Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 7: Đêm nay Bác không ngủ
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Đêm nay Bác không ngủ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
TL: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦNHẬN BIẾT
Câu 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm ?
Trả lời:
Tác giả. Minh Huệ (1927 – 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác ?
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Câu 3: Thể loại của tác phẩm ?
Trả lời:
Thể loại: Thể thơ 5 chữ
Câu 4: Bố cục bài thơ có thể chia thành mấy phần ?
Trả lời:
- Phần 1: 9 khổ thơ đầu : lần thức dậy lần thứ nhất của anh đội viên,
- Phần 2: 6 khổ thơ tiếp: lần thức dậy lần thứ ba của anh đội viên.
- Phần 3: Còn lại: Suy nghĩ của anh đội viên về hình tượng Bác Hồ.
Câu 5: Phương thức biểu đạt của bài thơ ?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự
THÔNG HIỂU
Câu 6: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?
Trả lời:
Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Câu 7: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?
Trả lời:
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ. Có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện , kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
Câu 8: Thông qua bài thơ câu chuyện nào đã được kể lại ?
Trả lời:
Câu chuyện được kể trong bài thơ: kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp đã ân cần chăm sóc và lo lắng cho những người lính, và được một chú lính thấy được.
Câu 9: Tác dụng của yếu tố yêu tả trong thơ là gì ?
Trả lời:
Tác dụng của những yếu tố tự sự miêu tả trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ để tái hiện lại hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, có tính khẳng định lại được đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ. Qua đó, người chiến sĩ hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la của Bác.
Câu 10: Lý giải tác dụng của thể thơ 5 chữ trong việc truyền tải câu chuyện?
Trả lời:
Bằng thể thơ năm chữ, Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
VẬN DỤNG
Câu 11: Tìm ra đoạn thơ thể hiện hành động, tình cảm của Bác dành cho các chiến sĩ và phân tích đoạn thơ đó ?
Trả lời:
" Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
=> Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
" Bác thương đoàn dân công"
" Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”
=> Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên xúc động và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.
Câu 12: Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
Trả lời:
Việc nhắc lại câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ " Minh Huệ. Muốn nói lên được tình cảm của bác trong câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ" của mỗi khổ thơ. Câu thơ ấy thể hiện Bác là một con người yêu thương dân, lo lắng cho dân. Một lòng muốn bảo vệ nước. Bác thương các chiến sĩ, vì muốn trận đấu ngày mai giành thắng lợi, Bác ân cần chăm sóc họ. Tình thường bao la rộng lớn như biển cả. " Đêm nay Bác không ngủ" Nhà thơ muốn mọi người hiểu về tấm lòng, về con người cũng như tính cách của Bác.
Câu 13: Tấm lòng của anh người chiến sĩ dành cho Bác Hồ được biểu hiện như thế nào ?
Trả lời:
- Anh đội viên ngạc nhiên khi đêm đã khuya mà Bác vẫn còn thức.
- Anh đội viên hốt hoảng khi thấy trời gần sáng mà bác vẫn ngồi ngồi im lặng bên bếp lửa hồng để suy suy nghĩ, lo lắng cho mọi người.
- Hình ảnh Bác hiện lên trước mắt anh đội viên cao đẹp lồng lộng: Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
- Khi hiểu được lí do Bác còn thức, anh cảm thấy cảm phục, kính trọng Bác và quyết định thức cùng Bác.
Câu 14: Tấm lòng yêu thương của Bác Hồ dành cho bộ đội và nhân dân ?
Trả lời:
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân trước hết thể hiện qua việc Bác thức trắng đêm để suy nghĩ.
- Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh đội viên ngạc nhiên khi thấy Bác vẫn còn chưa ngủ.
- Đêm khuya, mọi người yên giấc, một mình Bác ngồi bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm.
- Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc, nhón từng bước chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.
- Bác dặn dò anh đội viên yên tâm ngủ ngon, bộc bạch nỗi lòng lo lắng thương đoàn dân công ngủ ngoài rừng…
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết đooạn văn phân tích cảm xúc của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ?
Trả lời:
Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em cảm nhận được trọn vẹn hình ảnh Bác Hồ - một con người với trái tim rộng lớn, giàu tình yêu thương. Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Qua cảm nhận của anh đội viên, Bác Hồ hiện lên thật gần gũi, thân thương. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó như thể ruột thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn suy nghĩ, chăm lo cho những đứa con. Hành động Bác đi “dém chăn” với bước chân nhẹ nhàng để bộ đội không tỉnh giấc khiến tôi thật ấn tượng. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp tôi cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp. Khi nghe anh đội viên đòi Bác phải đi ngủ sớm, Bác đã bộc bạch lí do còn thức là vì thương đoàn dân công. Đọc đến đây, chúng ta cảm thấy cảm phục và yêu mến thêm con người vĩ đại của dân tộc. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.