Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 2 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

ÔN TẬP BÀI 2

THƠ (THƠ LỤC BÁT)

Câu 1: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu ) về cảm nhận của em về bài thơ ?

Trả lời

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là bài thơ khiến em vô cùng cảm động về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ đã hiện lên gián tiếp qua từng đồ vật trong nhà. Đó là hũ tương, là chiếc nón mê, cái áo tơi, và cả đàn gà con với cái nơm tre. Người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm lo cho gia đình, nên nơi đâu cũng có dáng mẹ, việc gì cũng có bàn tay mẹ chăm lo. Nhờ có mẹ tần tảo chịu khó, mà người con có một mái ấm yên bình, hạnh phúc. Những từ “xưa”, “lủn củn”, “hỏng vành” đã thể hiện được phần nào sự khó khăn, thiếu thốn của ngôi nhà. Nhưng ở đó, người mẹ vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình. Hình ảnh quả na cuối mùa được để dành lại trên cành đã nói lên tất cả tâm tư của mẹ. Dù là thứ nhỏ nhặt nhất, mẹ cũng nghĩ đến con, muốn để lại cho con. Ôi, tình mẹ thật là bao la và vĩ đại. Thứ tình cảm ấy đã được nhà thơ Nam Khương khắc họa bằng những hình ảnh trong sáng và giản dị nhất. Nhờ vậy, người đọc có thể cảm nhận được một cách tha thiết nhất tình mẫu tử quý giá trong bài thơ.

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong tác phẩm Về thăm mẹ ?

Trả lời

+ Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi"  + Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → Hình ảnh người mẹ.

+ Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,... + Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...

+ Từ láy: "nghẹn ngào", "rưng rưng". + Từ láy: "nghẹn ngào", "rưng rưng".

Câu 3: Cảm xúc của người con như thế nào ?

Trả lời

+ "nghẹn ngào"  + "nghẹn ngào" → cố kìm nén, cảm động không nói nên lời.

+ "rưng rưng"  + "rưng rưng" → không thể kìm nén, nước mắt chỉ trực chờ rơi.

+ Chi tiết "Trời đang yên vậy bỗng ào mưa rơi"  + Chi tiết "Trời đang yên vậy bỗng ào mưa rơi" → Đây là một hình ảnh đa nghĩa: bên cạnh việc khắc họa khung cảnh thực thì còn có thể là cảm xúc nhân vật: òa khóc (trong lòng hoặc khóc thành tiếng). Trong trường hợp này thì "nghẹn ngào", "rưng rưng" có thể để chỉ tiếng nấc sau khi đã bình tâm trở lại.

+ Dấu ba chấm cuối câu.  + Dấu ba chấm cuối câu.

→ Thể hiện sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào không thành lời. Có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể nói ra. → Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả.

Câu 4: Hoàn cảnh và biểu hiện của mẹ khi con về thăm ?

Trả lời

- Hoàn cảnh: "Con về thăm mẹ chiều đông". - Hoàn cảnh: "Con về thăm mẹ chiều đông".

- -  Biểu hiện:

- Dáng hình: "thơ thẩn vào ra"  - Dáng hình: "thơ thẩn vào ra" → Khi ở nhà một mình, ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh, con ngờ ngợ một cảm giác bâng khuâng, tha thẩn, mang nét buồn, nét thương

Câu 5: Tình thương của mẹ được liên tưởng tới hình ảnh gì ?

Trả lời

"Trái na cuối vụ mẹ dành phần con." → Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con.

➩ Người mẹ tần tảo, vất vả, tiết kiệm, hi sinh để lo cho con ăn học trưởng thành mà quên bản thân mình.

Câu 6: Chủ đề trong ca dao thường đề cập đến là gì?

Trả lời:

 Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình. Ba bài ca dao sau là về tình cảm gia đình.

Câu 7: Bài ca dao thứ hai trong văn bản Ca dao Việt Nam là chủ đề gì ? Phân tích nghệ thuật của bài ?

Trả lời:

Bài ca dao về tình cảm cội nguồn:

→ Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao. + Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng. + Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng.

Câu 8: Cảm nhận của em về câu ca dao :

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn

Trả lời:

Câu ca dao gợi cho em bài học cho con người: mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ đến công lao của ông bà, cha mẹ, của những người đã đem đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Nói rộng hơn, trong cuộc sống chúng ta luôn phải sống thuỷ chung, ân tình, luôn nhớ đến công ơn của những người trước, không được vong ân bội nghĩa. Từ xưa đến nay, người Việt ta luôn nêu cao đạo lý làm người, nhất là sự biết ơn. Nói tóm lại, câu ca dao trên đã mang đến cho chúng ta một bài học thật thấm thía, sâu sắc về thuỷ chung, nghĩa tình, biết ơn nguồn cội gia đình.

Câu 9: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu ) phân tích một câu ca dao em biết về chủ đề gia đình ?

Trả lời:

“Qua đình ngả nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu!

Qua cầu ngả nón trông cầu,

Câu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu ...”

Đôi khi những sự vật hiện tượng hàng ngày và quen thuộc có khả năng khơi gợi cảm hứng và trở thành nguồn tài liệu sáng tạo cho người viết. Đặc biệt là về những điều hoài niệm. Câu ca dao trên là một điểm hình cho điều đấy, cái hay trong đoạn hát này nằm ở cách thể hiện tình cảm. Động từ "Ngó lên" thể hiện sự trọng thể và sự kính trọng. Hình ảnh "nuộc lạt mái nhà" kích thích sự hiện diện vô hạn của lòng biết ơn và sự gắn kết chặt chẽ của mối quan hệ gia đình. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật công lao vĩ đại của tổ tiên, ông bà trong việc xây dựng và duy trì gia đình và dòng họ. Các mức độ quan hệ gia đình (bao nhiêu... bấy nhiêu) càng làm nổi bật thông điệp này.

Câu 10: Những tác phẩm chính và thành tựu của tác giả Bình Nguyên trong văn học ?

Trả lời

+ Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ.  + Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ.

- Tác phẩm chính - Tác phẩm chính

+ Hoa thảo mộc (2001) + Hoa thảo mộc (2001)

+ Trăng đợi (2004) + Trăng đợi (2004)

+ Đi về nơi không chữ (2006) + Đi về nơi không chữ (2006)

+ Lang thang trên giấy (2009) + Lang thang trên giấy (2009)

Câu 11: Chỉ ra bố cục của văn bản À ơi tay mẹ?

Trả lời:

+ Khổ 1: 2 câu đầu: Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời + Khổ 1: 2 câu đầu: Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời

+ Khổ 2: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con + Khổ 2: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con

+ Khổ 3: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ hi sinh vì con + Khổ 3: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ hi sinh vì con

+ Khổ 4: 4 câu tiếp: Lời ru của người mẹ hiền + Khổ 4: 4 câu tiếp: Lời ru của người mẹ hiền

+ Khổ 5: 2 câu tiếp. Bàn tay mẹ nhiệm màu + Khổ 5: 2 câu tiếp. Bàn tay mẹ nhiệm màu

+ Khổ 6: 4 câu tiếp. Ý nghĩa lời ru và bàn tay mẹ + Khổ 6: 4 câu tiếp. Ý nghĩa lời ru và bàn tay mẹ

Câu 12: Hình ảnh đôi bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con ?

Trả lời

+ "bàn tay mẹ dịu dàng". + "bàn tay mẹ dịu dàng".

+ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con. + gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.

→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.

Câu 13: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả lời ru ? Nêu tác dụng ?

Trả lời

* Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho". + Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho".

+ Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy". + Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy".

+ Nhân hóa "đời nín cái đau". + Nhân hóa "đời nín cái đau".

+ Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng. + Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.

*Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng. + Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.

Câu 14: Từ nào không phải từ láy?

  • a. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên
  • b. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt
    • a. Từ không phải từ láy là: lớn lên
    • b. Từ không phải từ láy: đậm nhạt
  • a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
  • b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
    • a.Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao
    • b.Phân loại:

Câu 17: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

  • a.
  • b.
    • a.Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.
    • b.Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Câu 19: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Trả lời:

– Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

Câu 20: Phân các từ ghép sau thành 2 loại: Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Trả lời:

- Từ ghép có nghĩa phân loại: học đòi, học gạo, học lỏm, học vẹt; anh cả, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường, vui tính, vui lòng. - Từ ghép có nghĩa phân loại: học đòi, học gạo, học lỏm, học vẹt; anh cả, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường, vui tính, vui lòng.

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: học tập, học hành, học hỏi, anh em, vui chơi. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: học tập, học hành, học hỏi, anh em, vui chơi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay