nhân văn: Hãy yêu thương, quan tâm để trẻ thơ có một cuộc sống hạnh phúc. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay