Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối Thực hành Chuyên đề 2
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Kết nối tri thức Thực hành Chuyên đề 2. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 2:
NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chuyên đề 2 – Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập thực hành.
Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong trong Chuyên đề 2 – Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức, Giáo án.
Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về chuyên đề đã học.
b. Nội dung: GV cho HS xem video, liên hệ, vận dụng thực tế và trả lời câu hỏi: Từ phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật, liên hệ với Việt Nam trong thời kì Đổi mới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thực tiễn Việt Nam trong thời kì Đổi mới từ bài học về phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem một số hình ảnh, video về phẩm chất, đức tính và bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật:
Video: Nguyên tắc làm việc của người Nhật.
https://www.youtube.com/watch?v=3oBcqCTdkyg
Video: Văn hóa truyền thống Nhật Bản
https://www.youtube.com/watch?v=9mw8yggqoRU
(GV cho HS xem video tùy vào thực tế giảng dạy).
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trình bày vấn đề: Từ phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật, liên hệ với Việt Nam trong thời kì Đổi mới.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày về thực tiễn Việt Nam trong thời kì Đổi mới từ bài học về phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Việt Nam có thể học tập từ Nhật Bản:
+ Phát huy truyền thống của con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...
+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.
+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chuyên đề 2 – Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1: Lập bảng thể hiện tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thể hiện tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.
c. Sản phẩm: Bảng thống kê tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Lập bảng thể hiện tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.
Giai đoạn Lĩnh vực | 1945 – 1952 | 1952 – 1973 | 1973 – 2000 | Đầu thế kỉ XXI |
Chính trị |
|
|
|
|
Kinh tế |
|
|
|
|
Xã hội |
|
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng vào giấy A0.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 HS lần lượt trình bày tình chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Giai đoạn Lĩnh vực | 1945 – 1952 | 1952 – 1973 | 1973 – 2000 | Đầu thế kỉ XXI |
Chính trị | Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) tiến hành: - Giải tán lực lượng vũ trang của Nhật Bản. - Xét xử tội phạm chiến tranh. - Thực hiện dân chủ hoá xã hội Nhật Bản. - Tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Nghị viện mới (10/4/1946), ban hành Hiến pháp 1946. | - Đảng Dân chủ Tự do nắm quyền liên tục ở Nhật Bản. - Thủ tướng I-kê-đa Hai-a-tô xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
| - Liên minh chặt chẽ với Mỹ, coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu. - Thực hiện chính sách đối ngoại mới: + Duy trì hoà bình, an ninh, phát triển đất nước. + Thể hiện vai trò tích cực, mang tính xây dựng đối với nền hoà bình và thịnh vượng trên thế giới. | - Không ổn định do thay đổi Nội các và thủ tướng liên tục. - Tiếp tục coi trọng mối quan hệ đồng minh với Mỹ. - Coi trọng quan hệ với các nước láng giềng. Đặc biệt coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN. - Là một trong những quốc gia có số lần được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiều nhất. |
Kinh tế | SCAP thực hiện chính sách: - Phi quân sự hoá nền kinh tế. - Xoá bỏ các yếu tố khôi phục nền kinh tế phục vụ chiến tranh. - Dân chủ hoá các tổ chức kinh tế của Nhật Bản. | - Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, đối thủ cạnh tranh của Mỹ: + Một số ngành công nghiệp có tốc độ phát triển cao hơn nhiều so với Mỹ, Anh, CHLB Đức. - Quan hệ thương mại quốc tế có sự phát triển vượt bậc: + Kim ngạch xuất khẩu năm 1960 đạt khoảng 8,5 tỉ USD. + Kim ngạch xuất khẩu 10 năm sau tăng lên 38,3 tỉ USD. - Thương hiệu sản phẩm dân dụng nổi tiếng, công trình lớn,… - Chính sách ngoại giao tích cực, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. + Thành lập Ngân hàng châu Á (1966) theo đề xuất của Nhật Bản, trợ giúp sự phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á. + Mỹ trao trả hai quần đảo Ô-ga-xa-oa-ra và Ô-ki-na-oa (1968, 1971) cho Nhật Bản. | - Giai đoạn 1973 - 1980: + Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ, + Chính phủ thực hiện hàng loạt chính sách. =>Khắc phục được hậu quả của cuộc khủng hoảng, duy trì được vị trí nền kinh tế lớn thứ hai trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tạo động lực cho sự phát triển ở giai đoạn sau. - Những năm 80 của thế kỉ XX: + Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế. + Chú trọng mở cửa thị trường trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu. => Nửa sau những năm 80, trở thành siêu cường tài chính số một thế giới. - Từ cuối năm 1986 đến đầu năm 1991: bước vào thời kì “kinh tế bong bóng”. + Chính phủ thực hiện kiểm soát chặt chẽ tài chính. => Kinh tế bị “sốc” mạnh, đi xuống. + Những năm 90, kinh tế Nhật lâm vào tình trạng trì trệ, suy giảm kéo dài. => Vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới. | - Chính phủ thực hiện chính sách cải cách kinh tế A-bê-nô-míc. - Tác động từ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới. =>Nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng.
|
Xã hội | SCAP sửa đổi Chương trình Giáo dục theo hướng thúc đẩy các tư tưởng tự do, dân chủ. | - Dân số: tăng lên nhanh chóng. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX là khoảng 100 triệu người. + Giáo dục, y tế và mức sống không ngừng được nâng cao. - Giáo dục: + Khoảng 98% người Nhật biết chữ. + Hơn 75% giới trẻ có trình độ cao hơn quy định. | - Tầng lớp trung lưu mới xuất hiện đông đảo trong các thành phố và trung tâm công nghiệp. - Số lượng người bị phá sản, mất việc làm, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều. - Phong trào nữ quyền phát triển. Những đại diện đầu tiên của phụ nữ đã được tham gia vào Chính phủ. | - Nằm trong nhóm nước có chỉ số phát triển con người cao của thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao nhất thế giới,... - Đối diện với vấn đề dân số già hoá và tỉ lệ sinh thấp.
|
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức thảo luận về chủ đề: “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về chủ đề “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
c. Sản phẩm: Phần thuyết trình của HS về chủ đề “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Thảo luận về chủ đề “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
- GV định hướng nội dung cho HS thảo luận:
+ Nêu sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” trong những năm 1960 – 1973.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, trao đổi nhóm và chuẩn bị bài thảo luận theo chủ đề.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
- GV yêu cầu 2 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Về sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973:
+ Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, đối thủ cạnh tranh của Mỹ: Một số ngành công nghiệp có tốc độ phát triển cao hơn nhiều so với Mỹ, Anh, CHLB Đức.
+ Quan hệ thương mại quốc tế có sự phát triển vượt bậc:
Kim ngạch xuất khẩu năm 1960 đạt khoảng 8,5 tỉ USD.
Kim ngạch xuất khẩu 10 năm sau tăng lên 38,3 tỉ USD.
+ Thương hiệu sản phẩm dân dụng nổi tiếng, công trình lớn,…:
Ô tô, ti vi, tủ lạnh,…
Tàu chở dầu trọng tải 1 triệu tấn.
Đường sắt cao tốc, đường ngầm dưới biển,…
+ Chính sách ngoại giao tích cực, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Thành lập Ngân hàng châu Á (1966) theo đề xuất của Nhật Bản, trợ giúp sự phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á.
Mỹ trao trả hai quần đảo Ô-ga-xa-oa-ra và Ô-ki-na-oa (1968, 1971) cho Nhật Bản.
Về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” trong những năm 1960 – 1973.
+ Sự quyết tâm và tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản.
+ Chính sách quản lí có hiệu quả của Chính phủ và vai trò dẫn dắt của các nhà lãnh đạo Nhật Bản.
+ Quá trình dân chủ hoá cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường tự do theo mô hình Mỹ.
+ Các công ty có tầm nhìn xa, quản lí hiệu quả, nhạy bén nắm bắt cơ hội và mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực mới để giành lợi thế trong cạnh tranh.
+ Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí quốc phòng thấp, tập trung vào việc tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu.
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
- GV kết luận chung:
+ Trong bối cảnh khó khăn của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu của Nhật Bản đạt được thời kì này là rất nhanh chóng và đáng khâm phục. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, giai đoạn này ở Nhật Bản được thế giới đánh giá là giai đoạn phát triển “thần kì”.
+ Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là tổng hòa của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố đóng vai trò quyết định nhất là sự quyết tâm, tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản và chính sách có hiệu quả của Chính phủ Nhật Bản.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một nét văn hóa của người Nhật mà em ấn tượng.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được một nét văn hóa của người Nhật mà em ấn tượng.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một số nét văn hóa của người Nhật mà em ấn tượng.
c. Sản phẩm: Phần thuyết minh của HS về một nét văn hóa ấn tượng của người Nhật.
d. Tổ chức thực hiện
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ chuyên đề I + II
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án powepoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 650k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức