Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Kết nối tri thức CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3: 

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

(9 tiết)

I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Giải thích được khái niệm toàn cầu hoá; sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về toàn cầu hoá. 

  • Phân tích được những biểu hiện, tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá thông qua ví dụ cụ thể. 

  • Giải thích được khái niệm hội nhập quốc tế. Nêu được các lĩnh vực hội nhập quốc tế: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục,... thông qua ví dụ cụ thể.

  • Giải thích được những tác động (tích cực và tiêu cực) của toàn cầu hoá đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

  • Phân tích được vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tổ chức ASEAN (trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội,...).

  • Nêu được những nét chính về quá trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, các tổ chức khác).

  • Trân trọng và có ý thức đóng góp vào những thành tựu hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về toàn cầu hoá, về quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệ= toàn cầu hoá, những vấn đề về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam như: yêu cầu phải hội nhập quốc tế, các lĩnh vực hội nhập quốc tế, đóng góp của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế,...

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức đã học để phân tích, lí giải về các bước phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, những thách thức, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, từ đó đánh giá được những thành tựu mà Việt Nam đạt được.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Biết trân trọng và có ý thức đóng góp vào những thành tựu hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước và lòng tự hào về các thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập quốc tế; từ đó, có ý thức đóng góp và thúc đẩy quá  trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Bản đồ Việt Nam và bản đồ thế giới. Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

  • Phiếu học tập: dùng để HS trả lời các câu hỏi thảo luận.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.37, một số hình ảnh, video do GV cung cấp và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong hình là tổ chức nào? Tổ chức này có vai trò gì trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và của các quốc gia? Trình bày một số hiểu biết của em về sự kiện được ghi lại trong Hình 1.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO. 

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, video:

CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Video: Việt Nam gia nhập WTO - Điểm sáng trong tiến trình phát triển.

https://www.youtube.com/watch?v=b7TM3sXk1_8

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Trong hình là tổ chức nào? Tổ chức này có vai trò gì trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và của các quốc gia?

+ Trình bày một số hiểu biết của em về sự kiện được ghi lại trong Hình 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu GV cung cấp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Về Tổ chức thương mại Thế giới (WTO):

CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
  • Là tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

  • WTO thiết lập các quy tắc thương mại giữa các quốc gia. Trọng tâm là các hiệp định WTO, được đàm phán và kí kết bởi phần lớn các quốc gia thương mại trên thế giới và được quốc hội của họ phê chuẩn, giúp nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tiến hành hoạt động kinh doanh họ. 

+ Về sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO (thông qua Hình 1): 

  • Tấm biểu ngữ chào mừng Việt Nam gia nhập WTO được treo trên trụ sở của WTO tại ở Giơ-ne-vơ (Thuy Sĩ). Tấm biểu ngữ thể hiện sự tôn vinh, chào mừng quốc gia gia nhập WTO, tượng trưng cho sự hội nhập quốc tế và cam kết của quốc gia đó đối với các nguyên tắc và quy tắc thương mại quốc tế.

  • Gia nhập WTO được coi là một bước quan trọng trong quá trình mở cửa kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường hợp tác thương mại toàn cầu. Vì thế đây là một trong những minh chứng cho thành công của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế,...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình ảnh tấm biểu ngữ chào mừng Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới là một trong những minh chứng cho thành công của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đất nước. Vậy, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chuyên đề 3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM (2 TIẾT)

Hoạt động 1. Tìm hiểu về toàn cầu hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được khái niệm toàn cầu hóa.

- Phân tích được những biểu hiện của toàn cầu hóa.

- Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân/ cặp đôi/nhóm, khai thác Hình 2 – 7, Tư liệu 1 – 3, thông tin mục 1a – 1c SGK tr.38 – 43, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Hãy giải thích được khái niệm toàn cầu hóa.

- Phân tích những biểu hiện của toàn cầu hóa. Lấy một số ví dụ để minh họa. 

- Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa. Lấy ví dụ minh họa.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về toàn cầu hóa. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm toàn cầu hóa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai tác Hình 2, thông tin mục 1a SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm toàn cầu hóa.

CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 2. Hình ảnh minh họa cho toàn cầu hóa

- GV phân tích cụ thể hơn: 

+ Thuật ngữ toàn cầu hoá (Globalization) trở nên phổ biến từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, dùng để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong lịch sử thế giới đương đại. 

+ Toàn cầu hoá được hiểu là một quá trình ảnh hưởng cũng như tác động mọi mặt của đời sống từng quốc gia không có giới hạn, không bị ràng buộc bởi khoảng cách lãnh thổ, địa lí, khu vực hay từng nước.

- GV mở rộng kiến thức, cung cấp tư liệu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao toàn cầu hóa có thể tạo ra một cộng đồng toàn cầu hóa?

Tư liệu 1: “Toàn cầu hoá cũng sản sinh một khuynh hướng dân số riêng - sự dịch chuyển nhanh chóng của dân chúng từ những vùng nông thôn với đời sống nông nghiệp ra thành thị. Và lối sống ở thành thị đang ngày càng gắn liền với các xu thế toàn cầu trên phương diện thực phẩm, lương thực, thời trang, thị trường và giải trí”.

(Thô-mát Phơ-rít-man, Chiếc Lexus và cây Ô liu,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.52)

CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Biểu tượng kết nối toàn cầu

- GV cho HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một ví dụ cụ thể về toàn cầu hóa.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tranh biện”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 2 đội. 2 đội chơi đưa ra quan điểm và tranh biện về thời điểm bắt đầu của toàn cầu hóa.

+ GV nhận xét, đánh giá về các luận cứ thuyết phục cho quan điểm của 2 đội.

Gợi ý:

- Quan điểm 1: Lịch sử toàn cầu hoá bắt nguồn từ sự kết nối thế giới qua Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển giữa phương Đông và phương Tây thời cổ - trung đại. 

- Quan điểm 2: Lịch sử toàn cầu hoá bắt đầu bằng các cuộc phát kiến địa lí của người châu Âu thế kỉ XV - XVI. 

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra sâu rộng chưa từng có. Toàn cầu hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất của lịch sử thế giới hiện đại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm toàn cầu hóa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

Toàn cầu hóa có thể tạo ra một cộng đồng toàn cầu, bởi:

+ Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, của công nghệ truyền thông, đặc biệt là internet và mạng xã hội đã giảm đáng kể các rào cản về khoảng cách địa lí. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin và tạo ra kết nối toàn cầu. 

+ Toàn cầu hoá dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng giữa các quốc gia; khuyến khích sự hợp tác và hợp tác trên quy mô quốc tế.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ thực tế:

Ví dụ cụ thể về toàn cầu hóa: Khoảng đầu thế kỉ XX, phở trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Từ những thập kỉ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, nhiều nhà hàng phở xuất hiện tại các thành phố lớn ở Mỹ, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Liên bang Nga, Đức, Hàn Quốc,... Phở được coi là “đại sứ ẩm thực” của Việt Nam. 

→ Sản phẩm ẩm thực của Việt Nam đã phát triển từ cấp độ quốc gia lan đến toàn cầu. Quá trình này là một trong những biểu hiện của toàn cầu hoá.

Video: Thưởng thức phở Việt trên đất Đức.

https://www.youtube.com/watch?v=kiaQ9lQ-OkM

Video: Phở Việt tại thủ đô nước Mỹ.

https://www.youtube.com/watch?v=ElcgFFsvFDY

Video: Người Nhật cảm nhận gì về phở Thìn?

https://www.youtube.com/watch?v=tzEJtBVz9V4

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế. Nó làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường,...) giữa các quốc gia.

- GV mở rộng: Sự phát triển của toàn cầu hóa trong lịch sử diễn ra qua 3 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1 (1492 - 1800): Quá trình toàn cầu hoá 1.0 với động lực chính là cơ bắp và khái niệm quốc gia trên thế giới.

+ Giai đoạn 2 (1800 - 2000): Quá trình toàn cầu hoá 2.0, nổi bật với những doanh nghiệp đa quốc gia, được giàu lên nhờ áp dụng chi phí vận chuyển và được cắt giảm hoá chi phí viễn thông.

+ Giai đoạn 3 (bắt đầu từ năm 2000 - thế kỉ XXI): Quá trình toàn cầu hoá 3.0, kiến tạo một mô hình kinh doanh, chính trị, xã hội hoàn toàn mới (Thế giới là một yếu tố nhỏ, mọi sự mọi vật đều được liên kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, sự bình đẳng và công bằng lên ngôi. Giai đoạn này  phản ánh nội dung của Thế giới phẳng).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Toàn cầu hóa

a. Khái niệm toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những biểu hiện của toàn cầu hóa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 3 – Hình 4, thông tin mục 1b SGK tr.38 – 40, tư liệu GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Phân tích những biểu hiện của toàn cầu hóa. Lấy một số ví dụ để minh họa.

CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 3. Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị lần thứ 26 

các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc 

về biến đổi khí hậu ở Anh (2021)

CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Hình 4. Hình ảnh minh họa cho 

việc mở rộng thị trường toàn cầu

+ Nhóm 1: Tìm hiểu biểu hiện gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu biểu hiện tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu biểu hiện mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu biểu hiện tăng cường trao đổi văn hóa toàn cầu.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu biểu hiện gia tăng di cư toàn cầu.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẦU HÓA

 

Biểu hiện 

cụ thể

Ví dụ

 minh họa

Gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia

 

 

 

 

Tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu

 

 

 

 

 

Mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu

 

 

 

 

Tăng cường trao đổi văn hóa toàn cầu

 

 

 

 

Gia tăng di cư toàn cầu

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt phân tích những biểu hiện của toàn cầu hóa theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: Từ thập niên 80 của thế kỉ XX, quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện ở sự gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia, tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu, mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu, tăng cường trao đổi văn hóa toàn cầu, gia tăng di cư toàn cầu.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Những biểu hiện của toàn cầu hóa

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những biểu hiện của toàn cầu hóa đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

Tư liệu 2: Hiện nay, trên thế giới có 500 công ty xuyên quốc gia (Transnationdl Corporations) lớn nhất, kiểm soát hơn 2⁄3 thương mại thế giới, trong đó, phần lớn là các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau. Bên cạnh đó, 100 công ty xuyên quốc gia lớn nhất chiếm khoảng 1⁄3 tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu.

CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Video: Vai trò của các tập đoàn đa quốc gia trong chuẩn bị nguồn nhân lực ngành bán dẫn.

https://www.youtube.com/watch?v=CmBVVDvqzfI

Video: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mở đường cho Argentina tiếp cận 7,5 tỷ USD.

https://www.youtube.com/watch?v=5kqwDRBuLfo

Video: Iran: Triển lãm thư pháp giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

https://www.youtube.com/watch?v=3v56VQqx48E

Video: Xây đắp nhịp cầu văn hóa kết nối Việt Nam và Trung Quốc.

https://www.youtube.com/watch?v=DNwAC7PbjHI

Video: Nóng lên vấn đề người di cư tại Châu Âu.

https://www.youtube.com/watch?v=bOBJpleXhqQ

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÒA CẦU HÓA

 

Biểu hiện cụ thể

Ví dụ minh họa

Gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia

Các tập đoàn xuyên quốc gia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng:

- Hoạt động thương mại đầu tư.

- Phát triển nguồn nhân lực.

- Nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học, kĩ thuật.

- Hiện nay, trên thế giới có khoảng 77 nghìn tập đoàn xuyên quốc gia, trong đó có khoảng 500 tập đoàn lớn. 

- Ở Việt Nam, có khoảng 100 tập đoàn xuyên quốc gia đang hoạt động.

Tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu

Sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và toàn cầu như: Liên hợp quốc (N), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (TMF),... tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, giải quyết các thách thức toàn cầu.

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế bền vững. 

- IMF tư vấn chính sách và hỗ trợ kĩ thuật cho các nước thành viên đang đối mặt với những thách thức về kinh tế.

Mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu

Toàn cầu hoá mở ra thị trường mới, rộng lớn hơn cho hàng hoá và dịch vụ, tạo cơ hội tăng cường thương mại giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia chuyên môn hoá sản xuất phù hợp với điều kiện của mình.

Các thị trường trực tuyến mở rộng hoạt động trên toàn cầu, cho phép người bán từ nhiều quốc gia tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới và mở ra thị trường mới cho các doanh nghiệp.

Tăng cường trao đổi văn hóa toàn cầu

- Toàn cầu hoá dẫn đến việc tăng cường trao đổi, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia.

- Khi các quốc gia ngày càng kết nối nhiều hơn với nền kinh tế toàn cầu, tất yếu dẫn đến sự gia tăng trao đổi ý tưởng, giá trị và thực hành văn hoá, góp phần hình thành các xã hội đa văn hoá, tăng cường lòng khoan dung và chấp nhận sự đa dạng.

Ngành công nghiệp điện ảnh là minh chứng tiêu biểu cho gia tăng trao đổi văn hoá toàn cầu, góp phần thúc đẩy sự hội nhập và hình thành cộng đồng đa văn hoá.

Gia tăng di cư toàn cầu

Với nền kinh tế toàn cầu hiện nay, việc di cư của con người là điều tất yếu, xuất phát từ các nguyên nhân: yếu tố địa lí, chính trị, môi trường....

Những năm gần đây, đã có sự gia tăng di cư từ các nước như:

- En Xan-va-đo, Hôn-đu-rát và Goa-tê-ma-la,... đến Mỹ.

-  Các nước châu Á như: Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,... có số lượng đáng kể công dân di cư ra nước ngoài, tìm kiếm việc làm ở Mỹ, Ca-na-đa, Xin-ga-po,...

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu tác động của toàn cầu hóa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 ………………….

c. Tác động của toàn cầu hóa

- Tác động tích cực:

………………….

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ chuyên đề I + II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay