Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1 Phần 1: Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Kết nối tri thức CĐ 1 Phần 1: Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 

(14 tiết)

 

I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Giải thích được khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo.

  • Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam và chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế ở địa phương. 

  • Phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam. 

  • Chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, tham quan chùa chiền ở địa phương. 

  • Nêu được những biểu hiện của Cơ Đốc giáo, Đạo giáo trong đời sống văn hóa – xã hội. 

  • Nêu được một số nét chính về một số tôn giáo khác. 

  • Có ý thức tôn trọng, vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác Hình 1 – Hình 24, mục Em có biết, thông tin trong Chuyên đề 1 để tìm hiểu về khái lược tín ngưỡng, tôn giáo; Một số tín ngưỡng ở Việt Nam; Một số tôn giáo ở Việt Nam. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo; Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam và chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế ở địa phương; Phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam; Chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, tham quan chùa chiền ở địa phương; Nêu được những biểu hiện của Cơ Đốc giáo, Đạo giáo trong đời sống văn hóa – xã hội; Nêu được một số nét chính về một số tôn giáo khác. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học, sưu tầm tư liệu, thông tin, hình ảnh để thực hiện các hoạt động phần Vận dụng.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam.

  • Yêu nước: Có ý thức tôn trọng, vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức. 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài chuyên đề Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

  •  Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức. 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài chuyên đề Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về phương đình Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về kiến trúc của Nhà thờ chính tòa Phát Diệm?

c. Sản phẩm: HS nêu nhận xét về kiến trúc của Nhà thờ chính tòa Phát Diệm. 

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tô chức cho HS cả lớp quan sát hình ảnh và xem video về Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). 

Video: Nhà thờ đá chính toà Phát Diệm.

https://www.youtube.com/watch?v=ZbQptuWXRy4

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Xem và quan sát hình ảnh về Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), em có nhận xét gì kiến trúc nơi đây?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, xem video, vận dụng một số kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nhận xét về kiến trúc của Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Hoàn thành năm 1899, phương đình – công trình mặt tiền Nhà thờ chính toà Phát Diệm gợi lên hình ảnh về những mái đình, mái chùa truyền thống hơn là một nhà thờ Công giáo điển hình. 

+ Công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa phương đình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Giê-su và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của phương đình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2 000 kg, quả chuông lớn ở phương đình được đúc năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả ba tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ theo lối phương Tây mà là mái cong cổ kính như mái đình, mái chùa.

+ Kiểu kiến trúc độc đáo thể hiện sự kết hợp của văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa Công giáo với các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam. 

- GV dẫn dắt HS vào bài chuyên đề: Vậy tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Ở Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo nào? Các tín ngưỡng, tôn giáo này có những nét chính gì và biểu hiện như thế nào trong đời sống văn hóa – xã hội? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề này – Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG I. KHÁI LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (1 TIẾT)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Tín ngưỡng:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm tín ngưỡng. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

-  GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Cho biết ở Việt Nam có những tín ngưỡng phổ biến nào?

* Tôn giáo:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm tôn giáo.

- GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về tôn giáo: “Tôn giáo là thế giới bao gồm các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Tôn giáo được biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào những thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí – văn hóa khác nhau của từng cộng đồng xã hội hay tôn giáo khác nhau”.

(Đặng Nghiệm Vạn. Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012, tr.82).

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Em có biết SGK tr.7 để tìm hiểu về sự không đồng nhất giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín, dị đoan. 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, kết hợp sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi:  Nêu sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan. 

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp. Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và được khẳng định lại trong Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013. Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm tín ngưỡng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc,….

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm giải thích khái niệm tôn giáo.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: 

+ Hiến pháp 2013 sử dụng cụm từ “mọi người” khi nói đối tượng có quyền tự do tín ngưỡng thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là một quyền cơ bản của công dân như các Hiến pháp trước đây ghi nhận, mà nó còn là một trong những quyền cơ bản của con người.

+ Quyền tin theo một tín ngưỡng nào đó không lệ thuộc vào người đó có quyền công dân hay không, đây là một hiện tượng thuộc về tư tưởng, tâm linh.

+ Việc ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng tạo môi trường pháp lý cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo. Do đây là quyền cơ bản của con người nên việc hạn chế đối với hoạt động tín ngưỡng phải được cụ thể hóa bằng quy định của pháp luật.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo

- Tín ngưỡng: là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng. 

- Tôn giáo: là niềm tin của con người tồn tại ới hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

…………

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1 Phần 1: Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1 Phần 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (1)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành Chuyên đề 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 2 Phần 1: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1973)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 2 Phần 3: Bài học thành công của Nhật Bản
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành Chuyên đề 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành Chuyên đề 3

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P4)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P5)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P6)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P7)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành CĐ 1 (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành CĐ 1 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 2 Phần 1: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1973)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 2 Phần 3: Bài học thành công của Nhật Bản
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Hội nhập quốc tế)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới (P3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay