Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 1 Phần 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Kết nối tri thức CĐ 1 Phần 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG II. MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM (5 TIẾT)

Hoạt động II.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguồn gốc, biểu hiện thực hành, giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Quốc tổ Hùng Vương. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 3 – Hình 9 SGK tr.7 – 9, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2:

- Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa,…

- Thông qua thực hành, trải nghiệm thực tế, kết hợp khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày nguồn gốc, biểu hiện thực hành và giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Quốc tổ Hùng Vương.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và Phiếu học tập số 1, 2 về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Ở Việt Nam, có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau. Tùy từng góc độ tiếp cận, có thể chia làm các loại hình tín ngưỡng chính như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ anh hùng dân tộc, thờ tổ nghề, thờ cúng Thổ thần,…

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa,…

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

- GV giải thích cho HS khái niệm cơ bản:

+ “Tổ tiên”: những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, … những người có công sinh thành và nuôi dưỡng, những người anh, em đã mất có ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống. 

+ “Thờ cúng”: là yếu tố mang tính thực hành lễ nghi, là sự thực hành một loạt động tác (khấn, vái, quỳ, lạy…) của người gia trưởng tộc trưởng là các hậu sinh, hậu thế. Đó là chuỗi hoạt động dưới dạng hành lễ và được các gia tộc, cộng đồng, quốc gia quy định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi loại nhóm chủ thể cộng đồng, dân tộc trong các thời kỳ.

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 3 như sau: Khai thác Hình 3 – 4, thông tin mục II.1 SGK tr.7, 8 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Đính kèm phía dưới Hoạt động II.1).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Kết nối với Internet SGK tr.8 để tìm hiểu về chương trình “Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt” (thực hiện năm 2021), thuộc Đề án “Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo” của Đài tiếng Việt Nam (VOV). 

* Quốc tổ Hùng Vương

- GV dẫn dắt: 

+ Ngoài phạm vi gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn mở rộng trong làng xã (thờ tổ làng, tổ nghề) và cả nước (thờ Quốc tổ Hùng Vương). 

+ Trong tâm thức người Việt Nam, các vua Hùng được coi là biểu tượng, vị tổ dựng nước của dân tộc. 

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2, 4 như sau: Khai thác Hình 5, mục Em có biết, Tư liệu, Bảng 1, thông tin mục II.1 SGK tr.8, 9 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

TÍN NGƯỠNG THỜ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

1. Nguồn gốc

…………………………

2. Địa điểm

………………………

3. Thời gian diễn ra

……………………………

4. Hoạt động chính

…………………………

5. Ý nghĩa

………………………………

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương (Đính kèm phía dưới Hoạt động II.1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em). 

- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương theo Phiếu học tập số 2 và số 3. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về:

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục văn hóa truyền thống, có vai trò vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, việc bảo lưu và phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã và đang là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. 

+ Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, là điểm hội tụ tâm linh của người Việt, những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được cộng đồng người Việt gìn giữ, bảo vệ, trao truyền và phát huy trong đời sống.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương

Kết quả Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động II.1.

Tư liệu 1: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

https://www.youtube.com/watch?v=OPa1geszeas

 

Tư liệu 2: Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

https://www.youtube.com/watch?v=iY9Icbizwcc

https://www.youtube.com/watch?v=hInyfqwqDf4

https://www.youtube.com/watch?v=DU_Lc1WKdj4

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN

1. Khái niệm

- Là việc thờ cúng những người có cùng huyết thống đã mất (cụ kị, ông bà, cha mẹ,…) trong gia đình, dòng họ để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng. 

- Ở phạm vi rộng, bao gồm thờ cúng những người có công với cộng đồng và sáng lập quốc gia. 

2. Nguồn gốc

- Sâu xa: thời công xã thị tộc.

- Về sau: ảnh hưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng được củng cố, bổ sung những nhân tố mới. 

+ Nho giáo: những quy chuẩn đạo đức răn dạy con người phải biết tôn ti trật tự, hiếu nghĩa với tổ tiên.

+ Phật giáo: những quan niệm nhân quả, luân hồi,…làm phong phú quan niệm về “sống, chết” của con người.

+ Đạo giáo: bổ sung những quan niệm, nghi thức cúng bái, tế tự,…

3. Thời gian diễn ra

Diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, vào ngày giỗ, dịp lễ, tết,…

4. Ý nghĩa

- Là biểu hiện của lòng hiếu thảo, biết ơn, sự thành kính đến đấng sinh thành nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân tộc.

- Góp phần giữ gìn và phát huy đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau.

- Là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình.

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

TÍN NGƯỠNG THỜ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

1. Nguồn gốc

- Khởi nguồn từ tục thờ thần tự nhiên, về sau có thờ các vua Hùng. 

- Từ thời vua Lê Thánh Tông, lễ hội Đền Hùng được coi là lễ tế cấp quốc gia. 

- Năm 1917, vua Khải Định chính thức lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch làm ngày tế lễ chính.

2. Địa điểm

Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).

3. Thời gian diễn ra

- Diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm. 

- Tổ chức lễ trọng thể vào ngày chính hội (ngày 10 tháng Ba). 

4. Hoạt động chính

- Lễ dâng hương tại Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng; lễ rước kiệu của các làng: Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích. 

- Sau lễ tế, diễn ra hát Xoan (ở Đền Thượng), hát Ca trù (ở Đền Hạ), nhiều trò chơi dân gian khác. 

5. Ý nghĩa

Là lễ hội đặc biệt quan trọng của dân tộc Việt Nam, thể hiện ý thức hướng về cội nguồn, phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. 

 

Hoạt động II.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Bảng 2, Hình 6 – Hình 9, mục Em có biết, thông tin mục II.2 SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: 

- Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam?

- Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thống, hãy chia sẻ việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa phương em sinh sống hoặc địa phương khác. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tín ngưỡng thờ Mẫu.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem video: Phóng Sự Việt Nam - Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

https://www.youtube.com/watch?v=m7AZlZO5YDY

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Bảng 2, Hình 6 – Hình 9, mục Em có biết, thông tin mục II.2 SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ Mẫu (Đính kèm phía dưới Hoạt động II.2). 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và cho biết: Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam?

- GV cho HS liên hệ, vận dụng thực tế và trả lời câu hỏi: Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thống, hãy chia sẻ việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa phương em sinh sống hoặc địa phương khác. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm lần lượt trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam vì nguồn gốc và những nét độc đáo trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ việc thực thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa phương em sinh sống hoặc địa phương khác. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng chứa đựng giá trị văn hóa nghệ thuật phong phú, thể hiện tính đặc sắc trong văn hóa bản địa Việt Nam. Năm 2016, UNESCO đã chính thức đưa di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

- GV mở rộng:

+ Hầu bóng (hầu đồng, lên đồng): là một nghi lễ chính của tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong nghi lễ này, các vị thánh được cho là nhập hồn vào “thân xác” của các ông đồng bà đồng để phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ. Nghi lễ Hầu bóng được thực hiện ở đền, phủ, điện hoặc điện thờ tại gia. 

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu đề cao vai trò của người phụ nữ, người mẹ trong đời sống gia đình và xã hội. Các thực hành trong tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh sự tích hợp nhiều loại hình văn hóa truyền thống như kiến trúc đền, phủ, nghệ thuật, diễn xướng, tạo hình dân gian,…

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tín ngưỡng thờ Mẫu

- Nguồn gốc:  

+ Là tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp.

+ Được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau (thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần) cùng ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc.

- Loại hình và các dạng thức thờ cúng: nằm trong hai hệ thống (Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ).

+ Miền Bắc: Thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

+ Miền Trung: Thờ Mẫu thần và nữ thần.

+ Miền Nam: Thờ nữ thần và Mẫu thần.

- Ý nghĩa: 

+ Thể hiện triết lí tôn thờ người phụ nữ, người mẹ. + Là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.

- Giá trị: là tín ngưỡng chứa đựng giá trị văn hoá nghệ thuật phong phú, thể hiện tính đặc sắc trong văn hoá bản địa Việt Nam. 

Tư liệu 3: Tín ngưỡng thờ Mẫu.

…………….

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ chuyên đề I + II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay