Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Bếp lửa

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Bếp lửa sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO 

VĂN BẢN 2: BẾP LỬA

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, đọc diễn cảm (ngữ điệu, ngắt nhịp, tốc độ, nhấn giọng…) để thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi

Câu trả lời 

của tôi

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Là nhân vật người cháu cũng chính là nhà thơ.

Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: “Lận đận đời bà… bếp lửa!”.

Điệp từ nhóm, đảo ngữ, liệt kê…

Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Khổ thơ cuối là cảm xúc kính yêu người bà của nhân vật trữ tình.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Bằng Việt sinh năm 1941

- Quê ở Thạch Thất, Hà Tây, Hà Nội.

- Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

- Hiện là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.

b. Tác phẩm

-  Hoàn cảnh sáng tác: Bếp lửa sáng tác năm 1963 – Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô

- Xuất xứ: Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - bếp lửa (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.

- Bài thơ là lời người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đặc điểm kết cấu và cảm hứng chủ đạo của văn bản Bếp lửa

- Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự hiện tại – quá khứ – hiện tại. Có thể chia bài thơ làm bốn phần (sơ đồ kết cấu phần Phụ lục).

- Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình thương, sự kính trọng và biết ơn bà của người cháu.

- Vần: vần chân (học – nhọc, rụi – lụi, …). 

- Nhịp thơ linh hoạt của thể thơ tự do theo độ dài ngắn khác nhau của mỗi câu thơ: 3/4, 3/5, 4/4.

2. Nét đặc sắc trong hình ảnh thơ của bài thơ Bếp lửa

a. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh

BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO VĂN BẢN 2: BẾP LỬA

- Sự thay đổi của hình ảnh bếp lửa qua các khổ thơ: từ hình ảnh bếp lửa (hình ảnh thực) chuyển qua hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: bếp lửa, ngọn lửa của tình yêu, niềm tin về những điều tốt đẹp truyền dạy cho thế hệ sau.

- Trong bài thơ, có 10 lần tác giả nhắc tới bếp lửa. Bếp lửa trong bài thơ vừa là hình ảnh tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại. Vì bếp lửa do bà nhóm lên, gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà, thể hiện sự tảo tần, nhẫn nại và tình yêu thương của bà dành cho con cháu. Bếp lửa được nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn được nhóm bằng ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của bà.

b. Hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ

Ví dụ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, “Lận đận đời bà biết - mấy nắng mưa”, “Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn - lửa chứa niềm tin dai dẳng...”, “Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”, “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. 

- Từ đó, chỉ ra tác dụng của những hình ảnh ẩn dụ trong việc thể hiện hình tượng người bà, tình bà cháu: mở rộng và nhấn mạnh ý nghĩa hình ảnh bếp lửa, không phải chỉ là bếp lửa bình thường mà là ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin, của những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống mà bà đã gieo mầm trong lòng cháu.

3. Thông điệp, tư tưởng trong bài thơ Bếp lửa

a. Kỉ niệm về bà trong dòng hồi tưởng của người cháu

Thời điểm

Kỉ niệm về bà

Lên bốn tuổi

Gắn với nạn đói mùa xuân năm 1945. In đậm trong tâm trí người cháu là “mùi khói” bếp, “khói hun nhèm mặt cháu” - hình ảnh tượng trưng cho những ngày tháng cơ cực, thiếu thốn trăm bề. Từ đó, người cháu gián tiếp bộc lộ nỗi thương bà. Tình thương ấy khiến người cháu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”.

Tám năm ròng

Những kỉ niệm đầy ắp tiếng chim tu hú và tình cảm bà cháu sâu sắc xung quanh bếp lửa. Tiếng chim như gợi ra tình cảnh vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cháu. Cháu thương bà vất vả, khó nhọc một mình, biết ơn bà. Bà cháu quấn quýt bên nhau.

Năm giặc 

đốt làng

Gắn với những năm tháng đau thương, vất vả, giặc tàn phá xóm làng. Bà vẫn vững lòng trước mọi biến cố, tai hoạ, trở thành chỗ dựa tinh thần cho con, cháu. Cháu biết ơn bà.

Ý nghĩa với người cháu: Bà không chỉ là người nuôi nấng, dạy dỗ cháu mà còn là chỗ dựa tinh thần của cháu. Tình yêu thương của bà dành cho cháu trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp cháu khôn lớn và trưởng thành.

b. Thông điệp của bài thơ

- Tình yêu thương là ngọn lửa dẫn dắt con người trong cuộc sống, là động lực giúp ta sống tốt hơn.

c. Tư tưởng của bài thơ

- Tư tưởng của tác phẩm là những điều tốt đẹp được gieo mầm, hình thành từ tuổi thơ, có tác dụng giúp con người trưởng thành, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời. 

- Các động từ “nhóm”, “nhen” là biểu tượng cho sự gieo mầm, hình ảnh “bếp lửa” tượng trưng cho những giá trị tốt đẹp có tác dụng nuôi dưỡng, nâng đỡ con người trong suốt cuộc đời.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Bếp lửa được coi là dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó bộc lộ tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình và đất nước.

- Bài thơ thể hiện một triết lí sâu sắc những điều thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng nâng bước con người trong suốt hành trình của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu với cha mẹ với những gì thân thuộc và gần gũi nhất.

b. Nghệ thuật

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố biểu cảm, tự sự và bình luận.

- Giọng điệu tâm tình tha thiết tự nhiên nhưng chân thành.

- Sự sáng tạo đặc biệt giữa hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang tính biểu tượng.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay