Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
-----------------------------------------------------✂-----------------------------------------------------
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hóa học có
A. vai trò duy trì và phát triển sự sống, hoạt động của cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất.
B. cung cấp năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày.
C. vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì cấu trúc của tế bào và mô trong cơ thể.
D. vai trò quan trọng trong việc điều tiết các quá trình sinh học và chức năng của cơ thể.
Câu 2. Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm trước chế biến bị hao hụt, biến đổi thành những chất có hại cho con người, chủ yếu là do:
A. Vi sinh vật và hoạt động sinh lí, sinh hóa, trao đổi chất của thực phẩm.
B. Được bảo quản ở nhiệt độ thường.
C. Những thay đổi của thời tiết, nhiệt độ của môi trường tự nhiên.
D. Đặt thực phẩm ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời.
Câu 3. Trong thực phẩm, chất dinh dưỡng trong thực phẩm được chia thành.
A. Chất dinh dưỡng sinh năng lượng và chất dinh dưỡng không sinh năng lượng.
B. Chất dinh dưỡng sinh nhiệt và chất dinh dưỡng không sinh nhiệt.
C. Chất dinh dưỡng sinh trưởng và chất dinh dưỡng không sinh trưởng.
D. Chất dinh dưỡng sinh công và chất dinh dưỡng không sinh công.
Câu 4. Ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí, sinh hóa, trao đổi chất của thực phẩm là:
A. Biện pháp bảo quản thực phẩm.
B. Cách bảo quản lạnh với mỗi loại thực phẩm.
C. Nhiệt độ môi trường tự nhiên.
D. Nhiệt độ bảo quản và hàm lượng nước của thực phẩm.
Câu 5. Trong thực phẩm, chất dinh dưỡng nào sau đây sinh năng lượng?
A. Vitamin.
B. Chất khoáng.
C. Nước.
D. protein
Câu 6. Thực phẩm được bảo quản bằng mấy cách?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7. Trong thực phẩm, chất dinh dưỡng nào sau đây không sinh năng lượng?
A. Carbohydrate.
B. Lipid.
C. Vitamin.
D. Protein.
Câu 8. Thực phẩm tươi sống có hàm lượng nước cao, khi bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ:
A. Hao hút ít chất dinh dưỡng.
B. Thối hỏng nhanh, chất dinh dưỡng bị hao hụt hoàn toàn trong thời gian ngắn.
C. Hạn chế tối đa sự trao đổi chất của các vi sinh vật.
D. Tạo thành những sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Câu 9. Nhóm thịt, cá và hải sản có vai trò:
A. nguồn cấp chất đạm và dầu thực vật.
B. nguồn cung cấp chất đạm động vật và calcium.
C. nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và vitamin nhóm B.
D. nguồn cung cấp chất đạm, chất béo động vật, đặc biệt các amino acid.
Câu 10. Nhóm dầu ăn, mỡ có vai trò:
A. nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng khác.
B. nguồn cung cấp tiền vitamin A, vitamin C và khoáng chất.
C. nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất.
D. nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo.
Câu 11. Vai trò của nhóm rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm:
A. nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng khác.
B. nguồn cung cấp tiền vitamin A, vitamin C và khoáng chất.
C. nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất.
D. nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo.
Câu 12. Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng có vai trò:
A. nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng khác.
B. nguồn cung cấp tiền vitamin A, vitamin C và khoáng chất.
C. nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất.
D. nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo.
Câu 13. Tại sao không nên đặt thực phẩm ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt trời?
A. Vì chất béo trong hạt bị oxi hóa thành những sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.
B. Vì thực phẩm sẽ thối hỏng rất nhanh
C. Vì quá trình trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật trong thực phẩm không được ức chế.
D. Vì chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt hoàn toàn trong thời gian ngắn.
Câu 14. Cho các nội dung sau:
(1) Glucose được đưa đến các tế bào của cơ thể nhờ hormone insulin.
(2) Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate phân giải thành đường đơn.
(3) Các tế bào sử dụng glucose làm nhiên liệu, lượng glucose không được sử dụng sẽ được chuyển hóa và tích lũy dưới dạng chất béo.
(4) Đường đơn hấp thụ vào máu dưới dạng đường trong máu (glucose).
Quá trình chuyển hóa của carbohydrate trong cơ thể là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (2) → (4) → (1) → (3).
C. (3) → (1) → (4) → (2). D. (4) → (2) → (3) → (1).
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biện pháp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường?
A. Khi bảo quản thực phẩm tươi sống có hàm lượng nước cao ở nhiệt độ thường, sẽ thối hỏng rất nhanh, chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt hoàn toàn trong thời gian ngắn.
B. Đối với rau, củ, quả tươi khi bảo quản ở nhiệt độ thường, nên được bao gói kín bằng vật liệu cách ẩm.
C. Không nên đặt thực phẩm ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt trời.
D. Đối với thực phẩm khô, có thể sử dụng thêm chất hút ẩm.
Câu 16. Protein không có vai trò.
A. Hỗ trợ miễn dịch.
B. Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
C. Di chuyển các phân tử thiết yếu trong cơ thể.
D. Hỗ trợ điều hòa và biểu hiện DNA, RNA.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng?
A. Khi lượng carbohydrate trong cơ thể dư sẽ được chuyển hóa và tích lũy thành protein.
B. Lipid được dự trữ chủ yếu ở mô mỡ nằm dưới da, giúp bảo vệ sự mất nhiệt của cơ thể.
C. Thiếu iodine ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ.
D. Thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt và có thể gây mù.
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(1) Gia cầm còn sống nên chọn những con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, lông trơn mướt, mắt sáng/nhìn linh hoạt.
(2) Gia cầm còn sống nên chọn những con có mào thâm đen, hai cánh rủ xuôi, lông xù, mắt trắng.
(3) Dấu hiệu khi gà, vịt bệnh là quan sát thấy dáng ủ rũ, hay vẩy mỏ, diều căng như bong bóng.
(4) Khi mua thịt gia cầm đã làm sẵn thì chọn thịt có mặt ngoài ẩm mướt, chạm vào có cảm giác dính, đè mạnh xuống thịt lập tức đàn hồi trở lại.
Số phát biểu đúng về tiêu chí lựa chọn gia cầm là
A. 1. | B. 2. | C. 3. | D. 4. |
Câu 19. Có bao nhiêu tiêu chí không đúng khi chọn cá và các loại thủy sản sống?
(1) Mắt sáng trong, hơi lồi ra;
(2) Bơi quẫy mạnh;
(3) Vảy cá xếp đều, đen bóng, không bong tróc;
(4) Mang cá mở ra, màu hồng tươi;
(5) Thân có các vết trợt;
(6) Bụng trương;
(7) Mang cá nhợt nhạt;
(8) Mắt màu trắng đục;
(9) Mình cá ươn nhũn, chảy nước.
A. 5. | B. 6. | C. 7. | D. 8. |
Câu 20. Những tiêu chí nào sau đây đúng khi lựa rau, củ và quả?
(1) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
(2) Rau, củ, quả trái mùa thường có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn;
(3) Chọn rau không bị héo, có màu xanh đặc trưng;
(4) Chọn củ, quả không bị nứt, vỏ không bị thủng; không dập nát;
A. (1), (2). | B. (1), (3). | C. (2), (3). | D. (2), (4). |
Câu 21. Thường xuyên ăn các món ăn chiên và nướng sẽ:
A. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim và béo phì, ung thư.
B. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa ngày càng cao.
C. Thường xuyên có cảm giác không no, khó tiêu hóa.
D. Khiến da khô, tóc xỉn màu.
Câu 22. Hình ảnh dưới đây nói về phương pháp chế biến thực phẩm nào?
A. Chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng. B. Chế biến thực phẩm bằng không khí nóng. C. Chế biến thực phẩm bằng nước nóng. D. Chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng. |
Câu 23. Biện pháp nào sau đây giúp nhận biết chính xác các chất dinh dưỡng có trong một thực phẩm?
A. Kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm.
B. Xem màu sắc và hình dạng của thực phẩm.
C. Ngửi mùi của thực phẩm.
D. Kiểm tra nguồn gốc của thực phẩm.
Câu 24. Để đảm bảo chế độ ăn uống cân đối và đủ dinh dưỡng cần:
A. Ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu protein.
B. Kết hợp đủ các nhóm thực phẩm.
C. Ăn ít loại thực phẩm chế biến sẵn.
D. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau, củ, quả.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1.
a) Em hãy trình bày những lưu ý khi bảo quản lạnh thực phẩm.
b) Vì sao trước khi đưa vào bảo quản lạnh thực phẩm cần tiến hành sơ chế loại bỏ các phần không sử dụng được?
Câu 2.
a) Phân biệt vai trò của carbohydrate và chất béo.
b) Bạn em rất gầy và hay ốm, em hãy tìm hiểu và tư vấn cho bạn mình những chất dinh dưỡng nên tăng cường.
BÀI LÀM
...................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................…
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm | 4 | 0 | 3 | 1 | 2 | 0 | 0 | 1 | 9 | 2 | 4,25 |
Bài 2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm | 4 | 1 | 2 | 2 | 1 | 0 | 8 | 2 | 4,0 | ||
Bài 3: Lựa chọn thực phẩm | 4 | 0 | 3 | 7 | 0 | 1,75 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 8 | 1 | 4 | 1 | 1 | 24 | 4 | 28 | |
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL | TN | ||||
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | 4 | 24 | 4 | 24 | |||
Bài 1. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm | Nhận biết | - Nêu được khái niệm và vai trò của chất dinh dưỡng. - Nêu được một số đặc điểm của một số chất dinh dưỡng. | 4 | C1, 3, 5, 7. | |||
Thông hiểu | - Biết được quá trình chuyển hoá của carbohydrate. - Chỉ ra được vai trò của các chất dinh dưỡng. - Nhận biết được một số loại thực phẩm chứa hàm lượng các chất cao. - Phân biệt được vai trò của carbohydrate và chất béo. | 1 | 3 | C2a | C14, 16, 17. | ||
Vận dụng | Chỉ ra được một số biện pháp để nhận biết các chất | 2 | C23, 24 | ||||
Vận dụng cao | Giải thích và tư vấn được những chất mà bạn của bạn đang thiếu | 1 | C2b | ||||
Bài 2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm | Nhận biết | Nếu được một số biện pháp để bảo quán thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng. - Trình bày được những lưu ý khi để đồ ăn vào trong tủ lạnh. | 1 | 4 | C1a | C2, 4, 6, 8 | |
Thông hiểu | - Biết được nguyên nhân vì sao không để đồ ăn ở nơi có nhiệt độ cao. - Biết được các biện pháp bảo quản thực phẩm | 2 | C13, 15 | ||||
Vận dụng | - Chỉ ra được các phương pháp chế biến. - Chỉ ra được tác hại khi ăn nhiều đồ chiên, rán. - Giải thích được vì sao trước khi đưa vào bảo quản lạnh thực phẩm cần tiến hành sơ chế loại bỏ các phần không sử dụng được. | 1 | 2 | C1b | C21, 22 | ||
Bài 3: Lựa chọn thực phẩm | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của các loại thực phẩm | 4 | C9, 10, 11, 12. | |||
Thông hiểu | Chỉ ra được các tiêu chí đánh giá thực phẩm | 3 | 18, 19, 20 | ||||
Vận dụng | |||||||
Vận dụng cao | |||||||