Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Món ăn nào là nguồn cung cấp protein chính trong thực đơn?

A. Món lương thực chính.                              

B. Món mặn.

C. Món xào.                                                   

D. Món canh.

Câu 2: Tác động nào sau đây không nằm trong nhóm yếu tố hóa học?

A. Khí độc, chất độc sinh ra trong quá trình nấu.

B. Thuốc diệt chuột, côn trùng.

C. Tia UV từ mặt trời.

D. Chất tẩy rửa.

Câu 3: Để phòng ngừa mối nguy vật lí cần:

A. mua thực phẩm có bao bì, địa chỉ rõ ràng.

B. sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.

C. mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ và giữ gọn tóc khi nấu ăn.

D. bảo quản riêng các thực phẩm thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.

Câu 4: Yêu cầu kĩ thuật về trạng thái của thực phẩm khi chế biến bằng phương pháp luộc đó là:

A. chín, giòn hoặc ngoài giòn trong mềm, không bị khô, cứng và dai.

B. chín, mức độ chín tùy thuộc vào nguyên liệu hay yêu cầu của món ăn.

C. thực phẩm mềm như nhưng không nát, săn chắc, bóng mướt; nước ít và sánh.

D. chín mềm, khô ráo vừa phải, không quá nát hay quá cứng.

Câu 5: Món nào sau đây được dùng làm món tráng miệng?

A. Salad hoa quả.                                           

B. Sushi.

C. Canh rau mồng tơi.                                    

D. Phở.

Câu 6: Để phòng ngừa mối nguy sinh học cần:

A. hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

B. sàng, nhặt, rửa sạch nguyên liệu trước khi chế biến.

C. sử dụng thớt, dao,... riêng cho thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.

D. không ăn khoai tây mọc mầm hoặc có các đốm xanh.

Câu 7: Bếp quá nhỏ hẹp, không thông khí, không có hút mùi có mức độ nguy hiểm như thế nào?

A. Nguy cơ mắc ung thư khi hít phải nhiều hơi dầu, mỡ đun nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

B. Thiếu trao đổi khí; không khí chứa chất độc có thể xâm nhập qua mắt làm cản trở tầm nhìn, qua hệ hô hấp gây tổn thương phổi và các cơ quan khác.

C. Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

D. Tổn thương cơ thể như bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tim mạch khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu dài.

Câu 8: Đề phòng ngừa mối nguy hóa học cần:

A. không ăn cóc, cá nóc, bạch tuộc vòng xanh,...

B. giữ vệ sinh nhà bếp để tránh chuột, các loại côn trùng,...

C. thường xuyên kiểm tra và giữ bề mặt vật dụng sạch sẽ.

D. sử dụng băng không thấm nước để che vết thương hoặc vết bỏng.

Câu 9: Măng, sắn chưa luộc kĩ chứa chất: 

A. bufotoxine.

B. tetrodotoxin.

C. solanine.

D. cyanide.

Câu 10: Hạnh nhân và một số hạt họ đậu chưa rang kĩ chứa chất:

A. tryptamine.

B. lectin.

C. solanine.

D. cyanide.

Câu 11: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

Tech12h

A. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.

B. Không đổ nước để dập lửa khi bị chảy dầu, mỡ.

C. Để xa các vật dễ bắt lửa.

D. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.

Câu 12: Những món nào sau đây là món lương thực chính?

A. Cơm, phở, bún, xôi, ngô,...

B. Thịt rim, cá kho, tôm rang,...

C. Thịt bò xào cần tây, thịt lợn xào súp lơ,...

D. Canh chua, canh rau cải nấu thịt,...

Câu 13: Công thức tính chi phí từng loại thực phẩm cần mua là:

A. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua  × Khối lượng thực phẩm cần mua.

B. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua × Đơn giá.

C. Chi phí = Khối lượng thực phẩm cần mua × Đơn giá.

D. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua + Khối lượng thực phẩm cần mua.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không đúng về phòng ngừa nguy hiểm do nổ?

A. Kiểm tra bình gas trước và sau khi bật bếp.

B. Không để xăng, dầu, cồn, gas ở những nơi dễ cháy.

C. Không chạm tay ướt vào ổ điện hoặc công tắc điện.

D. Không cho trứng, thực phẩm chứa trong hộp đậy nắp chặt, kín nấu trong lò vi sóng.

Câu 15: Đâu là kí sinh trùng gây mối nguy an toàn thực phẩm?

A. Giun móc, giun trâu.                                  

B. giun đũa, giun móc.

C. Giun đỏ, giun xoắn.                                   

D. giun đất, giun kim.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng về phòng ngừa nguy hiểm khi làm việc trong không gian hẹp?

A. Không nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà.

B. Lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu, nướng.

C. Sắp xếp dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, không chồng cao.

D. Không sử dụng các vỏ bình gas bị gỉ, có nguồn gốc không rõ ràng.

Câu 17: Thông tin nào sau đây là không cần thiết khi xác định chi phí cho bữa ăn?

A. Giá cả thị trường.

B. Số lượng người ăn.

C. Thời gian nấu ăn.

D. Khối lượng thực phẩm.

Câu 18: Giá thành hiện tại của thực phẩm trên thị trường được xác định trong bước nào sau đây?

A. Bước 1.

B. Bước 2.

C. Bước 3.

D. Bước 4.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng về phòng ngừa nguy hiểm do tiếp xúc với hóa chất?

A. Nên sử dụng tinh dầu ở dạng sáp để xua đuổi chuột và côn trùng gây hại.

B. Không nên dùng hộp xốp để đựng thức ăn nóng, thức ăn chứa dầu, mỡ.

C. Mua chất tẩy rửa có xuất xứ, nhãn mác và hạn sử dụng rõ ràng.

D. Cất hóa chất vào chỗ kín và có nhãn cảnh báo chất độc.

Câu 20: Triệu chứng nào sau đây thường xuất hiện khi người bị ngộ độc thực phẩm?

A. Đau bụng và tiêu chảy.                              

B. Sưng môi và ngứa da.

C. Ho và khó thở.                                           

D. Đau lưng và đau cơ.

Câu 21: Biết khối lượng thực phẩm sống sạch của rau muống là 259,2g, tỉ lệ thải bỏ là 37,5%. Tính khối lượng rau muống cần mua.

A. 414,72 g.

B. 441,72 g.

C. 414,27 g.

D. 441,72 g.

Câu 22: Vì sao không nên cho trứng, thực phẩm chứa trong hộp đậy nắp chặt, kín nấu trong lò vi sóng?

A. Vì không khí nóng trong hộp có thể tạo ra một áp suất lớn dẫn đến nổ hoặc vỡ hộp.

B. Vì nhiệt độ cao có thể làm cho hộp bị biến dạng hoặc tan chảy, gây ra rò rỉ thực phẩm.

C. Vì sự tăng áp suất bên trong hộp gây ra hiện tượng bắn nắp ra ngoài khi mở nắp.

D. Vì hơi nước có thể tích tụ trong hộp và tạo ra một môi trường ẩm ướt khiến thực phẩm không được chín đều.

Câu 23: Quy trình sáu bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế là

(1) Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

(2) Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

(3) Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

(4) Dùng bàn tay này xoay ngón tay cái của bàn tay kia và ngược lại.

(5) Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

(6) Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

A. (6) → (3) → (5) → (2) → (1) → (4).

B. (3) → (5) → (1) → (6) → (4) → (2).

C. (1) → (3) → (4) → (5) → (6) → (2).

D. (4) → (2) → (1) → (5) → (6) → (3).

Câu 24: Giả sử em đang chuẩn bị nấu một bữa ăn cho gia đình. Trong quá trình chuẩn bị thực phẩm, bạn phát hiện ra rằng thịt đã mất tính tươi mới. Trong tình huống này, em sẽ

A. sử dụng thêm gia vị để che lấp mùi của thịt đã hỏng.

B. tiếp tục sử dụng thịt và nấu chín kĩ để tiêu diệt vi khuẩn.

C. loại bỏ thịt đã hỏng và sử dụng thực phẩm khác vẫn còn tươi mới.

D. rửa sạch thịt dưới nước lạnh để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. 

a) Em hãy trình bày tác động nguy hiểm của yếu tố cơ học.

b) Mùa đông, thời tiết lạnh, bạn A mang bếp than tổ ong vào trong nhà để nấu ăn và đóng kín các cửa. Em hãy chỉ ra cho bạn A yếu tố nguy hiểm của việc làm đó.

Câu 2. 

a) Em hãy trình bày các hướng dẫn phòng ngừa mối nguy vật lí.

b) Quá trình phơi thóc hoặc hạt trên đường hay trong sân có thể bị nhiễm các dị vật nào?

BÀI LÀM

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................…

.........................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

3

0

3

0

1

0

0

0

7

0

1,75

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

3

1

3

0

1

0

0

1

7

2

3,75

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

5

0

2

1

2

1

0

0

9

2

4,25

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

1

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

0

1

24

4

28

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

TN 

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

4

23

4

24

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

Nhận biết

Nhận biết được các món cung cấp protein chính trong thực phẩm.

Nhận biết được đâu là món tráng miếng.

- Nhận biết được đâu là lương thực chính

3

C1, 5, 12

Thông hiểu

Chỉ ra được công thức tính chi phí từng loại thực phẩm.

Chỉ ra được các bước xác định chi phí bữa ăn.

3

C13, 17, 18

Vận dụng

Tính toán được chi phi của bữa ăn

1

C21

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được các yếu tố hoá học.

Nhận biết được mức độ nguy hiểm khi xây nhà bếp bé.

Nhận biết được an toàn lao động.

Trình bày được tác động nguy hiểm của yếu tố cơ học

1

3

C1a

(TL)

C2, 7, 11

Thông hiểu

Chỉ ra được nội dung không đúng về phòng ngừa nguy cơ cháy nổ.

Chỉ ra được nội dụng không đúng về phòng ngừa nguy hiểm khi làm việc trong không gian hẹp.

Chỉ ra được độ nguy hiểm khi tiếp xúc với hoá chất.

3

C14, 16, 19

Vận dụng

Có ý thức thực hiện an toàn khi chế biến.

1

C22

Vận dụng cao

Giải thích được các yếu tố nguy hiểm khi đưa than vào trong phòng

1

C1b

(TL)

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được cách đề phòng mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm.

5

C3, 6, 8, 9, 10

Thông hiểu

Chỉ ra được kí sinh trùng gây mối nguy về an toàn thực phẩm.

Chỉ ra được triệu chứng khi người bị ngộ độc.

Trình bày được các hướng dẫn phòng ngừa mối nguy vật lí

1

2

C2a

(TL)

C15, 20

Vận dụng

Chỉ ra được cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đưa ra được các dị vật khi phơi thóc với hạt ở đường

1

2

C2b

(TL)

C23, 24

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Nhận biết

Nhận biết được phương pháp chế biến thực phẩm nóng.

1

C4

          

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay