Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Kết nối tri thức CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
HOẠT ĐỘNG II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY (3 TIẾT)
Hoạt động 3. Tìm hiểu thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 – 2000)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.
- Nêu được những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản trong những năm 1973 – 2000.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân/cặp đôi, khai thác Hình 6 – 7, mục Em có biết, thông tin mục II.1a, b SGK tr.29 – 31 và trả lời câu hỏi:
- Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.
- Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản trong những năm 1973 – 2000.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thời kì khủng hoảng và điều chỉnh của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự phát triển không ổn định về kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích cho HS tại sao Nhật Bản là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973: Nhật Bản là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng dầu mỏ nhập khẩu với tỉ lệ lên đến 99,7% vào năm 1973. Vì vậy, Nhật Bản cũng là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng này. Do thiếu nguồn cung dầu, các ngành sản xuất ở Nhật Bản đều đình đốn. Giá cả mặt hàng tăng cao chưa thấy. Một trong những hình ảnh phản ánh rõ nét tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ đối với nền kinh tế và xã hội Nhật Bản là hình ảnh người dân Nhật Bản chen nhau mua hàng trong siêu thị năm 1973. Người dân Nhật Bản tranh giành đồ trong siêu thị – ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ 1973 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục II.1.a SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu biểu hiện của sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000. - GV nêu câu hỏi câu hỏi gợi mở: + Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện những chính sách nào để khắc phục hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973? Kết quả của việc thực hiện những chính sách này là gì? + Giai đoạn những năm 80 của thế kỉ XX và từ cuối năm 1986 đến đầu năm 1991, kinh tế của Nhật Bản có biểu hiện gì? - GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV lưu ý HS: Tuy đạt được những thành tựu quan trọng nhưng đến giai đoạn 1986 – 1991, kinh tế Nhật Bản lại rơi vào suy thoái, với tình trạng “kinh tế bong bóng”. Tình trạng này bắt buộc Chính phủ Nhật Bản phải dùng các biện pháp kiểm soát, bình ổn nền kinh tế. - GV giải thích cho HS về “hiện tượng bong bóng kinh tế” (Tư liệu đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục II.1.a SGK tr.30 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000. - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao có sự phát triển không ổn định nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế lớn của thế giới? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 4 HS lần lượt trình bày về thời kì khủng hoảng và điều chỉnh của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận: Mặc dù Nhật Bản có sự phát triển không ổn định nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế lớn của thế giới bởi: + Đội ngũ lao động cần cù, có tay nghề cao (nhân tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế). + Chính sách quản lí hiệu quả, áp dụng thành công các thành tựu khoa học, kĩ thuật. + Chi phí quốc phòng ít. + Tận dụng các yếu tố bên ngoài, chớp được thời cơ, vượt qua thử thách thành công. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sự phát triển không ổn định của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do các chính sách tài chính không được tiến hành kịp thời và chưa thực sự hiệu quả; lợi nhuận từ xuất khẩu không được sử dụng hiệu quả trong nước, kinh tế suy giảm, không đủ vốn đầu tư cho công ty mới; tình trạng già hóa dân số làm suy giảm lực lượng lao động, tác động đến chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư. - GV nhấn mạnh: Mặc dù phát triển không ổn định nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Nhật Bản từ năm 1973 đến nay 1. Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 – 2000) a. Sự phát triển không ổn định về kinh tế * Những chính sách về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 trở về sau: - Giai đoạn 1973 - 1980: + Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ, + Chính phủ thực hiện hàng loạt chính sách.
=>Khắc phục được hậu quả của cuộc khủng hoảng, duy trì được vị trí nền kinh tế lớn thứ hai trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tạo động lực cho sự phát triển ở giai đoạn sau. - Những năm 80 của thế kỉ XX: + Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế. + Chú trọng mở cửa thị trường trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu. => Nửa sau những năm 80, trở thành siêu cường tài chính số một thế giới. - Từ cuối năm 1986 đến đầu năm 1991: bước vào thời kì “kinh tế bong bóng”. + Chính phủ thực hiện kiểm soát chặt chẽ tài chính. => Kinh tế bị “sốc” mạnh, đi xuống. + Những năm 90, kinh tế Nhật lâm vào tình trạng trì trệ, suy giảm kéo dài. => Vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới. * Nguyên nhân sự phát triển không ổn định của nền kinh tế: - Chính sách tài chính của Chính phủ không được tiến hành kịp thời và chưa thực sự hiệu quả để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái. - Lợi nhuận từ xuất khẩu không được sử dụng hiệu quả cho thị trường trong nước. - Tình trạng già hoá dân số gia tăng. Sự suy giảm lực lượng lao động dẫn tới giảm lợi nhuận và tác động đến chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư.
|
Tư liệu 4. Sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000. 4.1. “Hiện tượng bong bóng kinh tế” (đôi khi còn gọi là “bong bóng đầu cơ; “bong bóng thị trường”, “bong bóng tài chính” hay “speculative mania”) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hoá hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lí hoặc mức giá không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thoả dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lí thuyết kinh tế thông thường. Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy, càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay “bong bóng vỡ”. Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng “phản ứng thuận chiều”, khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường. Bong bóng là gì? 1. Một chu kì kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng. 2. Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra. 3. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ. (Thế nào là một nền kinh tế bong bóng?, Báo Vnexpress, ngày 05/11/2009) 4.2. “Nhật Bản phái dành một phần ngày càng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân để nhập khẩu nguyên vật liệu. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật, tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu của Nhật Bản năm 1978 là 12,36 tỉ USD, chiếm 32,9 % tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1984 tỉ lệ đó tăng lên tới 45,6 %,... Có thể nói, trong suốt thời kì tăng trưởng cao sau chiến tranh, mỗi bước phát triển đi lên của nền kinh tế Nhật là một bước làm xói mòn thêm cơ sở tồn tại của chính nó, đó là cơ sở nguyên liệu, năng lượng”. (Lưu Ngọc Trịnh, Kinh tế Nhật Bản: Những thăng trầm trong lịch sử, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998, tr.283 - 284) Video: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Heisei (Phần 1) Bong bóng kinh tế vỡ khởi đầu 2 thập kỷ mất mát. https://www.youtube.com/watch?v=1f4FX8-OhsQ (Từ 1p30 đến 4p58). | |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tình hình chính trị, xã hội Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 6 – 7, hình ảnh GV cung cấp, mục Em có biết, thông tin mục II.1.b SGK tr.30, 31 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản trong những năm 1973 – 2000. - GV cung cấp thêm tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV tổ chức cho HS tìm hiểu thêm về Học thuyết Phu-cư-đa: + Học thuyết Phu-cư-đa năm 1977 với nội dung tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á. Học thuyết khẳng định thiện chí và quyết tâm của Nhật Bản đóng góp vào hoà bình và thịnh vượng của Đông Nam Á với phương châm: hoà bình và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á là mối quan tâm tối cao của Nhật Bản với tư cách là một quốc gia châu Á. + Học thuyết nhấn mạnh đến ba trụ cột trên cả hai phương diện là kinh tế và chính trị.
+ Học thuyết đặt nền tảng cho chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, sau khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Việt Nam kết thúc, thúc đẩy quan hệ ASEAN - Nhật Bản sang một bước ngoặt mới. Thủ tướng Phu-cư-đa Ta-kê-ô phát biểu hình thành Học thuyết Phu-cư-đa tại khách sạn Ma-ni-la, Phi-lip-pin Lễ khánh thành bảng kỉ niệm việc hình thành Học thuyết Phu-cư-đa tại Ma-ni-la (Phi-lip-pin), ngày 1/10/2018 - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000 có gì khác so với giai đoạn 1952 – 1973? - GV cho HS liên hệ về mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam: + Ngày 21/9/1973, quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Việt Nam được thiết lập. + Đây là một năm nhiều dấu ấn của ngoại giao Việt Nam, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 10 nước (bao gồm cả Nhật Bản). + Sau khi Nhật Bản nối lại viện trợ kinh tế vào cuối năm 1992, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Video: Ngày 21/9/1973: Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao. https://www.youtube.com/watch?v=SDm6WSoJBiU (Từ đầu đến 0p56). Video: Khả năng mới của mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản hướng tới tương lai. https://www.youtube.com/watch?v=oYgobTmZOPQ Video: 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. https://www.youtube.com/watch?v=eWuE_MZoJtk Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản trong những năm 1973 – 2000. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Điểm khác biệt của chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1973 – 2000 so với giai đoạn 1952 – 1973: chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh. Đặt dưới chiếc ô bảo hộ của Mỹ, liên minh chặt chẽ với Mỹ, tăng cường hợp tác với Tây Âu, phát triển quan hệ với Đông Nam Á và đưa ra nhiều học thuyết. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Trong những năm 1973 – 2000, Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ,coi trọng quan hệ với Tây Âu, thực hiện chính sách đối ngoại mới. + Tuy nhiên, do sự phát triển không ổn định của nền kinh tế đã tác động sâu sắc đến xã hội. Tầng lớp trung lưu mới xuất hiện và ngày càng đông đảo, những đại diện đầu tiên của phụ nữ được tham gia vào Chính phủ Nhật Bản. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Tình hình chính trị, xã hội - Về chính trị: + Liên minh chặt chẽ với Mỹ, coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu. + Thực hiện chính sách đối ngoại mới:
- Về xã hội: + Tầng lớp trung lưu mới xuất hiện đông đảo trong các thành phố và trung tâm công nghiệp. + Số lượng người bị phá sản, mất việc làm, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều. + Phong trào nữ quyền phát triển. Những đại diện đầu tiên của phụ nữ đã được tham gia vào Chính phủ. |
Tư liệu 5. Tình hình chính trị, xã hội của Nhật Bản giai đoạn 1973 - 2000. 5.1. ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ đối tác từ năm 1973. Đến năm 1977, cố Thủ tướng Nhật Bản Ta-keo Phu-cư-đa đã đề ra “Học thuyết Phu-cư-đa” lịch sử, định hình những nguyên tắc cơ bản trong chính sách ngoại giao Nhật Bản đối với ASEAN dựa trên tinh thần xây dựng mối quan hệ tin cậy “từ trái tim đến trái tim, tạo nền tảng, điểm tựa cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả như ngày nay, trở thành hình mẫu hợp tác trong khu vực. Với những điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử, con người hai bên, tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với Việt Nam cũng như các nước ASEAN, thể hiện tinh thần hợp tác chân thành, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau theo đúng nghĩa: Những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm được đến trái tim. Cả ASEAN và Nhật Bản đều có nhu cầu tăng cường hợp tác, giao lưu, bổ sung thế mạnh cho nhau, cùng phát triển thịnh vượng. Trong các nước ASEAN, Nhật Bản đặc biệt coi trọng quan hệ gắn bó, mật thiết, tin cậy với Việt Nam. Bất kì đảng phái chính trị nào, thời kì nào cũng đều coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách đối ngoại. (Theo Chân thành từ trái tim, tạo dựng tươi sáng, Báo Nhân Dân, ngày 19/12/2023) |
Hoạt động 4. Tìm hiểu Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình cải cách, phục hồi kinh tế của Nhật Bản và những chuyển biến về chính trị, xã hội trong những năm đầu thế kỉ XX.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi/nhóm, khai thác Hình 8, Tư liệu 4 – 5, mục Em có biết, thông tin mục II.2.a, b SGK tr.31 – 34, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- Trình bày quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI.
- Phân tích những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XX (cả mặt tích cực và tiêu cực).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về quá trình cải cách, phục hồi kinh tế của Nhật Bản và những chuyển biến về chính trị, xã hội trong những năm đầu thế kỉ XX.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ chuyên đề I + II
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án powepoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 650k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức