Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp

Giáo án bài 6: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUÓC – HỒ CHÍ MINH

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 

  1. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6

  • Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, đặc điểm văn nghị luận, truyện ngắn, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu một số tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng, phong cách nghệ thuật của Người.

  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong đọc hiểu văn bản và giao tiếp.

  • Viết được bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ.

  • Nghe và nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình một vấn đề xã hội.

  • Trân trọng, tự hào về tài năng, nhân cách và công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, có ý thức học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, cách nói, cách viết của Người.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về khái niệm quan điểm sáng tác, cách đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học cũng như tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm quan điểm sáng tác, cách đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học cũng như tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến khái niệm quan điểm sáng tác, cách đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học cũng như tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Anh/chị hiểu thế nào là quan điểm sáng tác?

+ Sức thuyết phục của văn nghị luận thể hiện như thế nào?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tìm hiểu chung

  • Phong cách nghệ thuật

+ Phong cách nghệ thuật “thường được hiểu theo hai góc nhìn sau đây:

* Phong cách là sự độc đáo về tư tưởng cũng như về nghệ thuật thể hiện thành những phẩm chất thẩm mỹ trong sáng tác của những nhà văn ưu tú, có tài năng điêu luyện.

* Phong cách là hệ thống những đặc điểm về mặt hình thức, bao gồm các thủ pháp nghệ thuật, các phương tiện diễn đạt, tạo nên tính độc đáo của một hiện tượng văn học và khu biệt hiện tượng này với hiện tượng khác.

  • => Phong cách là những nét độc đáo cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật được thể hiện thống nhất, tương đối ổn định ở một tượng văn học,.... Như vậy không phải một hiện tượng văn học nào cũng có phong cách. Có thể nói đến phong cách nhà văn qua một tác phẩm như phong cách của Nguyễn Du trong Truyện kiều, phong cách của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù hoạc phong cách nghệ thuật của một tác giả như phong cách Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyễn Bính.... Ngoài ra, phong cách còn để chỉ tính độc đáo, thống nhất của một trào lưu hay dòng văn học (phong cách cổ điển, phong cách lãng mạn....) hoặc phong cách một thời đại (phong cách thời Phục hưng, phong cách Ba-rốc).

  • - Sức thuyết phục của văn nghị luận

Khác với sáng tác văn chương dựa trên hư cấu, tưởng tượng, văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận. Nếu như văn chương hư cấu kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực.... thì văn nghị luận hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, giàu sức thuyết phục của người viết về một vấn đề nào đó trong cuộc sống trong văn học, nghệ thuật.

+ Văn nghị luận thời trung đại chưa có sự phân biệt thật rạch ròi với văn chương hư cấu. Những áng văn nghị luận nổi tiếng như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) vừa có yếu tố của văn nghị luận lại vừa có yếu tố của văn hư cấu; vừa thuyết phục bằng lí lẽ vừa thuyết phục bằng hình ảnh và tình cảm của người viết. 

+ Ở thời hiện đại, văn nghị luận và văn chương hư cấu đã được phân biệt khá rõ. Văn nghị luận hiện đại chủ yếu phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, trong văn hư cấu cũng có yếu tố nghị luận và trong văn nghị luận cũng có thể kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Chỉ ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, sự chi phối của quna niệm sáng tác đến các tác phẩm Người viết ra.

  • Lí giải được tính đa dạng của di sản văn học Hồ Chí Minh, những điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Người.

  • Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để sưu tầm các bài viết về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp.

3. Phẩm chất

  • Biết thể hiện lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước và có ý thức học tập, phấn đấu noi theo tấm gương sống vì dân, vì nước của Người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Hãy đọc một câu thơ/câu nói của Hồ Chí Minh mà thích? Cho biết vì sao thích câu thơ/câu văn/câu nói đó của Người?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.- GV dẫn dắt vào bài học mới: “Bác Hồ - Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Sẽ không có gì là quá khi nói rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những gì tinh túy nhất. Người không chỉ là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam, của chủ nghĩa cộng sản mà hơn cả còn là một tác gia lớn với nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học Việt Nam. Trong bài học hôm nay hãy cùng tìm hiểu về văn bản tác gia Hồ Chí Minh để hiểu thêm về sự nghiệp vĩ đại của Người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Chi ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tiểu sử cuộc đời Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV  cho HS theo dõi video ngắn sau đây để chuẩn bị trả lời câu hỏi:

https://s.net.vn/CEwt  (hết video 3’41s)

+ Hãy trình bày đôi nét về tiểu sử của tác gia Hồ Chí Minh?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu văn bản

- Tên: Hồ Chí Minh (khi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, lúc trưởng thành có tên là Nguyễn Tất Thành).

- Năm sinh: 1890 -1969.

- Quê quán: Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Sau một thời gian học chữ Hán tại gia đình, vào năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh rồi vào Sài Gòn.

- 6/1911 dưới tên Văn Ba, Nguyễn Tất Thành đã   xuống tàu sang Pháp và một số nước phương Tây vừa lao động vừa tham gia các hoạt động yêu nước.

- Năm 1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Véc-xây  bản Yêu sách của nhân dân An Nam và lấy tên Nguyễn Ái Quốc.

- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

- Từ 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. 

- Nguyễn Ái Quốc thể hiện vai trò trong việc Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào 2/1930.

- Tháng 1/1941, Người về nước và lập Mặt Trận Việt Minh lấy tên Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

- 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

- Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi to lớn khẳng định vị thế độc lập, tự chủ của nước ta trên trường quốc tế.

- 2/9/1969 Người qua đời tại Hà Nội.

 

Nhiệm vụ 2: Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS thành nhóm nhỏ 4-5 HS để thảo luận các câu hỏi sau đây:

+ Hoàn thành phiếu học tập sau đây: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sự nghiệp cách mạng

Sự nghiệp văn học

Mục tiêu của hoạt động cách mạng:….

Mục đích sáng tác:…

Phạm vi, tầm vóc của hoạt động cách mạng:…

Chất liệu sáng tác:….

Thành tựu:…

Sự nghiệp trước tác:…

+ Nhận xét mối quan hệ giữa sự nghiệp văn học và sự nghiệp cách mạng của Người?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS tiến hành thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

--------------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay