Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: “ Xác định khối lượng thực phẩm cần dùng trong bữa ăn” thuộc bước thứ mấy trong quy trình tính toán thực ăn?

A. Bước 3.

B. Bước 2.

C. Bước 1.

D. Bước 4.

Câu 2: Tác động nào sau đây không nằm trong nhóm yếu tố hóa học?

A. Khí độc, chất độc sinh ra trong quá trình nấu.

B. Thuốc diệt chuột, côn trùng.

C. Tia UV từ mặt trời.

D. Chất tẩy rửa.

Câu 3: Để phòng ngừa mối nguy sinh học không nên để thức ăn ở nhiệt độ thường quá:

A. 2 giờ.

B. 3 giờ.

C. 4 giờ.

D. 5 giờ.

Câu 4: Yêu cầu kĩ thuật về trạng thái của thực phẩm khi chế biến bằng phương pháp luộc đó là:

A. chín, giòn hoặc ngoài giòn trong mềm, không bị khô, cứng và dai.

B. chín, mức độ chín tùy thuộc vào nguyên liệu hay yêu cầu của món ăn.

C. thực phẩm mềm như nhưng không nát, săn chắc, bóng mướt; nước ít và sánh.

D. chín mềm, khô ráo vừa phải, không quá nát hay quá cứng.

Câu 5: Món nào sau đây được dùng làm món tráng miệng?

A. Salad hoa quả.                                           

B. Sushi.

C. Canh rau mồng tơi.                                    

D. Phở.

Câu 6: Yếu tố không gian hẹp có thể những tác động nguy hiểm nào?

A. Khí độc sinh ra khi dùng bếp than.

B. Mảnh dụng cụ, vật liệu văng, bắn, gây vỡ.

C. Vật dụng bị xếp cao, chồng chất.

D. Nhiệt do dầu, mỡ bắn.

Câu 7: Thức ăn sau khi nấu chín cần được giữ:

A. nóng trên 80℃ hoặc lạnh dưới 0℃.

B. nóng trên 70℃ hoặc lạnh dưới 2℃.

C. nóng trên 60℃ hoặc lạnh dưới 5℃.

D. nóng trên 50℃ hoặc lạnh dưới 10℃.

Câu 8: Hình ảnh dưới đây thể hiện mối nguy sinh học nào?

Tech12h

A. Virus.

B. Vi khuẩn.

C. Kí sinh trùng.

D. Côn trùng.

Câu 9: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

Tech12h

A. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.

B. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.

C. Không đổ nước để dập lửa khi bị chảy dầu, mỡ.

D. Để xa các vật dễ bắt lửa ra khỏi bếp.

Câu 10: Thực đơn thường bao gồm:

A. món lương thực chính, món mặn và món canh.

B. món lương thực chính, món mặn, món xào và món canh.

C. món lương thực chính, món mặn, món xào, món canh và quả tươi. 

D. món lương thực chính, món mặn, món xào, món canh và món tráng miệng.

Câu 11: Thuốc diệt chuột, côn trùng có mức độ nguy hiểm như thế nào?

A. Nguy cơ mắc ung thư nếu tiếp xúc nhiều với thuốc diệt chuột, côn trùng.

B. Ngộ độc cấp tính hoặc tử vong nếu ăn, uống phải thuốc diệt chuột, diệt côn trùng.

C. Gây hại tổn thương phổi nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da trong thời gian dài.

D. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.

Câu 12: Để phòng ngừa mối nguy vật lí cần: 

A. mua thực phẩm có bao bì, địa chỉ rõ ràng.

B. sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.

C. mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ và giữ gọn tóc khi nấu ăn.

D. bảo quản riêng các thực phẩm thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.

Câu 13: Để kiểm tra trạng thái của thịt luộc có thể: 

A. dùng tay để chạm vào bề mặt thịt.

B. dùng đũa nhấn nhẹ vào bề mặt thịt.

C. ngửi mùi thơm của thịt.

D. dùng đũa xiên qua miếng thịt.

Câu 14: Triệu chứng nào sau đây thường xuất hiện khi người bị ngộ độc thực phẩm?

A. Đau bụng và tiêu chảy.                              

B. Sưng môi và ngứa da.

C. Ho và khó thở.                                           

D. Đau lưng và đau cơ.

Câu 15: Nội dung nào không đúng về phòng ngừa nguy hiểm do tác động điện.

A. Lắp cầu dao để ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra.

B. Kiêm tra kĩ ổ cắm và dây dẫn điện trước khi sử dụng.

C. Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc.

D. Không kéo dây phích cắm điện.

Câu 16: Thông tin nào sau đây là không cần thiết khi xác định chi phí của bữa ăn?

A. Giá cả thị trường.

B. Số lượng người ăn.

C. Thời gian nấu ăn.

D. Khối lượng thực phẩm.

Câu 17: Đâu là kí sinh trùng gây mối nguy an toàn thực phẩm?

A. Giun móc, giun trâu.                                  

B. giun đũa, giun móc.

C. Giun đỏ, giun xoắn.                                   

D. giun đất, giun kim.

Câu 18: Có bao nhiêu tác động dưới đây có thể gây chấn thương các bộ phận bị va, đập; mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào kiểu va, đập ở vị trí bị tác động?

(1) Dụng cụ nhà bếp sắc nhọn như dao, kéo,...

(2) Khí nóng, hơi nước nóng từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.

(3) Khí độc sinh ra khi dùng bếp than.

(4) Vật dụng bị xếp cao, chống chất.

(5) Vật rơi từ trên cao.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 19: Món ăn trong hình dưới đây được chế biến bằng phương pháp nào?

Tech12h

A. Luộc.

B. Hấp.

C. Nướng.

D. Rang.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Lắp aptomat hoặc cầu dao để ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra.

(2) Không kéo dây phích cắm điện.

(3) Lấy các vật trên cao quá đầu phải sử dụng thang hoặc ghê chắc chắn.

(4) Không cắm nhiều thiết bị có công suất cao vào chung một ổ lấy điện.

(5) Không sử dụng bếp từ, bếp điện để sưởi ấm.

(6) Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc.

(7) Không cầm thực phẩm hoặc đồ dùng đưa vào lò nướng khi thiết bị đang cắm điện.

Những phát biểu nào đúng về hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động điện?

A. (1), (2), (4), (7).                                                   B. (2), (3), (4), (6).

C. (1), (3), (5), (6).                                                   D. (2), (3), (5), (7).

Câu 21: Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với theo bảng sau:

STT

Loại thực phẩm

Khối lượng thực phẩm cần mua (g)

Đơn giá

(đồng/100g)

 

1

Gạo

370

2 500

 

2

Thịt gà ta

400

15 000

 

3

Rau cải ngọt

600

2 000

 

4

Dưa hấu

500

1 500

 

A. 87 850 đồng

B. 88 750 đồng.

C. 85 870 đồng.

D. 80 887 đồng.

        

Câu 22: Khi sử dụng lò nướng để nướng đồ ăn, bạn A nhìn thấy có một mảnh thức ăn rơi vào dưới than nhiệt. Theo em, bạn A nên làm gì trong trường hợp này?

A. Mặc kệ thức ăn rơi ở đó và tiếp tục nướng đồ ăn.

B. Tắt lò nướng và sử dụng dụng cụ an toàn để loại bỏ các mảnh thức ăn rơi đó.

C. Đợi đến khi lò nướng nguội rồi mới loại bỏ các mảnh thức ăn bị rơi.

D. Sử dụng tay để lấy thức ăn ra mà không cần dụng cụ hỗ trợ.

Câu 23: Bạn G đã thấy một số mầm mọc trên khoai tây khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh để chuẩn bị chế biến. Trong tình huống này, bạn G nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

A. Gỡ bỏ các mầm mọc và tiếp tục sử dụng khoai tây.

B. Rửa sạch khoai tây với nước ấm để loại bỏ mầm mọc.

C. Nấu khoai tây ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn từ các mầm mọc.

D. Vứt bỏ khoai tây mọc mầm và sử dụng khoai tây khác không có mầm.

Câu 24: Khi sử dụng bếp gas, bạn H phát hiện có mùi gas trong nhà. Theo em, bạn H nên làm gì trong trường hợp này?

A. Không quan tâm đến mùi gas và tiếp tục sử dụng bếp gas.

B. Mở quạt hút mùi hoặc máy thông gió để loại bỏ mùi gas trong nhà.

C. Tắt ngay bếp gas và mở cửa sổ để thông thoáng không gian.

D. Sử dụng nước để chữa cháy nếu có bất kì sự cố nào xảy ra với bình gas.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. 

a) Em hãy trình bày hướng dẫn phòng ngừa cháy nổ.

b) Trong các hưỡng dẫn phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm khi chế biến thực phẩm trong không gian hẹp, em đã thực hiện được những điều nào?

Câu 2. 

a) Em hãy trình bày hướng dẫn phòng ngừa mối nguy sinh học.

b) Người bị tiêu chảy, sốt virut có nên nấu ăn cho người khác không? Vì sao?

BÀI LÀM

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................…

.........................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

3

0

1

0

1

0

0

0

5

0

1,25

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

4

1

3

0

2

1

0

0

9

2

4,25

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

4

0

2

1

1

0

0

1

7

2

3,75

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

1

0

2

0

0

0

0

0

3

0

0,75

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

0

1

24

4

28

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

TN 

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

4

21

4

24

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

Nhận biết

Nhận biế được các bước trong quy trình tính toán thức ăn.

Nhận biết được các món ăn.

Nhận biết được các món trong thực đơn.

3

C1, 5, 10

Thông hiểu

Chỉ ra được thông tin không cần thiết khi xác định chi phí bữa ăn.

1

C16

Vận dụng

Tính toán được chi phí bữa ăn.

1

C21

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được các tác động của các nhóm yếu tố.

Nhận biết được tác động của không gian hẹp.

Nhận biết được các yếu tố trong an toàn lao động.

Nhận biết được mức độ nguy hiểm của thuốc chuột, côn trùng.

Trình bày được cách hướng dẫn phòng ngừa cháy nổ.

1

4

C1a

(TL)

C2, 6, 9, 11

Thông hiểu

Chỉ ra được tác động không đúng về phòng nguy hiểm do tác động điện.

Chỉ ra được các tác động khi nấu ăn.

Chỉ ra được các phát biểu đúng về an toàn lao động trong chế biến thực phẩm

3

C15, 18, 20

Vận dụng

Đưa ra được các biện pháp để bảo vệ an toàn khi chế biến thực phẩm.

Thực hiện được các yếu tố an toàn lao động trong chế biến thực phẩm trong không gian hẹp.

1

2

C1b

(TL)

C22, 24

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được thời gian bảo quản thực phẩm ở các nhiệt độ khác nhau.

Nhận biết được các mối nguy sinh học.

Nhận biết được các mối nguy vật lí.

3

C3, 7, 8

Thông hiểu

Chỉ ra được các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm.

Chỉ ra được kí sinh gây ra những mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trình bày được hướng dẫn phòng mối nguy sinh học.

1

2

C2a

(TL)

C12, 14

Vận dụng

Chỉ ra được cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

1

C23

Vận dụng cao

Giải thích được nguyên nhân vì sao người ốm hoặc sốt virut không được chế biến thực phẩm.

1

C1b

(TL)

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

3

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Nhận biết

Nhận biết được phương pháp chế biến thực phẩm nóng.

1

C4

Thông hiểu

Chỉ ra được cách kiểm tra thịt.

Chỉ ra được phương pháp luộc.

2

C13, 19

          

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay