Giáo án địa lí 10 cánh diều bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Giáo án bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh sách địa lí 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án địa lí 10 cánh diều bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
- Năng lực
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí; xác định vai trò của môn Địa lóa với đời sống.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc tìm kiếm, thu thập thông tin để xác định những ngành nghề có luên quan đến kiến thức địa lí.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
- Video clip về một số ngành nghề liên quan đến kiến thức địa lí (nếu có).
- Thông tin tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng (mới nhất) liên quan đến kiến thức địa lí.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung:
GV đặt ra các câu hỏi giải quyết vấn đề cho toàn bộ bài học và khuyến khích HS bày tỏ ý kiến cá nhân:
+ Em có thích môn Địa lí không? Học địa lí giúp em biết được những gì?
+ Nêu một đặc điểm làm cho môn Địa lí khác biệt so với các môn học khác trong nhà trường Trung học phổ thông.
+ Cho biết một vai trò của môn Địa lí trong đời sống. Vì sao chúng ta phải học môn Địa lí?
+ Sau này em có dự định học các ngành nghề liên quan đến kiến thức địa lí không?
+ Kể tên một nghề nghiệp cần đến kiến thức của môn Địa lí trong xã hội hiện nay mà em biết.
- Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chuẩn bị trả lời 5 câu hỏi và ghi vào một mẫu giấy nhỏ (trên mẩu giấy có tên HS):
- Em có thích môn Địa lí không? Học địa lí giúp em biết được những gì?
- Nêu một đặc điểm làm cho môn Địa lí khác biệt so với các môn học khác trong nhà trường Trung học phổ thông.
- Cho biết một vai trò của môn Địa lí trong đời sống. Vì sao chúng ta phải học môn Địa lí?
- Sau này em có dự định học các ngành nghề liên quan đến kiến thức địa lí không?
- Kể tên một nghề nghiệp cần đến kiến thức của môn Địa lí trong xã hội hiện nay mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại các mẩu giấy của HS, sau đó bốc thăm HS trình bày.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở cấp Trung học phổ thông, Địa lí là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Do đó, các em được học các kiến thức cốt lõi và các chuyên đề Địa lí để có được những hiểu biết
cơ bản về khoa học địa lí, về các ngành nghề có liên quan đến Địa lí, có khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống, tạo cơ sở vững chắc giúp các em tiếp tục theo học các ngành nghề có liên quan,... Vậy, môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông có đặc điểm gì? Có vai trò như thế nào đối với đời sống và có liên quan đến những ngành nghề nào trong xã hội ngày nay? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho HS.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông
- Mục tiêu: Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, sử dụng phương pháp đàm thoại kết nối HS cả lớp.
- GV đặt các câu hỏi gợi mở để HS hiểu được một cách khái quát những đặc điểm của môn Địa lí.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS đọc phần Khái quát về môn địa lí ở trường phổ thông (SGK tr.3), đặt các câu hỏi gợi mở cho HS: + Ở những năm học trước, em đã được học những gì qua môn Địa lí? + Những kiến thức địa lí đã học mang lại cho em những hiểu biết gì? + Em đã được làm quen với các công cụ hỗ trợ nào khi học Địa lí? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời. - HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Khái quát về môn địa lí ở trường phổ thông - Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế — xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống. - Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.... và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây