Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 kết nối Bài 4: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 KNTT.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (TRUYỆN)
(12 câu)

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Tác phẩm nào là đối tượng phân tích trong bài văn nghị luận của em? Hãy nêu tên tác giả và năm sáng tác.

Trả lời:

- Tác phẩm người con gái Nam Xương 

- Tác giả: Nguyễn Dữ

- Năm sáng tácc: thế kỷ XVII

Câu 2: Nội dung chính của tác phẩm mà em phân tích là gì? Hãy tóm tắt ngắn gọn.

Trả lời:

Câu 3: Nhân vật chính trong tác phẩm là ai? Hãy nêu một vài đặc điểm nổi bật của nhân vật đó?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Tại sao tác giả lại chọn bối cảnh cụ thể trong tác phẩm? Bối cảnh đó có ý nghĩa gì đối với nội dung và ý tưởng của tác phẩm?

Trả lời:

- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công, nam quyền, chà đạp lên số phận  người phụ nữ 

- Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ chịu nhiều oan  khuất và bế tắc 

- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc  sống của người dân càng rơi vào bế tắc

Câu 2: Hãy phân tích một biểu tượng nổi bật trong tác phẩm và cho biết ý nghĩa của nó?

Trả lời:

Câu 3: Tác phẩm sử dụng thể loại gì? Hãy cho biết đặc điểm của thể loại đó và cách nó ảnh hưởng đến cách kể chuyện.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: So sánh hai nhân vật trong văn học. Họ có điểm gì giống và khác nhau? Sự khác biệt đó có ý nghĩa gì đối với nội dung tác phẩm

Trả lời:

a. Thân phận người phụ nữ trong Chuyện người con gái Nam Xương.

* Phẩm cách tốt đẹp:

Nhà nghèo, thế nhưng lại là một người con gái có nhan sắc xinh đẹp, nhân phẩm cao quý.

Khi chồng nàng phải tòng quân đánh giặc xa nhà, mẹ chồng vì nhớ con trai mà ốm đau nàng vẫn luôn hết lòng chăm sóc như mẹ đẻ, lúc bà mất nàng cũng lo toan tang lễ thật chu toàn.

Một thân một mình, nàng sinh con sau đó lại nuôi nấng, chăm bẵm hết lòng cho đứa con trai nhỏ, một lòng thủy chung đợi ngày chồng trở về sum họp.

* Số phận bất hạnh:

Vũ Nương khi ở nhà chồng dù đã hết mực làm tròn bổn phận, nhưng vẫn phải dè dặt cẩn trọng vì sợ chồng ghen tuông.

Đến khi vất vả chờ được chồng trở về thì chỉ vì một câu nói khờ dại của đứa con lên ba, mà nàng hàm oan tội bất trinh với chồng.

Không được chồng tin tưởng, Vũ Nương vì khuất nhục, vì cùng đường mà phải chọn giải pháp tự kết liễu để minh oan cho bản thân.

=> Tư tưởng trọng nam khinh nữ và việc người phụ nữ dưới chế độ phong kiến không có tiếng nói, không được bênh vực, phải phụ thuộc vào gia đình nam nhi, đã khiến cho họ dễ dàng bị rơi vào bế tắc và chịu nhiều thiệt thòi.

- Sống lại dưới thủy cung có cuộc sống cẩm y ngọc thực, chứng minh được oan khuất thế nhưng Vũ Nương vẫn không được đoàn tụ với chồng con, phải chịu cảnh cô đơn đời đời dưới đáy nước.

=> Chung quy lại, dù thế nào bản thân Vũ Nương vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi và khổ đau nhất, câu chuyện là minh chứng cho việc người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đương thời chưa bao giờ có hạnh phúc.

- Câu chuyện phản ánh thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa, phản ánh sự bất công, cổ hủ của chế độ phong kiến lỗi thời, phản ánh cả những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã khiến các gia đình ly tán, mà người chịu hậu quả cuối cùng vẫn luôn là người phụ nữ.

b. Thân phận người phụ nữ trong Truyện Kiều:

* Hoàn cảnh của Thúy Kiều:

Thúy Kiều là con gái nhà giàu, lại có nhan sắc chim sa cá lặn, tài văn chương thơ phú "thông minh vốn sẵn tính trời", thêm ngón hồ cầm tinh thông.

Kiều có lẽ là hình tượng người con gái mang vẻ đẹp toàn diện và tuyệt đối trong văn học Việt Nam.

Bản thân Thúy Kiều còn có tự do lựa chọn cho mình một tình yêu đẹp với Kim Trọng, thậm chí cả hai đã đến hồi đính ước.

* Thân phận bọt bèo, hồng nhan bạc mệnh:

Nhà Kiều lâm đại nạn, cha và em bị bắt giải đi, Thúy Kiều đành phải bỏ "tình", theo "hiếu", bán mình làm lẽ cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em, bội ước với Kim Trọng, nhờ em gái của mình là Thúy Vân trả nghĩa cho chàng.

Thân phận phụ nữ trong chế độ phong kiến quả thực quá mong manh và nhỏ bé. Mới hôm trước còn là tiểu thư đài các, thì ngày nay đã trở thành một món hàng được người ta ngã giá, trở thành thiếp cho một người đàn ông đáng tuổi cha chú, phải nén đau thương từ biệt gia đình, từ bỏ tình yêu đầu đời.

=> Nhan sắc, tài năng của người phụ nữ đứng trước tư tưởng trọng nam khinh nữ, trước sự bất công của xã hội hoàn toàn không có một chút phân lượng nào, cùng lắm chỉ đáng giá vài ba trăm lượng bạc trắng, đổi một kiếp người.

Thúy Kiều phải sống một cuộc đời đau đớn, khổ sở, tuyệt vọng trăm bề trong lầu xanh sau nhiều lần bị lừa dối bởi những gã đàn ông đáng ghê tởm.

Khi Thúy Kiều gặp Thúc Sinh, Kiều lại rơi vào nỗi khổ ải với chế độ đa thê phong kiến, một lần nữa phải gánh chịu những nhục nhã, chèn ép từ người vợ cả của Thúc Sinh, lần nữa chịu áp bức dưới cường quyền.

=> Nhan sắc, tài năng của nàng trở thành thứ khiến người ta ghen ghét, đố kỵ và tìm cách trừ khử.

=> Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến phải chịu quá nhiều bất công và khổ sở, không chỉ vậy tài năng và nhân phẩm của họ cũng không hề được coi trọng và đánh giá một cách đúng đắn.

Câu 2: Tác phẩm đã phản ánh những vấn đề xã hội nào? Hãy nêu ví dụ cụ thể từ tác phẩm để minh họa?

Trả lời:

- Sự bất công đối với người phụ nữa

- Chế đồ hà khắc của phong kiến đã khiến con người phải chịu nhiều đâu khổ, người đàn ông phải đi lính và phụ nữ phải tự mình gánh vách tất cả công việc trong gia đình 

Câu 3: Hãy phân tích cách sử dụng ngôn ngữ và phong cách viết của tác giả trong tác phẩm. Điều này đã góp phần như thế nào vào việc truyền tải thông điệp của tác phẩm?

Trả lời:

Câu 4: Viết một dàn ý chung cho bài văn nghị luận phân tích tác phẩm truyện?

Trả lời: 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện mà em yêu thích ?

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Dữ: quê ở Ninh Thanh (Hải Dương), là người học rộng tài cao, có nhân cách sáng ngời. Ông sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, ông viết sách và để lại một số thơ và cuốn văn xuôi cổ Truỵền kì mạn lục viết bằng chữ Hán.

- Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thương tâm về cái chết oan khuất của nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong xã hội phong kiến.

2. Thân bài

a) Phân tích nhân vật Vũ Nương

* Những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Vũ Nương

- Vũ Nương là người con gái tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

- Vũ Nương lấy người chồng là Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nhưng chưa bao giờ nàng để vợ chồng bất hòa

- Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thủy chung với chồng, phụng dưỡng, hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con cái

→ Nàng làm trọn bổn phận người phụ nữ tam tòng tứ đức một cách hoàn hảo

* Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương

- Khi chồng trở về nghe lời đứa con nhỏ dại liền nghi oan và trách mắng Vũ Nương

- Nàng đau đớn, thất vọng trước sự đối xử bất công và tàn nhẫn của chồng

- Vũ Nương lựa chọn cái chết để rửa nỗi nhục → đây là hành động quyết liệt nhất chất chứa nỗi tuyệt vọng cay đắng, sự bất lực của thân phận

- Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn khôn nguôi nhớ về cuộc sống trần thế

- Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:

+ Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản

+ Gián tiếp: người chồng tính tình đa nghi, hay ghen đã cư xử hồ đồ, phũ phàng

+ Do ngay từ đầu cuộc hôn nhân không có sự bình đẳng

+ Do chiến tranh và lễ giáo phong kiến hà khắc

 b) Giá trị nội dung và nghệ thuật

* Giá trị nội dung

- Giá trị hiện thực: phê phán tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp lên số phận người phụ nữ, người phụ nữ chịu nhiều oan khuất, bế tắc nhưng không tự bảo vệ được mình

- Giá trị nhân đạo: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp và thương cảm cho người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương

* Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc biệt chi tiết chiếc bóng, nhằm hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách cho nhân vật Vũ Nương nhưng cũng thể hiện rõ nét bi kịch số phận nhân vật

- Nghệ thuật dựng truyện: tình huống truyện éo le, dẫn tới nhiều bất ngờ thú vị, tăng tính bi kịch của truyện

- Xây dựng thành công nhân vật qua lời nói và hành động, kết hợp với các hình ảnh ước lệ tượng trưng.

3. Kết bài

- Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm xuất sắc góp phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.

- Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương, thể hiện niềm xót thương thân phận người phụ nữ xưa và thông qua đó ca ngợi phẩm chất son sắc, thủy chung của họ.

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 4: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay