Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Tập làm thơ tám chữ, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Tập làm thơ tám chữ, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

VIẾT: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ - VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TÁM CHỮ
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Thế nào là thơ tám chữ? Hãy nêu đặc điểm cơ bản của thể loại thơ này?

Trả lời:

Thơ tám chữ là thể loại thơ có mỗi dòng thơ gồm tám chữ. Đây là một hình thức thơ ngắn gọn, súc tích, thường được sử dụng để diễn đạt những cảm xúc, suy nghĩ một cách rõ ràng và mạnh mẽ.

+ Đặc điểm cơ bản của thơ tám chữ:

+ Số lượng chữ: Mỗi dòng thơ có đúng tám chữ.

+ Nhịp điệu: Thường có nhịp điệu đều, dễ nhớ, dễ thuộc.

+ Hình thức tự do: Có thể không bị ràng buộc bởi quy tắc vần điệu như thơ lục bát hay thơ năm chữ.

+ Nội dung sâu sắc: Mặc dù ngắn gọn, nhưng thơ tám chữ thường chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc.

Câu 2: Cho biết một số bài thơ tám chữ nổi tiếng mà em biết?

Trả lời:

- Quê hương (Tế Hanh) 

- Rừng (Thế Lữ)

Câu 3: Hãy nêu cấu trúc cơ bản của một bài thơ tám chữ?

Trả lời:

Câu 4: Viết bài thơ câu thơ tám chữ theo chủ đề thiên nhiên.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân tích hình ảnh hoặc âm thanh trong một bài thơ tám chữ mà bạn yêu thích?

Trả lời:

1. Hình ảnh người dân chài lưới

a. Người dân chài hiện lên trong cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

- Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng

- Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”

=> Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi

- Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển

- “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương

- Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động

=> Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài

=> Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống

b. Người dân chài trong cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

- Không khí trở về:

+ Trên biển ồn ào

+ Dân làng tấp nập

=> Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá

=> Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm

- Hình ảnh người dân chài:

+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài

- Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm

=> Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm

Câu 2: So sánh thơ tám chữ với thơ lục bát về cấu trúc và nội dung?

Trả lời:

Thơ tám chữ

Thơ lục bát

Cấu trúc

Mỗi dòng có tám chữ, không bị ràng buộc bởi quy tắc vần điệu. Có thể có nhiều dòng, tạo sự tự do trong diễn đạt.

 Cấu trúc gồm hai dòng, dòng đầu có sáu chữ và dòng sau có tám chữ, thường có vần, tạo nhịp điệu rõ ràng.

Nội dung

Nội dung thường súc tích, có thể thể hiện nhiều ý tưởng, cảm xúc khác nhau, từ tình yêu đến thiên nhiên.

Thường mang tính truyền thống, nội dung thường gắn với văn hóa, phong tục tập quán, và có chiều sâu về tâm tư, tình cảm.

Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa của một câu thơ tám chữ trong bài thơ mà em đã đọc?

Trả lời:

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về cảm xúc mà bài thơ tám chữ mang lại?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (1 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn phân tích cảm xúc của nhân vật trong một bài thơ tám chữ?

Trả lời:

Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Sáng tác một bài thơ tám chữ về chủ đề tình yêu quê hương?

Trả lời:

Quê hương tuổi thơ tôi 

Tôi sinh ra nơi miền quê duyên hải 

Đất Hải Phòng mê mải cánh buồm nâu 

Biển quê tôi rất đẹp và rất giàu 

Hoàng hôn đến với một màu tím biếc 

 

Thời gian trôi theo dòng đời hối tiếc 

Bên mái trường ta học Viết ngày xưa 

Tháng 5 về mùa phượng đỏ đong đưa 

Còn nhớ mãi chiều tắm mưa xóm nhỏ 

 

Có nhiều hôm nắng chưa vờn ngọn cỏ 

Cùng bạn bè theo gió thả diều quê 

Bao năm rồi trong nức nở tái tê 

Tìm ký ức đam mê ngày xưa ấy 

 

Thời gian trôi như một dòng sông chảy 

Xa mất rồi ai tìm thấy được chăng 

Nơi quê cũ ơi tình sâu nghĩa nặng 

Tuổi thơ nào say đắm của ngày xưa … 

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Tập làm thơ tám chữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay