Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 5 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 5

VĂN BẢN THÔNG TIN (THUẬT LẠI SỰ KIỆN THEO TRẬT TỰ THỜI GIAN)

Câu 1: Tìm hiểu tác giả Bùi Đình Phong?

Trả lời:

- Tên: Bùi Đình Phong (1950) - Tên: Bùi Đình Phong (1950)

- Quê quán: Hà Tĩnh - Quê quán: Hà Tĩnh

- Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người. - Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập?

Trả lời

Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 3: Chỉ ra bố cục của văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập?

Trả lời

- Phần 1: (từ đầu… Hoa Kỳ): Bác đề nghị được có cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” Hoa Kỳ  - Phần 1: (từ đầu… Hoa Kỳ): Bác đề nghị được có cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” Hoa Kỳ

- Phần 2 (tiếp … Tuyên ngôn Độc lập): Các bước Bác hoàn thiện bản “Tuyên ngôn Độc lập” - Phần 2 (tiếp … Tuyên ngôn Độc lập): Các bước Bác hoàn thiện bản “Tuyên ngôn Độc lập”

- Phần 3: Còn lại: Bác đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” - Phần 3: Còn lại: Bác đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”

Câu 4: Giá trị nội dung của tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập?

Trả lời

  Văn bản thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian. Qua đó, người đọc có thể thấy, “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã đóng góp một điểm son ngời sáng trong lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.

Câu 5: Thời gian, địa điểm, ý nghĩa của sự kiện diễn ra được đề cập trong tác phẩm Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập ?

Trả lời:

- Thời điểm: Thứ bảy, 1/9/2018 - Thời điểm: Thứ bảy, 1/9/2018

- Địa điểm: Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 - Địa điểm: Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945

- Ý nghĩa: tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc - Ý nghĩa: tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc

Câu 6: Thể loại của văn bản Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ ?

Trả lời

Thể loại: Văn bản thông tin

Câu 7: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1953-1954 được chia làm mấy giai đoạn ?

Trả lời

- 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: - 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:

+ Đợt 1: (13 đến 17/3)  + Đợt 1: (13 đến 17/3)

+ Đợt 2 ( 30/3-30/4)  + Đợt 2 ( 30/3-30/4)

+ Đợt 3 ( 1 đến 7/5) + Đợt 3 ( 1 đến 7/5)

Câu 8: Đợt 1 có những diễn biến gì quan trọng ?

Trả lời

 Đợt 1 (13 đến 17/3):

- Tiêu diệt 2 cứ điểm có tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập. - Tiêu diệt 2 cứ điểm có tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập.

- Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm. - Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm.

Câu 9: Đợt 3 có những diễn biến gì quan trọng ?

Trả lời

+ Đợt 3 (1 đến 7/5):  + Đợt 3 (1 đến 7/5):

- Quân ta tổng tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. - Quân ta tổng tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

- Quân địch thua trận – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng - Quân địch thua trận – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Câu 10: Đối chiếu và so sánh cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

Trả lời

- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Trình bày theo hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức,…) một cách ngắn gọn và rõ ràng, triển khai theo trình tự mở đầu đến diễn biến và kết thúc. - Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Trình bày theo hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức,…) một cách ngắn gọn và rõ ràng, triển khai theo trình tự mở đầu đến diễn biến và kết thúc.

- Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Trình bày theo các dấu mốc sự kiện lịch sử dẫn tới ngày 2-9-1945, đem đến cái nhìn chi tiết cụ thể, theo dốc mốc thời gian dẫn tới sự kiện lịch sử đó. Bên cạnh đó là hình ảnh minh họa thu hút người đọc. - Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Trình bày theo các dấu mốc sự kiện lịch sử dẫn tới ngày 2-9-1945, đem đến cái nhìn chi tiết cụ thể, theo dốc mốc thời gian dẫn tới sự kiện lịch sử đó. Bên cạnh đó là hình ảnh minh họa thu hút người đọc.

Câu 11: Cụm danh từ là gì ? Cho ví dụ về cụm danh từ ?

Trả lời

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ kết với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một danh từ, nhưng lại hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Ví dụ. Với cụm danh từ "Một túp lều nát trên bờ biển", ta có:

Phần phụ trướcPhần trung tâmPhần phụ sau
Mộttúp lềunát trên bờ biển

Câu 12: Cấu tạo chung của cụm từ gồm mấy phần ?

Trả lời

Cụm  từ (Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) gồm phần phụ trước, phần trung tâm là danh từ và phần phụ sau. Tùy từng trường hợp có thể khuyết một trong hai phần phụ trước hoặc phần phụ sau.

Câu 13: Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

a) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

c) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập ”. (Bùi Đình Phong)

Trả lời

  • a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa
  • b. tan vỡ.
  • c. soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập

Câu 14: Đọc kỹ và tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn sau:

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi câu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Thạch Sach)

Trả lời

- Cụm danh từ trong đoạn văn: Một túp lều cũ, một lưỡi búa của cha để lại, ... - Cụm danh từ trong đoạn văn: Một túp lều cũ, một lưỡi búa của cha để lại, ...

- Cụm động từ trong đoạn văn: Vừa khôn lớn, dựng dưới gốc đa, ... - Cụm động từ trong đoạn văn: Vừa khôn lớn, dựng dưới gốc đa, ...

Câu 15: Cho các động từ sau: hết, thành, có, hóa, biến thành, bằng, không, thua

 Hãy xếp các động từ trên vào các nhóm sau:

Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại)

Động từ chỉ trạng thái biến hóa

Động từ chỉ trạng thái tiếp thu

Động từ chỉ trạng thái so sánh

Trả lời

- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại): có,không, hết - Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại): có,không, hết

- Động từ chỉ trạng thái biến hóa: biến thành, hóa - Động từ chỉ trạng thái biến hóa: biến thành, hóa

- Động từ chỉ trạng thái tiếp thu: thành  - Động từ chỉ trạng thái tiếp thu: thành

- Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua - Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua

Câu 16: Nêu bố cục của văn bản Giờ Trái đất?

Trả lời

- Phần 1: (từ đầu… sinh sống): Quá trình lên ý tưởng của Giờ Trái Đất - Phần 1: (từ đầu… sinh sống): Quá trình lên ý tưởng của Giờ Trái Đất

- Phần 2 (tiếp … hành tinh): Quá trình phát triển của chiến dịch Giờ Trái Đất - Phần 2 (tiếp … hành tinh): Quá trình phát triển của chiến dịch Giờ Trái Đất

- Phần 3: Còn lại: Sự tham gia của tất cả mọi người trên thế giới về chiến dịch này, trong đó có Việt Nam. - Phần 3: Còn lại: Sự tham gia của tất cả mọi người trên thế giới về chiến dịch này, trong đó có Việt Nam.

Câu 17: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Giờ Trái Đất ?

Trả lời

Văn bản “Giờ Trái Đất” giúp mọi người hiểu rõ về giờ trái đất và và hưởng ứng ngày này hơn. Bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch “Giờ Trái Đất” – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

Câu 18: Chiến dịch giờ Trái Đất được hưởng ứng như thế nào ở Việt Nam ?

Trả lời

Tối nay (29/3) hàng năm : 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất

Câu 19: Trình tự của văn bản được diễn tả như thế nào ?

Trả lời

 Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

Câu 20: Có các phương tiện thông tin nào được sử dụng trong văn bản  để cung cấp thông tin cho người đọc?

Trả lời

- Văn bản trên sử dụng những phương tiện để cung cấp thông tin cho người đọc: Hình ảnh, câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. Hơn nữa, các sự kiện được sắp xếp treo trật tự thời gian. - Văn bản trên sử dụng những phương tiện để cung cấp thông tin cho người đọc: Hình ảnh, câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. Hơn nữa, các sự kiện được sắp xếp treo trật tự thời gian.

- Việc kết hợp các phương tiện đó giúp việc cung cấp thông tin đầy đủ, thu hút, người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng nắm bắt toàn bộ nội dung mà văn bản muốn truyền đạt. - Việc kết hợp các phương tiện đó giúp việc cung cấp thông tin đầy đủ, thu hút, người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng nắm bắt toàn bộ nội dung mà văn bản muốn truyền đạt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay