Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời bản 2 Bài 6: Vẻ đẹp của người công nhân xây dựng

Giáo án Bài 6: Vẻ đẹp của người công nhân xây dựng sách Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo (Bản 2). Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân trong môi trường xây dựng.

  • Vận dụng được các hình ảnh từ thực tiễn để xây dựng bố cục sản phẩm tranh in.

  • Phân tích được ý tưởng, cách thức thực hiện sản phẩm tranh in.

  • Có ý thức tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp người công nhân xây dựng thông qua tác phẩm mĩ thuật.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật: 

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong SPMT.

  • Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện SPMT; biết cách sắp xếp bố cục hợp lí và thể hiện được sản phẩm trên nhiều hình thức khác nhau như vẽ, in hoặc xé dán.

  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; cảm nhận và phân tích được SPMT vẻ đẹp của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong SPMT; cách thể hiện sản phẩm, sự hài hòa về tỉ lệ của các yếu tố tạo hình trong SPMT: đường nét, hình, mảng, màu sắc, biểu cảm nhân vật,...

Năng lực đặc thù của HS

  • Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,...

  • Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào bài tập sáng tạo.

3. Phẩm chất

  • Biết cảm nhận yếu tố thẩm mĩ và trân quý vẻ đẹp hài hoà của đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của hình ảnh người công nhân xây dựng.

  • Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét, phân tích SPMT về hình ảnh người công nhân xây dựng.

  • Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ giấy bìa, giấy màu, vật liệu tái chế,... trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

  • Hiểu được vai trò và có ý thức tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hoá vùng miền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật 9.

  • Một số tác phẩm của họa sĩ, nhà thiết kế,... và tranh, ảnh và bài vẽ của HS.

  • Các bước hướng dẫn tạo sản phẩm.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Mĩ thuật 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video về người công nhân xây dựng và yêu cầu trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về người công nhân xây dựng.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video về người công nhân xây dựng:

https://www.youtube.com/watch?v=JWL5cchEVeo 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về người công nhân xây dựng?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và nếu cảm nhận sau khi xem.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ cảm nhận trước lớp.

+ Người công nhân xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng và đáng kính trọng trong xã hội. Họ là những người trực tiếp góp phần xây dựng các công trình, hạ tầng, và không gian sống cho cộng đồng. Công việc xây dựng thường gặp phải nhiều thách thức và khó khăn. Người công nhân xây dựng phải đối mặt với nguy hiểm tiềm tàng, công việc nặng nhọc và đôi khi là sự thiếu an toàn lao động. Họ xứng đáng được công nhận và hỗ trợ để cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn cho bản thân. 

+ Họ không chỉ là những người lao động phổ thông mà còn là những người anh hùng thầm lặng của xã hội. Công việc của họ, dù vất vả và đầy thách thức, mang lại những giá trị to lớn và bền vững cho cộng đồng. Sự chăm chỉ, cống hiến và tinh thần trách nhiệm của họ đáng được tôn vinh và trân trọng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về tinh thần học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình ảnh người công nhân trong mỹ thuật là một chủ đề phổ biến và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thường được sử dụng để tôn vinh lao động, thể hiện sự kính trọng đối với những người lao động và phản ánh hiện thực xã hội. Các nghệ sĩ sử dụng hình ảnh người công nhân để truyền tải nhiều thông điệp và cảm xúc khác nhau, từ sự khâm phục, cảm thông đến phản ánh các vấn đề xã hội và lao động. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau vào học bài học ngày hôm nay – Bài 6: Vẻ đẹp của người công nhân xây dựng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong tác phẩm mĩ thuật.

- Nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân trong môi trường xây dựng.

- Nhận thức được các yếu tố mĩ thuật, chất liệu và kĩ thuật thể hiện qua tác phẩm mĩ thuật.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS tìm hiểu, quan sát các hình ảnh về người công nhân xây dựng trong SGK tr.26, 27 và tài liệu do GV sưu tầm.

- HS nhận biết được vẻ đẹp của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong tác phẩm mĩ thuật.

c. Sản phẩm học tập: Ý tưởng thể hiện SPMT chủ đề Vẻ đẹp của người công nhân xây dựng của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh SGK tr.26 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Nhận xét không gian, môi trường lao động của người công nhân xây dựng.

+ Nhóm 3 + 4: Nhận xét đặc điểm thế dáng, động tác và màu sắc trang phục của các nhân vật.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình ảnh SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: 

+ Nhóm 1 + 2: Nhận xét về hình, khối, màu sắc và tỉ lệ.

+ Nhóm 3 + 4: Nhận xét về bố cục, màu sắc, đậm nhạt, chất liệu và kĩ thuật thể hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh SGK tr.26, 27, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

Hình ảnh tr.26:

Nhóm 1 + 2: 

+ Không gian lao động của người công nhân xây dựng: ngoài trời, chịu ảnh hưởng của thời tiết (nắng nóng, mưa, lạnh,...)

+ Môi trường lao động của người công nhân xây dựng: rủi ro về an toàn lao động; đòi hỏi sức lực và sự kiên nhẫn; làm việc theo các dự án, không cố định.

Nhóm 3 + 4: 

+ Thế dáng: leo trèo, cúi người, nâng vật, đứng trên giàn giáo,...

+ Động tác: đóng đinh, đổ bê tông, lát gạch,... 

+ Màu sắc trang phục: cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương và có vệt phản quang.

Hình ảnh tr.27:

Nhóm 1 + 2: 

+ Hình: hình dáng con người mạnh mẽ với các tư thế như nâng, kéo, đẩy, hoặc thao tác với dụng cụ xây dựng.

+ Khối: các khối lớn.

+ Màu sắc: tươi sáng, nổi bật như cam, vàng,...; trung tính và tối.

+ Tỉ lệ: cân đối, hài hòa.

Nhóm 3 + 4: 

+ Bố cục: tập trung vào công nhân xây dựng.

+ Màu sắc, đậm nhạt: tạo chiều sâu cho bức tranh. 

+ Chất liệu: tranh in, kẽm, sơn dầu, sơn mài.

+ Kĩ thuật thể hiện: tái hiện thực tế.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Quan sát và nhận thức

- Hình ảnh người công nhân xây dựng luôn trở thành nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ khai thác vào tác phẩm. 

- Bằng cách sử dụng yếu tố đối lập giữa sự vận động của con người với các hình khối tĩnh của công trình, các tác phẩm có đường nét khúc chiết, kết cấu chặt chẽ, màu sắc đặc trưng,... khắc họa hình ảnh của những con người đang xây dựng công trình cho đất nước.

--------------------------------

 ------------- Còn tiếp -------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay