Đáp án Công dân 8 kết nối tri thức Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (P2)

File đáp án Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

3.     LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tính với ý kiến/ việc làm nào dưới đây. Vì sao?

  1. Bạn T cho rằng, chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có.
  2. Chị Q cho rằng, mọi dân tộc đều có cái hay, cái đjep để học hỏi
  3. Anh K cho rằng, mọi sản phẩm của các dân tộc, các nền văn hóa đều tốt, đều đáng được tiếp thu và học tập.
  4. Theo bạn B, cần tiếp thu có chọn lọc những sản phẩm nào phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc, văn hóa của đất nước mình.
  5. Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu văn hóa các dân tộc, chị N......
  6. Bố mẹ H không xem các chương trình nghệ thuật nước ngoài mà chỉ xem các chương trình nghệ thuật Việt Nam...

Trả lời:

Em đồng tình với các ý kiến/ việc làm: b, c, e 

Em không đồng tình với các ý kiến/ việc làm: a, d,g

Vì mỗi dân tộc đều có những nét riêng về tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ đó là những điều quý giá của nhân loại cần được tôn trọng kế thừa. Nếu chúng ta không tiếp thu học tập mà né tránh, không tìm hiểu thì chúng ta sẽ trở thành lạc hậu, không tìm hiểu hay học hỏi về những cái hay cái tinh hoa của dân tộc khác.

 

Câu hỏi: Em sẽ xử lí như thế nào nếu là nhân vật trong tình huống sau?

  1. Anh S mang trong mình dòng máu Việt Nam và Mỹ gốc Phi nên bị một số bạn trong lớp trêu chọc về màu da
  2. Bạn M rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới nhưng bố mẹ lại yêu cầu dành thời gian để học các môn học chính khóa trong nhà trường.

Trả lời:

  1. Theo em, thì sẽ chia sẻ với các bạn về truyền thống dân tộc, những nét đẹp của từng nước trên thế giới qua tranh ảnh sưu tầm hay những câu chuyện từ đó kéo mọi người gần tới nhau hơn. Các bạn thấu hiểu và dần tìm hiểu về đất nước Việt Nam
  2. Bạn M cần nói cho bố mẹ về việc tìm hiểu và học hỏi về các truyền thống dân tộc từ đó chúng ta học hỏi những nét đẹp riêng từ đó tiếp thu và áp dụng vào các kiến thức thực tế đặc biệt trong các môn học liên quan tới kiến thức về các nước trên thế giới.

 

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủ tộc và văn hóa.

Trả lời:

HÃY THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA CHÍNH MÌNH 

Anh Tân và chị Hương lấy nhau được 8 năm và đã kịp có với nhau 4 mặt con. Hai con đầu, chị đẻ sinh đôi một trai, một gái; đứa thứ ba 4 tuổi, đứa út 2 tuổi. Gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông lại thêm đàn con lít nhít, trứng gà, trứng vịt nên kinh tế của hai anh chị cũng khó khăn. Vì vậy hai anh chị ít khi tiếp xúc và tìm hiểu các nền văn hóa khác trên thế giới.

Năm nay, hai đứa lớn đến tuổi vào lớp 1, nhưng anh Tân nói nhà còn nghèo nên chỉ cho thằng bé đi học, còn con bé phải ở nhà trông các em, phụ giúp việc vặt cho bố mẹ, vì theo anh Tân thì “con gái lớn lên là lấy chồng không cần học hành làm gì”. Thấy con buồn vì không được đến trường như em trai, nhưng chị Hương cũng không biết làm gì hơn vì mọi việc trong nhà xưa nay đều do anh Tân quyết định.

Sáng nay, sau khi đưa thằng bé đến lớp, chị vội mang chỗ rau nhà trồng vừa thu hoạch được ra chợ huyện bán, cũng thêm được ít tiền những lúc nông nhàn. Buổi trưa về đến nhà, chị thấy chồng chị đang nói chuyện với một người đàn ông lạ mặt. Khi khách ra về, chị hỏi chồng:

Chị Hương: Ông khách vừa nãy là ai vậy mình?

Anh Tân: À. Đấy là ông Vui ở thị trấn, chuyên buôn bán bất động sản.

Chị Hương: Mà ông ấy vào nhà mình có việc gì không mình?

Anh Tân: Chuyện là thế này, Tôi định bán  bán mảnh vườn để lấy vốn làm ăn. Chú Xanh rủ tôi lên miền ngược mua măng khô về bán, “chứ bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, làm ruộng mãi chẳng giàu lên được”.

Nghe chồng nói vậy, chị rụng rời tay chân.

Chị Hương: Bố chúng nó xem thế nào chứ buôn bán mình có quen đâu, lời lãi đâu không thấy, khéo lại mất đất, mất vườn. Mà có mảnh vườn, mỗi năm nhà mình còn có mấy vụ rau, cũng có ít tiền thêm vào cho các con

Anh Tân (quát): Đàn bà biết gì mà ý kiến, chưa làm đã gàn, bực cả mình! Xuống bếp lo cơm nước đi!

 Chị Hương buồn quá, khóc nấc lên. 

Vừa lúc đó, có tiếng bác Minh ở ngoài cổng

Bác Minh: Nhà có chuyện gì mà ồn ào vậy?.

Thấy bác Minh, chị Hương mừng quá. Bác vừa là bác họ của anh Tân lại vừa là Trưởng thôn. Bác rất có uy tín trong họ và trong thôn, xóm. Chị Hương vội kể cho bác Minh nghe chuyện anh Tân định bán mảnh vườn, khi chị có ý kiến thì anh lại quát nạt; còn anh Tân thì cho rằng chuyện lớn, chuyện nhỏ trong nhà đều do người đàn ông, người chồng quyết định, chị Hương là vợ phải nghe lời chồng, chỉ cần chăm nom gia đình, con cái là được rồi.

Nghe xong chuyện của anh Tân, chị Hương, bác Minh nói:

Bác Minh: Chú Tân ạ, bây giờ nam nữ bình quyền, cả nam và nữ đều có vị trí, vai trò ngang nhau trong xã hội cũng như trong gia đình. Cô Hương có quyền cùng với chú bàn bạc, quyết định các công việc của gia đình. Đối với tài sản chung của hai vợ chồng, thì vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Mảnh vườn là tài sản chung của hai vợ chồng, nên cô Hương có quyền có ý kiến; hai vợ chồng nên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng ý kiến của nhau để đi đến quyết định cuối cùng làm sao có lợi nhất cho gia đình.

Anh Tân: Bác cứ nói thế nào chứ. Thuyền theo lái, gái theo chồng. Việc lớn nhỏ trong nhà phải do chồng quyết định.

Bác Minh: Chú Tân ạ, những điều tôi vừa nói với chú đều dựa trên quy định pháp luật của Nhà nước, như Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới…. Pháp luật còn quy định rõ nếu chú cứ tự ý bán mảnh vườn mà chị Hương không đồng ý thì cô Hương còn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố việc mua bán đó là vô hiệu

Anh Tân: Vậy hả bác? Vậy mà từ trước đến giờ em cứ ngỡ… Thôi, để vợ chồng em về bàn bạc lại chuyện đất cát. Mà hôm nay bác sang nhà em chơi hay có việc gì nữa?

Bác Minh: À, hôm nay tôi sang hỏi cô chú xem vì sao không cho con bé lớn đến trường?

Anh Tân: Bác cũng biết hoàn cảnh nhà em đấy. Nhà thì đông con, kinh tế thì khó khăn. Bây giờ mà cho cả hai đứa đi học thì nhà em túng quá. Hơn nữa con gái không cần học nhiều,

Bác Minh: Chú lại sai rồi. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cấm người lớn cản trở việc học tập của trẻ em nên việc cô chú không cho con đi học là sai; đồng thời, Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái. Luật bình đẳng giới của Nhà nước ta quy định rõ: con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Cô chú chỉ cho cậu con trai đi học, bắt con gái ở nhà là đã có sự phân biệt đối xử giữa các con, vẫn còn tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Hơn nữa, việc học của các cháu đều được Nhà nước miễn phí nên cô chú không phải lo vì hoàn cảnh kinh tế gia đình.

Anh Tân: Vậy hả bác? Thế mà em cứ lo không có tiền cho các cháu đi học. Nghe bác phân tích em thấy sáng ra nhiều.

Bác Minh: Tân à, chú nên thay đổi quan niệm của mình, đừng coi thường vai trò của người phụ nữ, người vợ. Hương nó cũng đóng góp công sức với gia đình có kém gì cháu đâu, từ sáng đến tối lo việc đồng áng lại lo nội trợ, chăm sóc con cái, bác thấy nó cứ luôn chân luôn tay, Tân có đồng ý thế không?

Anh Tân  lúng túng gật đầu.

 Quay sang Hương, bác Minh nói tiếp: Còn cô Hương cũng phải thay đổi suy nghĩ, nhận thức; phải thấy được vai trò của mình, biết được quyền của mình, có ý kiến trong các công việc gia đình, không nên nghe theo sự áp đặt của chồng. Có như vậy gia đình cô chú mới thực sự hạnh phúc. 

Câu hỏi: Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và giải thích vì sao?

Trả lời:

- Những việc nên làm:

  • Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc;
  • Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
  • Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
  • Tích cực quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.

- Những việc không nên làm:

  • Tỏ thái độ hoặc hành động kì thị, phân biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa, các vùng, miền,…
  • Tiếp thu một cách rập khuôn, máy móc; sao chép nguyên bản, không có sự chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài.
  • Ủng hộ các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
  • Khép kín, không chịu tiếp thu thành tựu văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác.
  • Tỏ thái độ và hành động xấu hổ, tự ti về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.

4.     VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới

Trả lời:

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đặc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Câu hỏi: Thiết kế hoặc sưu tầm hình ảnh thể hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Trả lời:

 

=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay