Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Cánh diều - Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Công nghệ 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
-----------------------------------------------------✂------------------------------------------------------
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Quy trình thực hiện của phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt đó là
A. Trình bày → Chế biến → Sơ chế. B. Chế biến → Trình bày → Sơ chế.
C. Sơ chế → Chế biến → Trình bày. D. Chế biến → Sơ chế → Trình bày.
Câu 2: Công việc của bồi bàn và nhân viên pha chế đó là:
A. lên kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu món ăn theo công thức hoặc dưới sự giám sát của bếp trưởng.
B. đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện chương trình dinh dưỡng để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
C. phục vụ thức ăn, đồ uống ở những điều điểm kinh doanh ăn uống, câu lạc bộ, căn tin, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách hoặc những nơi ăn uống khác.
D. tạo ra thực đơn, chuẩn bị và trình bày món ăn giúp tăng tính nghệ thuật, sự hấp dẫn và giá trị của món ăn.
Câu 3: Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực có thể làm việc trong:
A. nhà máy, khách sạn, tàu thủy, tàu hỏa, câu lạc bộ hoặc những nơi ăn uống khác.
B. khách sạn, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
C. bệnh viện, viện nghiên cứu dinh dưỡng, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
D. các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông.
Câu 4: Khi chế biến món trộn, trạng thái nào đạt yêu cầu kĩ thuật?
A. Miếng cắt từ cùng loại nguyên liệu đều nhau, không bị nát.
B. Miếng cắt từ các loại nguyên liệu đều nhau, không bị nát.
C. Miếng cắt từ cùng loại nguyên liệu đều là hình vuông.
D. Miếng cắt từ các loại nguyên liệu đều là hình vuông.
Câu 5: Khi trộn rau, củ, quả, cho thêm dầu oliu có tác dụng gì?
A. Để món ăn bóng đẹp, ngậy và thơm ngon.
B. Để món ăn bớt bị ra nước, bóng đẹp, ngậy.
C. Tăng giá trị kinh tế, giá trị cảm quan và vệ sinh của món ăn.
D. Giảm độ chua, tăng độ ngọt và vị đậm của món ăn.
Câu 6: Có bao nhiêu tiêu chí dưới đây đúng về khả năng của bản thân đối nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực?
(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.
(2) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.
(3) Sử dụng thành thạo dụng cụ và chế biến thực phẩm trong gia đình.
(4) Sáng tạo trong chế biến món ăn, có mắt thẩm mỹ tốt, nhạy cảm với mùi, vị lạ.
(5) Tuân thủ các nguyên tắc làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
(6) Tính toán được chi phí cho một bữa ăn theo thực đơn cho trước.
A. 3. | B. 4. | C. 5. | D. 6. |
Câu 7: Để dễ dàng trộn các loại nguyên liệu và giữ an toàn vệ sinh thực phẩm, nên sử dụng loại găng tay nào trong số các loại găng tay sau đây?
A. Găng tay cao su.
B. Găng tay y tế.
C. Găng tay nylon tự hủy sinh học.
D. Găng tay sợi.
Câu 8: Để trở thành một nhà chuyên môn về dinh dưỡng cần những tiêu chí nào?
(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.
(2) Sử dụng thành thạo dụng cụ và thiết bị chế biến thực phẩm trong gia đình.
(3) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.
(4) Chăm chỉ, sạch sẽ, cẩn thận, chịu khó.
(5) Có khả năng truyền đạt, hướng dẫn, biểu diễn, thể hiện trước đám đông.
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 9: Để giữ nguyên chất lượng cho sản phẩm quả dầm, nếu không có quả nhãn tươi thì có thể thay thế bằng gì?
A. Long nhãn (cùi nhãn sấy).
B. Nước nhãn ép.
C. Nước nhãn cô đặc.
D. Quả nhãn ngâm nước đường.
Câu 10: Người trong hình dưới đây đang làm công việc gì?
A. Hướng dẫn viên ẩm thực. B. Bồi bàn.
C. Nhân viên pha chế. D. Đầu bếp.
Câu 11: Vai trò của quả xoài trong chế biến món quả dầm (trái cây đĩa) là:
A. tạo màu.
B. tạo vị ngọt.
C. tạo mùi.
D. tạo màu, mùi và vị.
Câu 12: Những tiêu chí dưới đây đúng về sở thích của bản thân đối với nghề kĩ sư công nghệ chế biến?
(1) Thích gặp gỡ, trao đổi và phục vụ ăn uống cho người khác.
(2) Thích lắp đặt, vận hành và sửa chữa dụng cụ, thiết bị chế biến thực phẩm.
(3) Quan tâm nhiều về mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe khi lựa chọn mua, bảo quản và chế biến thực phẩm.
(4) Thích chụp ảnh, đọc và bình luận về các món ăn.
(5) Thích khám phá, tìm tòi các món ăn mới và ghi chép lại công thức, các điểm cần lưu ý.
(6) Thích sạch sẽ, cẩn thận, nghiêm tục trong việc thực hiện công việc.
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4).
C. (2), (3), (5), (6). D. (2), (3), (4), (6).
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến thực phẩm?
A. Móng tay để dài, không sơn.
B. Móng tay để dài, sơn nhũ.
C. Móng tay cắt ngắn, không có vết thương.
D. Móng tay cắt ngắn, trên tay có vết thương mở.
Câu 14: Phẩm chất nào sau đây không đúng trong yêu cầu đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?
A. Yêu thích công việc, có tinh thần trách nhiệm.
B. Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Làm việc trung thực, khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
Câu 15: Các sản phẩm nào dưới đây là kết quả của quá trình lên men lactic?
A. Rượu, bia, sữa chua.
B. Bia, nước ngọt có gas, dưa muối.
C. Sữa chua, dưa muối, nem chua.
D. Bánh mì, bia, nước ngọt có gas.
Câu 16: Kĩ năng nào sau đây không cần thiết đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?
A. trang bị kiến thức cơ bản liên quan đến ngành nghề chế biến thực phẩm.
B. tư vấn, xây dựng thực đơn đối với nhân viên trong ngành dinh dưỡng.
C. sử dụng dụng cụ, vận hành thiết bị chế biến, đo lường.
D. bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị và xử lí sự cố máy móc sản xuất.
Câu 17: Để trở thành một đầu bếp em có thể theo học tại:
A. Trường Cao đẳng Du lịch và Khách sạn.
B. Trường Đại học Y Hà Nội.
C. Đại học Bách Khoa Hà Nội.
D. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Câu 18: Làm món kim chi Hàn Quốc cần lưu ý điều gì để kim chi lên men chuẩn vị?
A. Dùng muối thường để ngâm cải thảo.
B. Sử dụng muối hạt và không rửa lại sau khi ngâm.
C. Không thêm đường vào hỗn hợp gia vị.
D. Ngâm cải thảo trong nước chanh thay vì muối.
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. Để thực hiện tốt công việc của mình, thợ chế biến thực phẩm phải chú trọng phát triển những năng lực và phẩm chất nào?
Câu 2. Muối xổi và muối nén khác nhau như thế nào?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 8. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 |
Bài 9. Một số ngành nghề liên quan đến chế biến | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
CÔNG NGHỆ 9 - TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM - CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TN/ Số câu hỏi TL | Câu hỏi | |||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TN | ||||
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | |||||||
Bài 8 | 12 | 1 | |||||
Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được quy trình thực hiện của phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. - Nhận biết được trạng thái sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật. | 2 | C1, C4 | |||
Thông hiểu | - Biết được tác dụng của dầu oliu khi trộn rau, củ, quả. - Biết được loại găng tay dùng để trộn các loại nguyên liệu và giữ an toàn vệ sinh thực phẩm. - Biết cách giữ nguyên chất lượng cho sản phẩm quả dầm. - Biết được vai trò của quả xoài trong chế biến món quả dầm. - Biết được trường hợp đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến. - Xác định được kết quả của quá trình lên men lactic. | 6 | C5, C7, C9, C11, C13, C15 | ||||
Vận dụng | - Biết được lưu ý khi làm món kim chi Hà Quốc lên men chuẩn vị. - Xác định được phương pháp giúp làm tăng thời gian bảo quản thực phẩm. - Xử lí được tình huống liên quan đến chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. - Giải thích được lí do phương pháp ngâm giấm giúp bảo quản thực phẩm. | 4 | C18, C20, C22, C24 | ||||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức đã học để so sánh sự khác nhau của muối xổi và muối nén. | 1 | C2 (TL) | ||||
CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | |||||||
Bài 9 | 12 | 1 | |||||
Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm | Nhận biết | - Nhận biết được công việc của bồi bàn và nhân viên pha chế. - Biết được nơi làm việc của nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực. - Nêu được những năng lực và phẩm chất của thợ chế biến thực phẩm phải chú trọng phát triển. | 2 | 1 | C2, C3 | C1 (TL) | |
Thông hiểu | - Nắm được những tiêu chí về khả năng của bản thân đối nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực. - Biết được tiêu chí trở thành một nhà chuyên môn về dinh dưỡng. - Biết được đặc điểm của nghề đầu bếp. - Biết được tiêu chí về sở thích của bản thân đối với nghề kĩ sư công nghệ chế biến. - Biết được phẩm chất không đúng trong yêu cầu đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. - Biết kĩ năng không cần thiết đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. | 6 | C6, C8, C10, C12, C14, C16 | ||||
Vận dụng | - Xác định được nơi đào tạo nghề kĩ sư công nghệ chế biến và đầu bếp. - Biết được lí do ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm yêu cầu kiên trì, cẩn thận và chính xác. - Tư vấn cho người khác công việc phù hợp trong những ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. | 4 | C17, C19, C21, C23 | ||||
Vận dụng cao | |||||||