Đáp án Lịch sử 9 cánh diều Bài 15: Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 1991

File đáp án Lịch sử 9 cánh diều Bài 15. Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 1991 Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều

BÀI 15. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1991

MỞ ĐẦU

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dụng trên dòng sông Đà trong 15 năm (1979 - 1994). Với 8 tổ máy phát điện, công trình này là nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á (tính đến năm 2012). Hoạt động của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm đầu đất nước thống nhất và bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới, gắn liền với công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc.

Vậy sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước và công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc diễn ra như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1976 – 1985 có nét gì nổi - bật? Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1991 có những thành tựu và hạn chế gì?

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước:

Tháng 9-1975: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp và đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Tháng 11-1975: Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam Bắc (họp tại Sài Gòn) đã nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Đầu năm 1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung diễn ra trong cả nước. Quốc hội khoá VI họp và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước.

  1. Công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc:

Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam: Ngay sau khi lên nắm quyền ở Campuchia (1975), chính quyền Pôn Pốt đã tiến hành nhiều cuộc tấn công, xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Quân và dân Việt Nam đã đấu tranh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Campuchia.

Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc: Chính quyền Trung Quốc đã có những hành động gây hại đến mối quan hệ giữa hai nước, bao gồm việc ủng hộ Pôn Pốt xâm lược Việt Nam và tấn công biên giới Việt-Trung. Quân và dân Việt Nam đã chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, và Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam sau đó.

  1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1976 - 1985:

Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật được hoàn thiện, Hiến pháp mới được ban hành. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc.

Kinh tế: Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp và công nghiệp đều tăng, giao thông được cải thiện, nhiều công trình quan trọng được xây dựng.

Xã hội: Ngành kinh tế quốc dân thu hút thêm lao động, và sự nghiệp văn hóa, giáo dục có bước phát triển mới.

  1. Thành tựu và hạn chế của Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1991:

Thành tựu: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường phát triển, lạm phát giảm. Kinh tế đáp ứng nhu cầu của nhân dân, hệ thống chính trị và quan hệ đối ngoại được cải thiện.

Hạn chế: Vẫn còn cơ sở kinh tế lạc hậu, nhiều vấn đề xã hội phổ biến đổi, cải cách chậm, tăng trưởng kinh tế không ổn định, chất lượng cuộc sống của một số người dân vẫn còn khó khăn.

  1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn sau năm 1991:

Chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, Việt Nam gia nhập ASEAN và thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Kinh tế: Chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế đưa Việt Nam từ một nền kinh tế trang trại chủ yếu chuyển dần thành một nền kinh tế công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tăng cao.

Xã hội: Chất lượng cuộc sống và mức sống của người dân đã cải thiện đáng kể. Giao dục và y tế được đầu tư và cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập về phân bố thu nhập và chênh lệch vùng miền.

I. THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC

Câu hỏi: Đọc thông tin và khai thác hình 15.2, trình bày sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Hướng dẫn chi tiết:

- Tháng 9-1975: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp và đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

- Tháng 11-1975: Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam Bắc - (họp tại Sài Gòn) đã nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Đầu năm 1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung diễn ra trong cả nước. Quốc hội khoá VI họp và quyết định các vấn để trọng đại của đất nước.

II. ĐẤU TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM, BIÊN GIỚI PHÍA BẮC, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Câu hỏi: Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ biến giới Tây Nam

Hướng dẫn chi tiết:

- Nguyên nhân cuộc đấu tranh: ngay sau khi lên nắm quyền ở Cam-pu-chia (1975), chính quyền Pôn Pốt đã mở nhiều cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

- Diễn biến: Từ tháng 5-1975 đến tháng 12-1978, chính quyền Pôn Pốt huy động quân đội khiêu khích xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ dọc biên giới Việt Nam tử tỉnh Hà Tiên đến tỉnh Tây Ninh, như đánh chiếm đảo Thổ Chu, tấn công các xã giáp biên giới thuộc tỉnh An Giang.... Quân Pôn Pốt gây ra nhiều vụ thảm sát, giết hại người dân Việt Nam.

- Kết quả: Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân Việt Nam đã chiến đấu đập tan hành động xâm lược của quân Pôn Pốt, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và tạo thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi. Được sự giúp đỡ của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, nhân dân Cam-pu-chia đã lật đổ chính quyền Pôn Pốt, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Cam-pu-chia vào tháng 1-1979.

Câu hỏi: Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

Hướng dẫn chi tiết:

- Từ sau năm 1975, chính quyền Trung Quốc có những hành động làm tổn hại đến mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, như ủng hộ chính quyền Pôn Pốt xâm lược Việt Nam, cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước,.... Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động 60 vạn quân tấn công Việt Nam, trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung (từ Móng Cái - Quảng Ninh đến Phong Thổ - Lai Châu).

- Quân và dân Việt Nam, trực tiếp là quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tháng 3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.

- Từ tháng 4-1984, Trung Quốc mở cuộc tấn công lấn chiếm khu vực biên giới thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Nơi đây trở thành chiến trường ác liệt giữa hai bên trong giai đoạn 1984 - 1989.

 

Câu hỏi: Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hướng dẫn chi tiết:

- Tháng 4-1975, cùng với việc giải phóng miền Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa.

- Năm 1988, Trung Quốc đưa quân đánh chiếm trái phép một số đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma,...

- Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quân dân Việt Nam đặc biệt là lực lượng hải quân chiến đấu ngoan cường

II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1976 – 1985

Câu hỏi: Nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 1976–1985.

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Chính trị:

Năm 1986, Việt Nam triển khai Chính sách Đổi mới, mở cửa kinh tế và thực hiện các biện pháp cải cách trong nền chính trị.

Đổi mới mang lại sự thay đổi lớn trong quyền lực và nền chính trị Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vai trò lãnh đạo và quản lý chính trị, nhưng nền chính trị trở nên linh hoạt hơn và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

  1. Kinh tế:

Chính sách Đổi mới đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế Việt Nam. Nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế đã được xây dựng, đầu tư từ nước ngoài tăng lên đáng kể.

Việt Nam đã mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có việc thành lập các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt.

Kinh tế Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế trang trại chủ yếu sang một nền kinh tế đa ngành, với sự tăng trưởng ổn định và đáng kể. Xuất khẩu và du lịch cũng đã trở thành các lĩnh vực quan trọng.

  1. Xã hội:

- Đổi mới đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền văn hoá, giáo dục, và y tế. Hệ thống giáo dục được cải thiện, với việc tăng cường giáo dục nghề nghiệp và đào tạo lao động chất lượng cao.

- Đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Mức sống tăng lên, đời sống vật chất và văn hóa được nâng cao, và chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng lên.

Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số thách thức và hạn chế:

- Chênh lệch phát triển giữa các vùng và tầng lớp vẫn còn lớn, với sự tăng chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn và các khu vực kinh tế phát triển, trong khi một số vùng nông thôn vẫn gặp khó khăn.

- Vấn đề môi trường và sự phát triển không bền vững vẫn là thách thức đối với Việt Nam.

- Tình trạng tham nhũng và bất bình đẳng trong xã hội vẫn cần được giải quyết.

III. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 1986 – 1991

Câu hỏi: Giải thích nguyên nhân của công cuộc đổi mới đất nước

Hướng dẫn chi tiết:

- Nguyên nhân khách quan: Vào giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Một số nước đã tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là công cuộc cải cách ở Trung Quốc

- Nguyên nhân chủ quan: Ở trong nước, kinh tế khủng hoảng, hàng hoá khan hiếm, lương thực thiếu thốn, lạm phát leo thang. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu hỏi: Mô tả đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Hướng dẫn chi tiết:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nhằm ổn định và tạo bước chuyển biến tốt về chính trị, kinh tế – xã hội. Đại hội lần thứ VII (1991) tiếp tục khẳng định và bổ sung đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI.

+ Về kinh tế: xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, tập trung xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, trước mắt thực hiện ba chương trình lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Về chính trị – xã hội: tinh gọn và nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước, thực hiện đoàn kết quốc tế, đoàn kết nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Câu hỏi: Nêu kết quả, ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn 1986–1991.

Hướng dẫn chi tiết:

- Kinh tế: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước bước đầu được hình thành, lạm phát giảm. Lương thực, thực phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân, có tích trữ và xuất khẩu; hàng tiêu dùng ngày càng phong phú.

- Chính trị: Bước đầu chỉnh đốn Đảng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ được sắp xếp lại hợp lí hơn trước. Quan hệ ngoại giao được mở rộng, Việt Nam từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ, thúc đẩy bình thường hoa quan hệ với Trung Quốc.

- Hạn chế: nhiều cơ sở kinh tế còn lạc hậu, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh chưa được giải quyết,...

=> Công cuộc đổi mới giai đoạn 1986 - 1991 đã tạo bước chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng – an ninh được giữ vững, đồng thời tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới ở giai đoạn sau.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Lập bảng thống kê những nội dung chính của lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991 vào vở ghi.

Hướng dẫn chi tiết:

Thời gian

Sự kiện

Tháng 9-1975

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp và đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Tháng 11-1975

Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam Bắc - (họp tại Sài Gòn) đã nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Đầu năm 1976

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung diễn ra trong cả nước. Quốc hội khoá VI họp và quyết định các vấn để trọng đại của đất nước.

Tháng 5-1975 đến tháng 12-1978

Chính quyền Pôn Pốt huy động quân đội khiêu khích xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ dọc biên giới Việt Nam

=> Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân Việt Nam đã chiến đấu đập tan hành động xâm lược của quân Pôn Pốt, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và tạo thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.

Từ sau năm 1975

chính quyền Trung Quốc có những hành động làm tổn hại đến mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, như ủng hộ chính quyền Pôn Pốt xâm lược Việt Nam, cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước,....

Ngày 17-2-1979

Trung Quốc huy động 60 vạn quân tấn công Việt Nam, trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung

Tháng 3-1979

Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.

Từ tháng 4-1984 đến 1989

Trung Quốc mở cuộc tấn công lấn chiếm khu vực biên giới thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Nơi đây trở thành chiến trường ác liệt giữa hai bên trong giai đoạn 1984 - 1989.

Tháng 4-1975

cùng với việc giải phóng miền Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa.

Năm 1988

Trung Quốc đưa quân đánh chiếm trái phép một số đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma,...

Năm 1976 –1985.

- Về chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện. Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành. Quan hệ đối ngoại được mở rộng. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

- Về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra hai kế hoạch 5 năm: 1976 – 1980 và 1981 – 1985, nhằm khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sau 10 năm, kinh tế Việt Nam đạt được một số thành tựu: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đều tăng, mạng lưới giao thông được cải thiện, nhiều công trình hiện đại được xây dựng, như thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long,...

- Về xã hội, trong những năm 1981 – 1985, các ngành kinh tế quốc dân đã thu hút thêm hơn 4 triệu lao động. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục có bước phát triển mới, đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.

1986 – 1991

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nhằm ổn định và tạo bước chuyển biến tốt về chính trị, kinh tế – xã hội. Đại hội lần thứ VII (1991) tiếp tục khẳng định và bổ sung đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI.

Câu 2: Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1991.

Hướng dẫn chi tiết:

- Kinh tế: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước bước đầu được hình thành, lạm phát giảm. Lương thực, thực phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân, có tích trữ và xuất khẩu; hàng tiêu dùng ngày càng phong phú.

- Chính trị: Bước đầu chỉnh đốn Đảng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ được sắp xếp lại hợp lí hơn trước. Quan hệ ngoại giao được mở rộng, Việt Nam từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ, thúc đẩy bình thường hoa quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh tế còn lạc hậu, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh chưa được giải quyết,...

Câu 3: Sưu tầm tư liệu để viết một đoạn văn khoảng 200 từ về một trong những cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới hoặc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam giai đoạn 1975 – 1991.

Hướng dẫn chi tiết:

Trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1991, Việt Nam đã gặp nhiều cuộc đấu tranh quan trọng để bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo. Một trong những sự kiện đáng chú ý trong thời kỳ này là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979.Vào tháng 2 năm 1979, Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công quân sự đại đạo vào biên giới phía Bắc của Việt Nam. Cuộc xung đột kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Lực lượng quân đội Việt Nam đã dũng cảm đấu tranh và chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới.Đồng thời, Việt Nam cũng phải đối mặt với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong thập kỷ 1970 và 1980, nhiều tranh chấp xảy ra giữa Việt Nam và các quốc gia hàng xóm về chủ quyền các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam đã không ngừng khẳng định và bảo vệ quyền lợi của mình trên biển, thể hiện sự kiên nhẫn và quyết tâm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong thời gian này, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và đồng minh từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ các nước Đông Nam Á và các tổ chức quốc tế. Nhờ sự đoàn kết và nỗ lực của nhân dân và quân đội, Việt Nam đã vượt qua những khó khăn và thành công trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo của mình. Những cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1975-1991 đã góp phần quan trọng vào việc củng cố chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên biển của đất nước.

=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay