Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Giữa kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thực đơn là:

A. bảng ghi lại tất cả các món ăn có trong một bữa ăn.

B. bảng ghi lại các giá trị dinh dưỡng của món ăn.

C. bảng ghi lại công thức nấu ăn của các món ăn.

D. bảng ghi lại các thành phần dinh dưỡng của món ăn.

Câu 2: Bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn như máy xay, máy nghiền, máy mài dao,... có mức độ nguy hiểm như thế nào?

A. Gây chấn thương các bộ phận bị va, đập; mức độ nhẹ, nặng phụ thuộc vào kiểu va, đập và vị trí bị tác động.

B. Bỏng từng phần hoặc từng phần; có thể gây cháy, nổ.

C. Tổn thương cơ thể (bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tim mạch), có thể gây chết người khi bị điện giật.

D. Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

Câu 3: Mối nguy an toàn thực phẩm được chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 4 nhóm.

D. 5 nhóm.

Câu 4: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sử dụng nước nóng?

A. Luộc.

B. Hấp.

C. Nướng.

D. Rang.

Câu 5: Thực đơn thường bao gồm:

A. món lương thực chính, món mặn và món canh.

B. món lương thực chính, món mặn, món xào và món canh.

C. món lương thực chính, món mặn, món xào, món canh và quả tươi. 

D. món lương thực chính, món mặn, món xào, món canh và món tráng miệng.

Câu 6: Tác động nào thuộc nhóm yếu tố cơ học nguy hiểm?

A. Nhiệt hở ở lò nướng.

B. Vật mang điện hở như cầu dao, mối nối dây điện.

C. Mảnh dụng cụ, vật liệu văng, bắn, gây vỡ. 

D. Vật dụng bị xếp cao, chồng chất.

Câu 7: Mối nguy an toàn thực phẩm gồm các nhóm:

A. mối nguy sinh học, mối nguy hóa học và mối nguy vật lí.

B. mối nguy nhiệt, mối nguy điện và mối nguy cháy, nổ.

C. mối nguy sinh học, mối nguy nhiệt và mối nguy cháy, nổ.

D. mối nguy nhiệt, mối nguy hóa học và mối nguy vật lí.

Câu 8: Món lương thực chính là:

A. nguồn cung cấp carbohydrate.

B. nguồn cung cấp protein.

C. nguồn cung cấp lipid, protein, chất xơ, chất khoáng,...

D. nguồn cung cấp nước, chất xơ, chất khoáng,...

Câu 9: Dầu, mỡ bắn có mức độ nguy hiểm như thế nào?

A. Ăn mòn da và những nơi tiếp xúc.

B. Bỏng từng phần hoặc toàn phần.

C. Tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

D. Nguy cơ mắc ung thư khi tiếp xúc dầu, mỡ đun nóng.

Câu 10: Mối nguy sinh học bao gồm:

A. virus, vi khuẩn và côn trùng.                      B. vi khuẩn, côn trùng và kí sinh trùng.

C. côn trùng, virus và kí sinh trùng.                D. virus, vi khuẩn và kí sinh trùng.

Câu 11: Hình ảnh dưới đây thể hiện mối nguy sinh học nào?

Tech12h

A. Virus.

B. Vi khuẩn.

C. Kí sinh trùng.

D. Côn trùng.

Câu 12: Khí nóng, hơi nước từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước có thể:

A. gây chấn thương các bộ phận bị va, đập.

B. ngộ độc cấp tính.

C. gây cháy, nổ.

D. nhiễm khí độc CO khi sử dụng.

Câu 13: Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn có những vai trò nào?

(1) Phản ánh phong tục tập quán của vùng miền;

(2) Dễ dàng xác định giá trị dinh dưỡng và sự phù hợp của từng món;

(3) Tăng trải nghiệm hương vị và cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

(4) Thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm đa dạng và cân đối.

A. (1), (2).

B. (1), (4).

C. (2), (3).

D. (2), (4).

Câu 14: Có bao nhiêu tác động dưới đây có thể gây chấn thương các bộ phận bị va, đập; mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào kiểu va, đập ở vị trí bị tác động?

(1) Dụng cụ nhà bếp sắc nhọn như dao, kéo,...

(2) Khí nóng, hơi nước nóng từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.

(3) Khí độc sinh ra khi dùng bếp than.

(4) Vật dụng bị xếp cao, chống chất.

(5) Vật rơi từ trên cao.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 15: Có bao nhiêu nguồn chứa mối nguy sinh học?

(1) Trong đất;                                                 (2) Trong nước;                          

(3) Trong không khí;                                      (4) Thực phẩm chưa nấu kĩ;

(5) Trong và trên cơ thể người;                       (6) Trong chất thải của người, vật nuôi;       

(7)Trong vật dụng nhà bếp (khăn lau, máy xay, thớt, dao,...).

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 16: Biện pháp nào sau đây có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây bệnh?

A. Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi).

B. Sử dụng nhiệt độ từ –12 đến 0℃.

C. Sử dụng nhiệt độ từ 0 đến 4℃.

D. Sử dụng nhiệt độ từ 4 đến 60℃.

Câu 17: Mức độ nguy hiểm của nhóm yếu tố điện bao gồm:

(1) Nguy cơ mắc ung thư cao.

(2) Tổn thương cơ thể (bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tom mạch), có thể gây chết người khi bị điện giật.

(3) Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm gây cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

(4) Tổn thất lớn về người và tài sản khi bị chập điện gây cháy nổ.

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1), (4).

D. (2), (4).

Câu 18: Hình ảnh dưới đây minh họa món ăn nào?

Tech12h

A. Món lương thực chính.                              B. Món mặn.

C. Món xào.                                                   D. Món canh.

Câu 19: Có bao nhiêu nội dung đúng về hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động cơ học?

(1) Không chạm tay vào bộ phận chuyển động khi máy đang cắm điện.

(2) Không cắt thực phẩm chưa đông đá.

(3) Không để dao vào bồn rửa chứa đầy nước.

(4) Để dao, đĩa, kéo và những dụng cụ sắc, nhọn, dễ vỡ trong ngăn theo quy định, khi dùng không để sát mép bàn.

(5) Buộc tóc và mặc quần áo gọn gàng khi nấu bếp.

(6) Vệ sinh sạch sẽ những chỗ nước tràn, dầu mỡ bắn, thức ăn rơi ngay khi nhìn thấy.

(7) Không đặt các vật trên cao quá đầu.

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 20: Chất phụ gia nào không có trong danh mục cho phép?

A. Thạch.

B. Sáp ong.

C. Hàn the.

D. Soda.

Câu 21: Biết khối lượng gạo cần mua là 343g, trong đó 100g gạo ST25 có giá 3 600 đồng, Tính chi phí của gạo cần mua.

A. 13 248 đồng.

B. 12 348 đồng.

C. 123 480 đồng.

D. 132 480 đồng.

Câu 22: Khi sử dụng lò vi sóng, biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để tránh tai nạn nguy hiểm?

A. Sử dụng chế độ nấu đặc biệt được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của lò vi sóng.

B. Sử dụng giấy bạc hoặc nhựa để đựng thực phẩm.

C. Sử dụng đồ sứ, thủy tinh hoặc nhựa chuyên dụng để đựng thực phẩm.

D. Đặt thực phẩm trên vật liệu dẫn nhiệt như kim loại để tăng hiệu suất nấu.

Câu 23: Vì sao việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm được coi là mối nguy hại đối với sức khỏe của con người?

A. Vì làm giảm giảm chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm.

B. Vì gây ra nguy cơ dị ứng thực phẩm cho người tiêu dùng.

C. Vì làm tăng cường kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

D. Vì gây ra ô nhiễm môi trường từ sản phẩm động vật.

Câu 24: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế nhiễm chất độc hóa học sinh ra trong quá trình chế biến (rang, nướng, chiên) ở nhiệt độ cao?

A. Sử dụng các loại dụng cụ nấu không gỉ để tránh chất độc hại từ kim loại.

B. Thêm gia vị và hương liệu tự nhiên để tạo hương vị mà không cần dùng đến dầu và mỡ.

C. Sử dụng dầu và mỡ có nguồn gốc từ thực vật để giảm thiểu nhiễm chất độc.

D. Sử dụng phương pháp nấu nướng ở nhiệt độ thấp hơn để giảm nguy cơ sản sinh chất độc hại.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. 

a) Em hãy trình bày khái niệm thực đơn bữa ăn.

b) Vì sao thực đơn cho một bữa nên đa dạng các loại thực phẩm?

Câu 2. 

a) Em hãy trình bày hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động cơ học.

b) Để tránh bị bỏng chúng ta nên làm gì

BÀI LÀM

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................…

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

3

1

2

0

1

0

0

1

6

2

3,5

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

4

0

3

1

1

1

0

0

8

2

4,0

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

4

0

3

0

2

0

9

0

2,25

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

1

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

1

24

4

28

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 

 MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

TN 

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

4

23

4

24

Bài 4: Tính chi phí bữa ăn

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm thực đơn.

Nhận biết được các thành phần của thực đơn.

Nhận biết được các món lương thực chính.

Trình bày được khái niệm thực đơn

1

3

C1a

C1, 5, 8

Thông hiểu

Chỉ ra được thứ tự các món trong thực đơn.

Chỉ ra được các món ăn trong thực đơn.

2

C13, 18

Vận dụng

Tính toán được các chi phí của 1 bữa ăn trong gia đình

1

C21

Vận dụng cao

Giải thích được tại sao phải đa dạng thực đơn

1

C1b

Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được mức độ nguy hiểm trong đồ dùng nhà bếp.

Nhận biết được tác động của nhóm yếu tố cơ học nguy hiểm.

Nhận biết được mức độ nguy hiểm khi dầu mỡ bắn.

Nhận biết được mức độ nguy hiểm của một số đồ dùng nhà bếp

C2, 6, 9, 12

Thông hiểu

Chỉ ra được các tác dụng khi sử dụng dụng cụ nhà bếp.

Đưa ra được mức độ nguy hiểm của các yếu tố khi chế biến thực phẩm.

Chỉ ra được các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm.

Trình bày được cách phòng ngừa tác động nguy hiểm cơ học

1

3

C2a

C14, 17, 19

Vận dụng

Đưa ra được các biện pháp đảm bảo an toàn khi nấu ăn.

2

C22

Bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

Nhận biết

Nhận biết được các mối nguy về vệ sinh thực phẩm

Nhận biết đươc các mỗi nguy an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhận biết được các mối nguy cơ sinh học.

4

C3, 7, 10, 11

Thông hiểu

Chỉ ra được các mối nguy cơ sinh học.

Đưa ra được các biện pháp tiêu diệt tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Chỉ ra được các chất phụ gia không được phép sử dụng trong chế biến

3

C15, 16, 20

Vận dụng

Đưa ra được các chất có hại cho sức khoẻ.

Đưa ra được các biện pháp hạn chế nhiễm chất độc hoá học khi nấu ăn.

Chỉ ra được cách phòng tránh bỏng

1

2

C2b

C23, 24

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1

Bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Nhận biết

Nhận biết được phương pháp chế biến thực phẩm nóng.

1

C4

          

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay