Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991
Giáo án bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1991
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày về sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Nêu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976 – 1985.
Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991.
Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 15.1 – 15.4), phần Em có biết, Góc mở rộng để nhận thức về nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1991.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày về sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; Nêu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976 – 1985; Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991; Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học, sưu tầm để viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) về một trong những cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới hoặc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1991.
3. Phẩm chất
Yêu nước: ý thức giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991.
Bài hát Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới (Nhạc và lời: Phạm Tuyên, 1979); Đoạn phim tài liệu về Sài Gòn tháng 5 – 1975: Những ngày đầu giải phóng, bản tin thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam vào sáng 5/3/1979, video về Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng – Mở ra thời kì đổi mới đất nước.
Lược đồ tấn công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc việt Nam (tháng 2/1979).
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, HS tìm những từ khóa có liên quan đến chủ đề Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991.
c. Sản phẩm: Các từ khóa về chủ đề Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:
+ HS 2 đội viết ra bảng phụ tên các từ khóa có liên quan đến chủ đề Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991.
+ Sau 3 phút, đội nào có nhiều từ khóa đúng và chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Một số từ khóa có liên quan đến chủ đề Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991:
1. Thống nhất. | 2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | |
3. Thành phố Hồ Chí Minh. | 4. Biên giới Tây Nam. | 5. Mặt trận Vị Xuyên. |
6. Chủ quyền. | 7. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. | |
8. Kế hoạch 5 năm. | 9. “Kinh tế mới”. | 10. Công cuộc Đổi mới. |
11. Thị trường. | 12. Lưu thông thuận lợi. | 13. Xuất khẩu gạo. |
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 15.1 và dẫn dắt HS vào bài học:
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng trên dòng sông Đà trong 15 năm (1979 - 1994). Với 8 tố máy phát điện, tính đến năm 2012, công trình này là nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong những | ![]() Hình 15.1. Nhà máy thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) |
năm đầu đất nước thống nhất và bước đầu thực hiện công cuộc Đổi mới, gắn liền với công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc. Vậy, sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước và công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc diễn ra như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1976 - 1985 có nét gì nổi bật? Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1991 có những thành tựu và hạn chế gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thống nhất đất nước về mặt nhà nước
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 15.2, mục Góc mở rộng, thông tin mục I SGK tr 82, 83 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 15.2, thông tin mục I SGK tr 82, 83 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước. - GV nêu câu hỏi gợi mở để HS khai thác: + Thực tiễn bối cảnh Việt Nam sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đặt ra yêu cầu gì? + Trình bày quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV hướng dẫn HS đọc mục Góc mở rộng SGK tr.83 để nắm được những quyết định của Quốc hội khóa VI. - GV đặt câu hỏi: Những quyết định của Quốc hội khóa VI có ý nghĩa gì? Gợi ý: Việc đặt tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô Hà Nội,… là những biểu hiện của sự thống nhất về mặt nhà nước và là cơ sở để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của đất nước. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”. - GV phổ biến luật chơi cho HS:
Gợi ý: Quốc huy là biểu tượng của đất nước, của dân tộc, có hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, 5 cánh của ngôi sao là đại diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh; hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp,... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước là một yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, tạo cơ sở pháp lí để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực khác. Đồng thời, tạo ra điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của Tổ quốc và nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước - Yêu cầu từ thực tiễn bối cảnh Việt Nam sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975: + Miền Nam đã thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. + Miền Nam, Bắc tồn tại hai hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. - Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975: + Tháng 9/1975: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp, đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. + Tháng 11/1975: Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam – Bắc chủ trương thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. + Đầu năm 1976:
| ||
Tư liệu 1. Thống nhất đất nước. 1.1. “Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, những thuận lợi mới để phát triển kinh tế, văn hóa và củng cố quốc phòng. Thống nhất đất nước càng tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy, thống nhất càng sớm thì càng phát huy sức mạnh toàn diện của Tổ quốc”. (Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, NXB Chính trị quốc gia, 2004, tr. 373 – 374) ![]() ![]() ![]() Video: Quốc hội khóa VI - Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. https://www.youtube.com/watch?v=4O7IhSrkviU Video: Tư liệu và hình ảnh quý về ngày Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1976. https://www.youtube.com/watch?v=_QLQj37K7g0 |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979 và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 15.3, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục II.1 – 3 SGK tr.83 – 85 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam.
- Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc.
- Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (sử dụng mô hình lớp học đảo ngược). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: + Nhóm 1: Khai thác Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục II.1 SGK tr.83 và tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam. ![]() + Nhóm 2: Khai thác Tư liệu, thông tin mục II.2 SGK tr.84 và tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc. ![]() + Nhóm 3: Khai thác Hình 15.3, Tư liệu, thông tin mục II.3 SGK tr.84 – 85 và tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. ![]()
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV cho HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975? - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể chuyện lịch sử”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia là 2 đội chơi. Các đội chơi sử dụng một hình ảnh trong SGK hoặc hình ảnh GV cung cấp về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, kể câu chuyện lịch sử thể hiện qua hình ảnh đó. + Sau thời gian 3 phút, HS dưới lớp và GV nhận xét về câu trả lời của 2 đội chơi, tuyên bố đội thắng cuộc. - GV cho HS xem thêm video Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. https://www.youtube.com/watch?v=2jUS7kFQNEI Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: + Dù là một dân tộc yêu chuộng hoà bình, nhưng trước sự xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, sử dụng vũ lực để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. + Các cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hi sinh với quyết tâm không gì thay đổi được: đó là sự toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. - GV mời đại diện 2 đội chơi kể câu chuyện lịch sử của đội mình. Ví dụ: GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ Ngày 11/3/1988, tàu vận tải HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân nhân dân Việt Nam rời cảng Cam Ranh, tham gia thực hiện chiến dịch CQ – 88 (Chủ quyền 88). Trên tàu chở 1 phân đội của Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân và 70 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn Công binh 83 Hải quân. Chiều ngày 13/3/1988, tàu đến đảo Gạc Ma. Ngay sau đó, 2 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, dùng loa yêu cầu hải quân, công binh Việt Nam rời khỏi đảo nhưng không được chấp nhận. Sáng sớm hôm sau, tàu Trung Quốc cho quân đổ bộ lên đảo, cướp cờ, tấn công lực lượng quân đội Việt Nam và bắn chìm tàu HQ 604. Mặc dù chống trả quyết liệt nhưng cuộc chiến không cân sức đã khiến 64 chiến sĩ Việt Nam hi sinh, trong đó có Thiếu úy Trần Văn Phương – người khi ngã xuống tay vẫn nắm chặt cán cờ. ![]() Video: Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh ở đảo Gạc Ma. https://www.youtube.com/watch?v=eLw2b9eaFOM Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quân và dân Việt Nam là cuộc đấu tranh tự vệ, chính nghĩa, đã bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo 1. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam 2. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc 3. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Kết quả Phiếu học tập số 1 về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo đính kèm phía dưới Hoạt động 2,
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều