Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Những món nào sau đây là món mặn?

A. Cơm, phở, bún, xôi, ngô,...

B. Thịt rim, cá kho, tôm rang,...

C. Thịt bò xào cần tây, thịt lợn xào súp lơ,...

D. Canh chua, canh rau cải nấu thịt,...

Câu 2: Nhóm yếu tố nhiệt không có tác động nguy hiểm nào?

A. Nhiệt hở ở lò nướng.

B. Khí nóng, hơi nước từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.

C. Nhiệt khi hút thuốc trong bếp.

D. Xăng, dầu, khí gas, cồn cháy nổ.

Câu 3: Chất phụ gia, thuốc kháng sinh tồn dư, thuốc trừ sâu, hóa chất tẩy rửa,... là những nguồn gây nên mối nguy nào?

A. Mối nguy sinh học.                                    B. Mối nguy hóa học.

C. Mối nguy vật lí.                                         D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 4: Khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc cần

A. chú ý giữ lửa thật đều trong khi đun, thời gian đun phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu.

B. cho nước vào và đun lửa nhỏ (thời gian đun từ 1 đến vài giờ phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu.

C. lật hoặc đảo thực phẩm để mặt ngoài có màu vàng nâu, giòn và chín đều.

D. bổ sung nguyên liệu phụ đã sơ chế, gia vị và đảo tới khi sản phẩm chín, thơm, vị vừa ăn.

Câu 5: Các dị vật lạ như mảnh kim loại, thủy tinh, sạn, đất, sỏi, mảnh gỗ, xương, lông, tóc, móng, phân chuột, xác côn trùng,... bị lẫn vào trong thực phẩm là nguyên nhân gây nên mối nguy nào?

A. Mối nguy sinh học.                                    B. Mối nguy hóa học.

C. Mối nguy vật lí.                                         D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 6: Chất tẩy rửa có mức độ nguy hiểm như thế nào?

A. Ăn mòn da và những nơi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa.

B. Có thể gây cháy nổ khi tiếp xúc với không khí.

C. Gây tổn thương mắt, phổi và các cơ quan khác.

D. Gây bỏng từng phần hoặc toàn phần.

Câu 7: Món ăn nào sau đây được chế biến phối hợp nhiều nguyên liệu với nhau (thường là rau, củ với các thực phẩm giàu protein), được thực hiện bằng cách đảo (trộn) với dầu hoặc mỡ trên chảo nóng?

A. Món lương thực chính.                              B. Món mặn.

C. Món xào.                                                   D. Món canh.

Câu 8: Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ chuyển xanh sinh ra chất độc: 

A. aflatoxin.

B. ochratoxin.

C. patulin.

D. solanine.

Câu 9: Thuốc diệt chuột, côn trùng có mức độ nguy hiểm như thế nào?

A. Nguy cơ mắc ung thư nếu tiếp xúc nhiều với thuốc diệt chuột, côn trùng.

B. Ngộ độc cấp tính hoặc tử vong nếu ăn, uống phải thuốc diệt chuột, diệt côn trùng.

C. Gây hại tổn thương phổi nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da trong thời gian dài.

D. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.

Câu 10: Món tráng miệng là: 

A. những món ăn nhẹ dùng trước khi bắt đầu bữa ăn chính.

B. những món ăn nhẹ dùng trong bữa ăn chính.

C. những món ăn nhẹ dùng sau khi kết thúc bữa ăn chính.

D. những món ăn nhẹ dùng khi bắt đầu bữa ăn chính.

Câu 11: Yếu tố nào sau đây gây cháy, nổ?

A. Xăng, dầu, khí gas, cồn cháy nổ.

B. Khí nóng, hơi nước nóng từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.

C. Vật mang điện bị hở như cầu dao, mối nối dây điện.

D. Khí gas bị rò rỉ.

Câu 12: Các dị vật lạ như mảnh kim loại, thủy tinh, sạn, đất, sỏi, mảnh gỗ, xương, lông, tóc, móng, phân chuột, xác côn trùng,... bị lẫn vào trong thực phẩm là nguyên nhân gây nên mối nguy nào?

A. Mối nguy sinh học.                                    B. Mối nguy hóa học.

C. Mối nguy vật lí.                                         D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 13: Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn có những vai trò nào?

(1) Phản ánh phong tục tập quán của vùng miền;

(2) Dễ dàng xác định giá trị dinh dưỡng và sự phù hợp của từng món;

(3) Tăng trải nghiệm hương vị và cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

(4) Thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm đa dạng và cân đối.

A. (1), (2).

B. (1), (4).

C. (2), (3).

D. (2), (4).

Câu 14: Để tránh bị bỏng khi nấu ăn cần chú ý

A. quay tay cầm dài của nồi vào phía trong, đặt nồi cách xa mép bàn để tránh bị rơi.

B. sử dụng khăn tay sạch và khô để lau bề mặt nồi trước khi cầm.

C. sử dụng găng tay nylon khi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nồi nóng.

D. không dùng nước để dập lửa khi đang đun nấu thức ăn.

Câu 15: Hình ảnh dưới đây thể hiện mối nguy an toàn thực phẩm nào?

Tech12h

A. Mối nguy sinh học.                                    B. Mối nguy hóa học.

C. Mối nguy vật lí.                                         D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 16: Những biện pháp nào sau đây giúp phòng ngừa mối nguy sinh học?

(1) Thường xuyên kiểm tra và giữ bề mặt vật dụng sạch sẽ.

(2) Để nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát.

(3) Sử dụng chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên.

(4) Bảo quản thực phẩm lạnh dưới 5℃ và các thực phẩm đông lạnh dưới –18℃.

(5) Giữ vệ sinh nhà bếp để tránh chuột và các loại côn trùng,...

(6) Có thùng rác chuyên biệt, có nắp đậy. Đổ rác thường xuyên.

A. (2), (3), (5).                                               B. (1), (4), (6).

B. (3), (4), (5).                                               D. (4), (5), (6).

Câu 17: Đâu không phải là hướng dẫn nguy hiểm do tác động cơ học.

A. Không cắt thực phẩm đông đá.

B. Không để dao vào bồn rửa chứa đầy nước.

C. Không cho trứng, thực phẩm chứa trong hộp đậy nắp chặt, kín nấu trong lò vi sóng.

D. Buộc tóc và mặc quần áo gọn gàng khi nấu bếp.

Câu 18: Đâu không phải là thực đơn thường ngày trong gia đình.

A. Cơm, thịt kho, rau xào, canh chua, quả tươi.

B. lẩu nướng, rau xanh, đồ ăn kèm.

C. Khoai lang, ức gà, rau xanh, sữa chua.

D. Ngô, tôm rang, canh khoai, sữa chua. 

Câu 19: Đâu không phải là yếu tố nguy hiểm trong chế biến thực phẩm?

A. Yếu tố nhiệt.

B. Yếu tố điện.

C. Yếu tố không gian hẹp.

D. Yếu tố an toàn.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không đúng về hướng dẫn phòng ngừa mối nguy hóa học?

A. Để nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát.

B. Mua thực phẩm có bao bì, có địa chỉ rõ ràng và lưu ý xem hạn sử dụng.

C. Nên sử dụng chất tạo màu nhân tạo thay thế chất tạo màu tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật.

D. Hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Câu 21: Biết khối lượng cá chép cần mua là 611g, trong đó 100g cá chép 5 800 đồng. Tính chi phí cá chép cần mua.

A. 354 380 đồng.

B. 345 380 đồng.

C. 35 438 đồng.

D. 34 538 đồng.

Câu 22: Vì sao không nên nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà?

A. Vì nướng bằng bếp than gây ra khói và hơi độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

B. Vì nướng đồ ăn bằng bếp than làm tăng nguy cơ cháy nổ do tiếp xúc của lửa với khí gas trong không khí.

C. Vì nướng bằng bếp than làm tăng nhiệt độ trong nhà, gây cảm giác không thoải mái cho người ở bên trong.

D. Vì nướng đồ ăn bằng bếp than làm tăng nguy cơ cháy rừng và gây ô nhiễm môi trường.

Câu 23: Vì sao phải rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi,...?

A. Để phòng tránh vi khuẩn và virus lây lan từ tay vào thức ăn hoặc môi trường.

B. Để làm sạch bàn tay và làm cho chúng mềm mại hơn.

C. Để giữ ẩm cho da tay và tránh bị nứt nẻ.

D. Để tạo mùi thơm tự nhiên cho thực phẩm.

Câu 24: Đâu là hậu quả của mối nguy cơ sinh học.

A. Gây ra một số bệnh như: đường ruột, viêm gan A,...

B. Gây ra rối loạn tiêu hoá và thần kinh.

C. Tuỳ thuộc vào loại dị vật và mức tác động, có thể gây mùi, vị khó chịu.

D. Gây ra một số bệnh tim mạch.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. 

a) Em hãy trình bày hậu quả của mối nguy hoá học.

b) Thực phẩm có thể nhiễm hoá chất hoặc sinh ra chất độc trong quá trình chế biến gây hại cho người sử dụng không? Các chất đó có thể xuất phát từ đâu?

Câu 2. 

a) Em hãy trình bày các bước thực hiện cách tính chi phí cho một bữa ăn theo thực đơn cho trước.

b) Theo em, việc tính chi phí cho bữa ăn có cần thiết không? Vì sao?

BÀI LÀM

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................…

......................................................................................................................................…

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

3

0

2

1

1

0

0

1

6

2

3,5

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

4

0

3

0

1

0

0

0

8

0

2,0

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

4

1

3

0

2

1

0

0

9

2

4,25

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

1

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

0

1

24

4

28

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

TN 

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

4

23

4

24

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

Nhận biết

Nhận biết được thực đơn món ăn.

Nhận biết được cách chế biến các món ăn.

Nhận biết được khái niệm món tráng miệng

3

C1, 7, 10

Thông hiểu

Chỉ ra được vai trò sắp xếp thực đơn bữa ăn.

Chỉ ra được đâu không phải thực đơn trong gia đình.

- Đưa ra được các bước tính chi phí bữa ăn.

1

2

C2a

(TL)

C13, 18

Vận dụng

Tính toán được chi phí bữa ăn

1

C21

Vận dụng cao

Giải thích được tại sao cần phải tính chi phí bữa ăn

1

C2b

(TL)

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được các yếu tố không có tác động nguy hiểm.

- Nhận biết được mối nguy hại khi sử dụng chất tẩy rửa.

- Nhận biết được mức độ nguy hiểm của một số loại thuốc.

Nhận biết được các yếu tố gây cháy nổ

4

C2, 6, 9, 11

Thông hiểu

Chỉ ra được những lưu ý khi nấu ăn.

Chỉ ra được đâu không phải nguy hiểm do tác động cơ học.

Chỉ ra được các yếu tố trong chế biến thực phẩm

3

C14, 17, 19

Vận dụng

Đảm bảo được an toàn khi nấu ăn.

1

C22

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được các chất phụ gia có hại.

Nhận biết được mối nguy hại khi chế biến thực phẩm.

Nhận biết được các chất độc khi sử dụng khoai tây mọc mầm.

Nhận biết được nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm.

Trình bày được hậu quả mối nguy hoá học.

1

4

C1a

(TL)

C3, 5, 8, 12

Thông hiểu

Chỉ ra được các mối nguy an toàn thực phẩm.

Chỉ ra được biện pháp phòng ngữa mối nguy sinh học.

Chỉ ra được các mối nguy hoá học.

3

C15, 16, 20

Vận dụng

Chỉ ra và có ý thức thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đưa ra được ý kiến về an toàn thực phẩm

1

2

C1b

(TL)

C23, 24

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Nhận biết

Nhận biết được phương pháp chế biến thực phẩm nóng.

1

C4

          

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay