Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
-----------------------------------------------------✂------------------------------------------------------
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Khi sơ chế các nguyên liệu dùng làm món trộn cần ngâm với
A. nước muối loãng hoặc ướp muối.
B. dung dịch base hoặc acid loãng.
C. thuốc tím pha loãng hoặc oxy già.
D. acetone hoặc thuốc tím pha loãng.
Câu 2: Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực có thể làm việc trong
A. nhà máy, khách sạn, tàu thủy, tàu hỏa, câu lạc bộ hoặc những nơi ăn uống khác.
B. khách sạn, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
C. bệnh viện, viện nghiên cứu dinh dưỡng, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
D. các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông.
Câu 3: Hướng dẫn viên ẩm thực thực hiện công việc:
A. chia sẻ hình ảnh, clip cảm nhận của bản thân về chất lượng món ăn đã dùng thử, địa điểm, không gian, thái độ của nhân viên phục vụ tại cơ sở đó.
B. đánh giá chi tiết chất lượng nguyên liệu, đồ ăn, thức uống, cách trình bày món ăn, đầu bếp, dịch vụ, thái độ của cơ sở kinh doanh ẩm thực,... từ đó đưa ra đề xuất cho độc giả. Cập nhật xu hướng ẩm thực mới trong nước và quốc tế.
C. cung cấp video tự quay và giới thiệu các giá trị cụ thể về món ăn tự chế biến hoặc món ăn đặc sắc của các vùng miền trên nền tảng mạng xã hội.
D. hướng dẫn cho du khách thao tác từ sơ chế đến hoàn thành món ăn hoặc giới thiệu cách thức để hoàn thiện món ăn của địa phương.
Câu 4: Phương pháp chế biến thực phẩm nào dưới đây không sử dụng nhiệt?
A. hấp | B. muối chua. | C. nướng. | D. kho. |
Câu 5: Những món nào sau đây được chế biến không sử dụng nhiệt?
A. Cá nướng, sữa chua, hoa quả tươi, rau luộc.
B. Bắp cải muối, kim chi, sữa chua, dưa góp.
C. Thịt bò xào cần tây, salad rau củ, sushi.
D. Nộm hoa chuối, gà hấp mía, nộm dưa chuột.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải yêu cầu cơ bản của nghề đầu bếp?
A. Thích chế biến, sáng tạo món ăn.
B. Kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
C. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng.
D. Có khả năng cảm quan tốt.
Câu 7: Những món nào sau đây được chế biến bằng phương pháp trộn?
A. Dưa chuột trộn dầu giấm, nộm su hào.
B. Kim chi, nộm ngó sen, xà lách trộn dầu giấm.
C. Nộm su hào, dưa muối, củ cải muối chua.
D. Dưa góp, kim chi, dưa muối, nộm ngó sen.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải nơi nhà chuyên môn về dinh dưỡng có thể làm việc?
A. Trung tâm chăm sóc sức khỏe.
B. Trung tâm thẩm mĩ.
C. Bệnh viện đa khoa.
D. Viện nghiên cứu dinh dưỡng.
Câu 9: Những món nào sau đây được chế biến bằng phương pháp lên men lactic?
A. Dưa muối, nộm ngó sen. B. Nộm bắp cải, bắp cải muối chua.
C. Kim chi, sữa chua. D. Xà lách trộn dầu giấm, kim chi.
Câu 10: Yêu cầu đầu tiên cần có của nghề đầu bếp và các nghề khác là gì?
A. Có đạo đức nghề nghiệp.
B. Nắm vững kiến thức chuyên môn.
C. Có kĩ năng thực hành nấu nướng.
D. Biết tính toán, lựa chọn thực phẩm.
Câu 11: Chèn rau bằng vỉ có tác dụng
A. tạo áp lực đều lên các miếng rau.
B. thúc đẩy quá trình chín của rau.
C. tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men lactic.
D. giúp rau không bị nổi lên trên và không bị vàng.
Câu 12: Mục tiêu chính của ngành chế biến thực phẩm là gì?
A. Đảm bảo thực phẩm có chất lượng cao và an toàn.
B. Tăng giá thành thực phẩm để thu lợi nhuận.
C. Sử dụng hóa chất để kéo dài thời gian bảo quản.
D. Tập trung sản xuất đồ ăn nhanh.
Câu 13: Vi khuẩn lên men lactic là loại vi khuẩn nào?
A. Vi khuẩn chịu nhiệt. B. Vi khuẩn chịu mặn.
C. Vi khuẩn chịu acid cao. D. Vi khuẩn chịu base cao.
Câu 14: Ngành chế biến thực phẩm ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực nào sau đây?
A. Giáo dục.
B. Nông nghiệp.
C. Du lịch.
D. Y tế.
Câu 15: Muối có vai trò gì trong quá trình lên men dưa?
(1) Giúp dịch bào của rau, củ, quả chiết ra nhanh và nhiều hơn.
(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn lactic lên men nhanh hơn.
(3) Cung cấp khoáng chất cho dưa để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.
(4) Giúp rau, củ, quả hấp thụ nước nhanh và nhiều hơn.
Đáp án đúng là
A. (1), (2). | B. (1), (3). | C. (2), (3). | D. (2), (4). |
Câu 16: Đâu không phải là một yêu cầu đối với nhân viên chế biến thực phẩm?
A. Có kỹ năng vận hành máy móc chế biến.
B. Có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
C. Có khả năng quản lý tài chính doanh nghiệp.
D. Có khả năng làm việc theo dây chuyền sản xuất.
Câu 17: B có ước mơ làm việc tại các nhà máy chế biến thực phẩm, phụ trách kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu em là bạn của B, em sẽ tư vấn cho bạn học ngành nghề gì?
A. Kỹ thuật hóa thực phẩm.
B. Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
C. Công nghệ sinh học thực phẩm.
D. Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm.
Câu 18: Trong chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, phương pháp nào giúp tăng thời gian bảo quản thực phẩm?
A. Lên men và đóng gói chân không.
B. Chế biến bằng vi sóng.
C. Rang và sấy khô.
D. Hấp và đóng hộp.
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm của nghề kĩ sư công nghệ chế biến và nhà chuyên môn về dinh dưỡng.
Câu 2 (1 điểm). Em hãy so sánh phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt về: cách làm, ưu điểm, hạn chế.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 8. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 |
Bài 9. Một số ngành nghề liên quan đến chế biến | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TN/ Số câu hỏi TL | Câu hỏi | |||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TN | ||||
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | |||||||
Bài 8 | 12 | 1 | |||||
Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt | Nhận biết | - Biết cách sơ chế các nguyên liệu dùng làm món trộn. - Nhận biết được phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. | 2 | C1, C4 | |||
Thông hiểu | - Biết các món chế biến không sử dụng nhiệt. - Biết được món được chế biến bằng phương pháp trộn, lên men lactic. - Biết tác dụng của chèn rau bằng vỉ. - Biết loại vi khuẩn lên men lactic. - Biết được vai trò của muối trong quá trình lên men dưa. | 6 | C5, C7, C9, C11, C13, C15 | ||||
Vận dụng | - Xác định được phương pháp giúp làm tăng thời gian bảo quản thực phẩm. - Giải thích được lí do phương pháp ngâm giấm giúp bảo quản thực phẩm. - Biết được lưu ý khi làm món kim chi Hà Quốc lên men chuẩn vị. - Xử lí được tình huống liên quan đến chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. | 4 | C18, C20, C22, C24 | ||||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức đã học để so sánh hai phương pháp chế biến thực phẩm (sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt). | 1 | C2 (TL) | ||||
CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | |||||||
Bài 9 | 12 | 1 | |||||
Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm của nghề nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực; hướng dẫn viên ẩm thực. - Nêu được đặc điểm của nghề kĩ sư công nghệ chế biến và nhà chuyên môn về dinh dưỡng. | 2 | 1 | C2, C3 | C1 (TL) | |
Thông hiểu | - Biết được yêu cầu cơ bản của nghề đầu bếp. - Biết được nơi làm việc của nhà chuyên môn về dinh dưỡng. - Nắm được yêu cầu cần có của nghề đầu bếp và các nghề khác. - Biết được mục tiêu chính của ngành chế biến thực phẩm. - Biết được ảnh hưởng của ngành chế biến thực phẩm tới các lĩnh vực khác. - Biết được nội dung không phải yêu cầu đối với nhân viên chế biến thực phẩm. | 6 | C6, C8, C10, C12, C14, C16 | ||||
Vận dụng | - Tư vấn được ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm cho bạn bè. - Biết được điểm giống nhau về phẩm chất giữa thợ chế biến thực phẩm và thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm. - Biết được phẩm chất mà người chuẩn bị đồ ăn nhanh cần chú trọng phát triển. - Biết trường đào tạo ngành kĩ sư công nghệ chế biến. | 4 | C17, C19, C21, C23 | ||||
Vận dụng cao | |||||||